• Tăng tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội và Hội đồng Nhân dân - cơ hội đảm bảo chính sách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phụ nữ và nam giới

    Sáng 31/12/2014, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UB TW MTTQ) và Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam về góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
  • Bắc Giang tìm giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý

    "Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh" là chủ đề của Hội nghị về công tác cán bộ nữ do Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Giang tổ chức.
  • Cần đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới khi quy định chế độ hưu trí

    Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Về điều kiện hưởng lương hưu, Điều 54 dự thảo, Luật quy định: Lao động nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên mới đủ điểu kiện hưởng lương hưu.
  • Phụ nữ người dân tộc thiểu số nghèo sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng

    Đó là nội dung dự thảo nghị định “Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số” đang được Bộ Y tế đưa ra xin ý kiến nhân dân từ ngày 5/9/2014.
  • Hội LHPN Việt Nam đề nghị xử lý các bài viết tiêu cực về phụ nữ

    Hôm qua, 18/8, Hội LHPN Việt Nam đã có công văn đề nghị bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, xử lý, các bài viết tiêu cực về phụ nữ.
  • Hội thảo tập huấn lồng ghép giới trong xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật từ góc độ Công ước CEDAW và các điều ước quốc tế

    Trong hai ngày 8 - 9/5, tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Cơ quan đại diện UN Women, Đại sứ Cộng hòa Áo, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức hội thảo tập huấn lồng ghép giới trong xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật từ góc độ Công ước CEDAW và các điều ước quốc tế
  • Đề nghị thay đổi cách tuyên truyền mang định kiến giới

    Ngày 10 - 11/4, tại TP.HCM, Bộ LĐ-TB-XH phối hợp Bộ Trẻ em, bình đẳng và hòa nhập xã hội Na Uy tổ chức hội thảo “Thúc đẩy bình đẳng giới trong truyền thông giữa Việt Nam và Na Uy”.

  • Thúc đẩy các dịch vụ xã hội cho phụ nữ di cư

    Sáng ngày 21/4/2014, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tổ chức hội thảo khu vực về Thúc đẩy các dịch vụ xã hội cho phụ nữ di cư. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, bà Ali-xi-a Ba-la – Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Vũ Anh Sơn – Trưởng đại diện UNHCR tại Việt Nam đồng chủ tọa. Tham dự còn có Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; các doanh nhân và thành viên mạng lưới ASEAN.

  • Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Long

    Chiều 19/3/2014, Đảng đoàn cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư TW Đảng về việc điều động và luân chuyển cán bộ đối với đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
  • Ninh Bình: Tăng cường công tác cán bộ nữ

    Sáng nay, 4.3, Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình đã tổ chức Hội nghị tọa đàm về công tác cán bộ nữ nhằm đánh giá thực trạng công tác cán bộ nữ, tìm giải pháp tiếp tục thực hiện công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy Ninh Bình.
  • Đưa chính sách ưu đãi lao động nữ vào thực tế

    Ngày 12-2, Ban Nữ công LĐLĐ TP.HCM đã triển khai chương trình công tác nữ công năm 2014. Theo đó, LĐLĐ TP. sẽ rà soát tình hình các doanh nghiệp có đông lao động nữ, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc, đưa chính sách giảm thuế đối với doanh nghiệp có đông lao động nữ đi vào thực tiễn.
  • Hà Nội: Hơn 26.000 GV mầm non sẽ được hưởng chế độ như viên chức

    Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục tham mưu với Thành phố xây dựng, bổ sung hoàn thiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ và thông qua cơ chế cho hơn 26.000 giáo viên mầm non được hưởng các chế độ như viên chức nhà nước.
  • Bàn về công tác tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới

    Bình đẳng giới đang là một vấn đề được đặc biệt quan tâm ở mọi quốc gia. Liên hợp quốc đã thống nhất quan điểm và thông qua Chương trình hành động giới, lồng ghép giới tại Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ tư năm 1995 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở Việt Nam, bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là hết sức cần thiết.
  • Nhận thức về bình đẳng giới ở nông thôn

    Những năm qua, nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng ở các địa phương, công tác bình đẳng giới, nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa có sự chuyển biến, nhận thức của người dân nhất là nam giới đã thay đổi theo hướng tích cực hơn.

  • Văn hóa gia đình và bình đẳng giới ở Việt Nam

    Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa toàn cầu thì nạn bạo hành đối với phụ nữ không đơn giản là vấn đề của riêng phụ nữ, mà đã trở thành mối quan tâm của tất cả chúng ta, bao gồm nam giới, phụ nữ, trẻ trai hay trẻ gái và cả người cao tuổi.
  • Phụ nữ hãy tự bỏ rào cản ở chính mình

    Để hiểu thêm cách thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn bà Lê Thị Minh Hoa, chuyên viên tư vấn tâm lý về hôn nhân và gia đình của Tổng đài 1088.

  • Bảo vệ quyền lợi lao động nữ nhập cư: Đòi hỏi bức thiết

    Cả nước có hơn 2 triệu công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX), 70% trong số đó là nữ. Trên 70% số lao động nữ nhập cư phải tự thuê nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân. Đời sống khó khăn, tiền lương không đáp ứng được mức sống tối thiểu khiến trên 80% lao động nữ phải làm thêm để bảo đảm cuộc sống… Đây là kết quả khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam mới công bố.

  • Đồng Nai giáo dục bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên

    Trong bài phát biểu tại hội thảo việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ dưới góc độ giới và mục tiêu bình đẳng giới sau năm 2015, PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới là phải tăng cường công tác truyền thông. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở pháp lý thông qua việc nghiên cứu, ban hành chiến lược, chính sách và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Tăng cường thực hiện phân tách giới trong công tác thống kê giáo dục; loại bỏ định kiến giới trong chương trình, sách giáo khoa...



  • Quảng Nam Tập huấn sử dụng bộ chỉ số giám sát, đánh giá về bình đẳng giới

    Sáng ngày 17/12, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tập huấn thí điểm sử dụng bộ chỉ số giám sát, đánh giá về bình đẳng giới ở lĩnh vực chính trị và lao động – việc làm. Đồng chí Nguyễn Quang Hòa – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham dự hội nghị.

  • Nâng cao năng lực cán bộ nữ ngành Tư pháp

    Phát biểu tại lớp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ nữ ngành Tư pháp” tổ chức hôm qua (19/12) tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho biết, tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành Tư pháp đã từng bước được tăng lên, mặc dù ở vị trí lãnh đạo, quản lý càng cao thì tỷ lệ này càng thấp và đánh giá chung là chưa tương xứng với tỷ lệ nữ cán bộ trong ngành Tư pháp.

TÂM ĐIỂM

PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

CÁN BỘ HỘI

PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ

Video