• Bình đẳng giới - việc không dễ

    Ngày 29-7-1980, Việt Nam là nước thứ 6 ký Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CEDAW. Sau 2 thập kỷ, bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên cuộc trò chuyện cùng Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm (Viện Gia đình và Giới) cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.
  • Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm: Phụ nữ vẫn chịu thiệt thòi

    Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng thể hiện qua mức lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh đạo hơn so với nam giới. Những kết quả nghiên cứu về vấn đề giới trong quảng cáo việc làm trên báo in do Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội và môi trường (iSEE) tổ chức mới đây đã chỉ ra điều đó.
  • BHYT kết dư 3.500 tỉ đồng, người bệnh nghèo vẫn khổ

    Sau một năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), vẫn còn nhiều quyền lợi người bệnh, nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, chưa được hưởng đầy đủ, trong khi quỹ BHYT thì lại kết dư hàng ngàn tỉ đồng.

  • Tăng cường tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo

    Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo” với sự tài trợ của Cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID), trong 3 ngày (từ 22-24/01/2011), tại Hà Nội, TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo “Định hướng tài liệu tập huấn cho nữ ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”.

  • Nỗ lực vì sự tiến bộ của phụ nữ vùng cao

    Xã Bản Phố có hơn 3.000 người, trong đó 99% là đồng bào dân tộc Mông. Đã bao đời nay, người phụ nữ Mông xã Bản Phố chỉ biết ngày ngày lên nương, lên rẫy trồng cây ngô, cây lúa. Phần lớn chị em chưa thạo tiếng phổ thông, không biết chữ, thiếu thốn trăm bề… Sinh ra và lớn lên ở bản Phéc Bủng, xã Bản Phố, một xã vùng cao của huyện Bắc Hà (Lào Cai), cô gái người Mông Chấu Thị Lan đến với công tác Hội với mong muốn sao cho đời sống của chị em người dân tộc thiểu số quê hương mình bớt khó khăn.
  • Nhiều phụ nữ chưa biết đòi quyền

    Đề cập đến bất bình đẳng giới trong gia đình, nhiều người cho rằng nguyên nhân phần nhiều là do có những nam giới chưa sẵn sàng “trao quyền” cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều phụ nữ chưa nhận ra đâu là “quyền” của mình.
  • Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Công Thương đến năm 2010

    Ngày 10 tháng 12 năm 2010, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Công Thương đến năm 2010. Tham dự Hội nghị có ông Lê Danh Vĩnh, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương; bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng sự tham dự của các đại biểu đại diện Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ.
  • Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia bình đẳng giới

    Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng gia đình và toàn xã hội.
  • Lớp học 2 ngày về Giới và Phát triển cho sinh viên Hoa Sen và sinh viên Mỹ

    Đại học Hoa Sen và tổ chức SIT Study Abroad đã phối hợp tổ chức một lớp chuyên đề về Giới và Phát triển trong 2 ngày 18 và 19 tháng 10 năm 2010. Lớp chuyên đề này đã quy tụ một số sinh viên Đại học Hoa Sen và 12 sinh viên Mỹ từ nhiều trường đại học khác nhau ở Mỹ. Các sinh viên Mỹ này đến Việt Nam theo chương trình trao đổi của SIT Study Abroad. Tiến sỹ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, đã trình bày hai bài giảng về vấn đề giới ở Việt Nam tại lớp chuyên đề này.
  • Lao động nữ vẫn còn chịu thiệt thòi

    Ngày nay, nhận thức về bình đẳng giới đang dần được thay đổi; vai trò, vị trí của người phụ nữ cũng đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công nhân, viên chức lao động nữ vẫn còn chịu thiệt thòi về tiền lương, điều kiện việc làm, cơ hội thăng tiến.

TÂM ĐIỂM

PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

CÁN BỘ HỘI

PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ

Video