• Sơn La: Thu nhập 500 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp

    Chị Lê Thị Mận, sinh năm 1978, hội viên chi hội phụ nữ bản Chiềng Kim, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu được biết đến là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, đồng thời là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
  • Giải pháp thu hút hội viên phụ nữ ở xã vùng cao

    Thời gian qua, các Hội LHPN xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã có nhiều giải pháp tích cực để thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội.
  • Phụ nữ muốn khởi nghiệp phải có đam mê và "to gan"

    Để khởi nghiệp và thành công thì người phụ nữ phải có kiến thức, đam mê và to gan một chút, nếu sợ thì sẽ không bao giờ làm được.
  • Bình Phước: Định hướng chọn nghề nghiệp gắn với tạo việc làm cho phụ nữ

    Sáng 30/11, Hội LHPN tỉnh Bình Phước tổ chức các hoạt động Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” năm 2022.
  • Nghệ An: Chú trọng giảm nghèo cho hội viên, phụ nữ

    Thời gian qua, nhờ được tạo điều kiện vay vốn và sử dụng nguồn vốn, cùng sự hỗ trợ kịp thời của các cấp Hội LHPN tỉnh Nghệ An, nhiều hội viên trên địa bàn đã từng bước thoát nghèo, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, phát triển kinh tế bền vững.
  • Phụ nữ Tiên Yên làm giàu trên mảnh đất quê hương

    Tận dụng lợi thế của địa phương, kết hợp với sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), nhiều chị em trên địa bàn huyện từng bước thoát nghèo, tự chủ, phát triển kinh tế bền vững.
  • Tập huấn nâng cao năng lực khởi nghiệp, đào tạo nghề cho phụ nữ

    - Yên Bái: Tập huấn hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ tại huyện nghèo - Lạng Sơn: Tập huấn khởi nghiệp
  • Huế: Giữ nét hồn quê qua từng vành nón lá

    Nghề làm nón lá bắt đầu xuất hiện và phát triển khi thành lập làng Vân Thê, xã Thủy Thanh với khoảng từ 10-15 hộ sản xuất chủ yếu phục vụ cho người dân phụ nữ làm đồng áng, đi chợ… Trên địa bàn toàn xã Thuỷ Thanh nói chung, làng Vân Thê nói riêng hầu như nhà nào cũng chằm nón lá. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, nghề nón/chằm nón lá dần bị mai một, chỉ còn lại một số hộ ở làng Vân Thê chằm nón lá.
  • Thái Bình: Đa dạng mô hình hỗ trợ giúp phụ nữ vươn lên làm giàu

    Bằng nhiều giải pháp sáng tạo, thiết thực, Hội LHPN xã Đông Kinh (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện cuộc sống cho chị em.
  • Cô gái H'Mông "biến" điểm nóng ma túy thành điểm sáng du lịch

    Với mong muốn thoát nghèo và góp phần cùng mọi người trong xã chống lại đói nghèo, tảo hôn và tệ nạn ma túy, cô y sĩ người H'Mông - Sùng Y Múa (SN 1984) đã quyết tâm khởi nghiệp làm du lịch cộng đồng. Sùng Y Múa là nhân vật được đề cử giải KOVA 2022 hạng mục Sống đẹp.
  • Hà Tĩnh: Ra mắt mô hình “Dịch vụ gia đình” tạo việc làm cho hội viên

    Mô hình "Tổ hợp tác dịch vụ gia đình" nhằm tạo việc làm phù hợp cho chị em hội viên, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, đồng thời cung cấp các dịch vụ tốt nhất chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân trên địa bàn.
  • Hợp tác xã mắm cá mào gà giúp phụ nữ phát triển kinh tế

    Sự ra đời của hợp tác xã mắm cá mào gà Ðầm Dơi (Cà Mau) không chỉ nâng tầm giá trị mắm cá mào gà mà còn tạo điều kiện cho các thành viên, nhất là hội viên phụ nữ có việc làm ổn định; góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chị Duấn giữ lửa nghề truyền thống với nghề tráng bánh ướt

    Hàng trăm năm nay, bánh ướt luôn là một trong những món ẩm thực được yêu thích của người dân trong và ngoài tỉnh Quảng Bình tin dùng. Cùng với sự phát triển của các phương tiện sản xuất, nghề làm bánh ướt dần đã được các hộ gia đình, làng nghề chuyển sang làm bằng máy để nâng cao năng suất hơn. Tuy nhiên, việc làm bánh ướt thủ công vẫn cho ra những sản phẩm đậm đà, ưng ý và một trong những điển hình về nghề làm bánh ướt tráng bằng tay là chị Đào Thị Duấn ở tổ dân phố 2, phường Đồng Sơn.
  • Người phụ nữ Tày và hành trình làm thay đổi vùng quê nghèo

    Chị Hoàng Thị Hải, Giám đốc Hợp tác xã Nông sản an toàn Liên Minh, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất. Hợp tác xã giờ là đầu mối là ngọn cờ đầu trong việc đưa nông sản địa phương đến với người tiêu dùng cả nước.
  • Người xây dựng thương hiệu chè Phổng Lái, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động

    Tại huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) khi nhắc đến bà Nguyễn Thị Bình (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu) ai cũng cảm phục nghị lực phi thường của người phụ nữ nhỏ bé này.
  • Những mô hình kinh tế tạo động lực cho phụ nữ chiến thắng đói nghèo

    Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, được sự hỗ trợ của các cấp Hội phụ nữ, nhiều mô hình kinh tế của phụ nữ tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, đã bước đầu thành công, giúp nhiều chị em thoát nghèo, tự tin làm chủ cuộc sống.
  • Bí quyết làm thương hiệu cho sản phẩm OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Học hết lớp 3 đã phải nghỉ học theo bố mẹ lên nương nhưng chị Triệu Thị Tá (tỉnh Bắc Kạn) đã tự thành lập được cơ sở sản xuất miến dong với thương hiệu mang tên mình, cho doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
  • Thái Bình: Lan tỏa tấm lòng nhân ái giúp phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

    Nhờ hoạt động tinh thần tương thân, tương ái rất mạnh mẽ, lan toả của Hội LHPN xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhiều gia đình khó khăn, những phụ nữ nghèo, trẻ mồ côi ở địa phương được hỗ trợ kịp thời, bớt đi khó khăn trong cuộc sống.
  • Khánh Hòa: Hiệu quả từ mô hình Tổ phụ nữ thu mua nông sản thị trấn Tô Hạp

    Nhờ Hội LHPN thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn, Khánh Hoà) thành lập Tổ phụ nữ thu mua nông sản mà các trái cây có giá trị thương mại cao như sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, vú sữa, chôm chôm, mía tím… ở huyện miền núi này không còn phải chịu sự ép giá thu mua từ các thương lái.
  • Phát triển nhờ các mô hình kinh tế tập thể

    Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực hỗ trợ thành lập nhiều mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình. Từ đó từng bước giải quyết những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cải thiện đời sống của hội viên phụ nữ và nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững nhờ nguồn vốn chính sách

    Việc được tạo điều kiện vay vốn và sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đúng mục đích, có hiệu quả đã góp phần giúp cho nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bình Dương thoát nghèo bền vững, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
  • Hơn 200 doanh nghiệp từ 40 tỉnh, thành phố tham gia kết nối giao thương tại Hà Nội

    Chiều 23/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tổ chức "Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp vùng đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại”.
  • Vươn lên làm giàu bằng nghề chổi tre, chổi chít

    Về xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, ai cũng biết chị Trần Thị Cúc là một trong những tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình.
  • Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

    Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
  • Cô gái Hà Tĩnh vượt khó trở thành doanh nhân, hết lòng hướng đến người nghèo

    Xuất phát điểm không thuận lợi, song Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nỗ lực vươn lên trên con đường học tập, trở thành doanh nhân. Chị đã tốt nghiệp danh dự Tiến sĩ tại Mỹ và có nhiều hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng với vai trò Á hậu doanh nhân.
  • Tạo động lực và cơ hội cho phụ nữ nghèo Mù Cang Chải học nghề, có việc làm

    Ngày 22/11, TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Yên Bái tổ chức diễn đàn chuyên đề về cơ hội học nghề, có việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
  • Bình Định: HTX rau an toàn Lá Lành của chị Đinh Thị Lệ Huyền đem lại nguồn thực phẩm sạch đến nhiều người tiêu dùng

    Chị Đinh Thị Lệ Huyền sinh năm 1968, hội viên chi hội phụ nữ khu vực Hòa Cư, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn được nhiều người biết đến bởi sự đảm đang và năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Chị đã phát triển thành công ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch trên chính mảnh đất quê hương, vừa cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người dùng, vừa thực hiện mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các hộ dân làm nông nghiệp ở địa phương.
  • Tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với nghề may túi xuất khẩu

    Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Hà Thị Cẩm, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá (sinh năm 1992) đã khởi nghiệp thành công với nghề may túi siêu thị xuất khẩu, giúp vợ chồng chị có thu nhập khá và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.
  • Truyền thông đi trước một bước, thúc đẩy phụ nữ hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh

    Xác định truyền thông, nâng cao nhận thức là yếu tố quan trọng, phải đi trước một bước, UBND tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ Hội LHPN tỉnh tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho phụ nữ khởi nghiệp, hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo.
  • Xây dựng thương hiệu “trà sen Bách Diệp” - con đường ngắn để phát triển bền vững

    Bằng tình yêu sen Tây Hồ của thế hệ trẻ, bằng sự đam mê chị Nguyễn Thị Bách Diệp đã nghiên cứu, tạo ra những loại trà hương Sen Tây Hồ mà không nơi nào có được, mang cả tâm hồn và nét văn hóa của người Hà Nội.
  • Hội viên phụ nữ thu nhập 400 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi

    Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách thông qua Hội LHPN xã, chị Đào Thị Tuyết, hội viên chi hội phụ nữ thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập đạt 400 triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho hai lao động nữ tại địa phương.
  • Phụ Nữ Tuần Giáo giúp nhau phát triển kinh tế

    Thời gian qua, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã thu hút đông đảo hội viên tham gia nhiệt tình. Qua phong trào đời sống của hội viên và gia đình từng bước được nâng cao góp phần tích cực và sự phát triển kinh tế của địa phương.
  • Gương phụ nữ làm kinh tế giỏi tại xã Quảng Ninh, Quảng Xương, Thanh Hóa

    Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Nhiều hội viên phụ nữ đã biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Chị Phạm Thị Thương ở thôn Ninh Phúc, xã Quảng Ninh là một trong những điển hình ấy.
  • Người phụ nữ Bru - Vân Kiều U50 thoát nghèo nhờ nuôi lợn rừng

    Từ cuộc sống đói nghèo, cuộc sống chỉ dựa vào làm rẫy và sự hỗ trợ của Nhà nước thì nay gia đình chị Hồ Thị Xăm (bản Cây Cà, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nuôi thứ lợn rừng đặc sản thịt chắc "như tập tạ".
  • Tin hoạt động Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá

    - Hỗ trợ giống vật nuôi cho phụ nữ nghèo xã Yên Khương - Sôi nổi Hội thi “Nhà sạch - vườn đẹp - hàng rào xanh” - Truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng Tổ ấm không khói thuốc
  • Những phụ nữ "dám nghĩ, dám làm" đem lại diện mạo mới cho miền quê xứ Thanh

    Với mong muốn phát triển kinh tế, hỗ trợ cộng đồng, nhiều chị em, phụ nữ trên địa bàn huyện Như Xuân đã "dám nghĩ, dám làm" và thay đổi. Nhờ đó, họ đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi.
  • Xây dựng nông thôn mới từ sản phẩm OCOP

    Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, chương trình OCOP được xem là nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.
  • Ứng dụng công nghệ số đưa phụ nữ tiếp cận gần hơn với tài chính vi mô

    Đây là một trong những chỉ đạo của Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương trong buổi làm việc với Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM) chi nhánh Hưng Yên.
  • Phụ nữ Sơn La nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế

    Phụ nữ tỉnh Sơn La luôn năng động, sáng tạo, đoàn kết giúp nhau thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để nâng cao thu nhập, từng bước ổn định đời sống.
  • Lâm Đồng: Trần Thị Diện - Nữ doanh nhân hết lòng vì công nhân nghèo

    Ngày nay, phụ nữ không những đảm việc nhà mà nhiều người còn giỏi cả việc kinh doanh, khéo léo chèo lái đưa doanh nghiệp của mình cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. Ấn tượng hơn cả, còn có những nữ doanh nhân lấy việc giúp đỡ, cải thiện đời sống người lao động nghèo để làm mục tiêu hoạt động - bà Trần Thị Diện, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đan len Quý Anh (TP Bảo Lộc) là một người như vậy.
  • Phụ nữ vùng cao Sơn La làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

    Để giúp người dân tộc vùng sâu vùng xa, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ hội viên được vay vốn, tiếp cận việc làm, phát triển kinh tế thoát nghèo...
  • Thanh Hoá: Hỗ trợ giống lợn lai kinh tế cho phụ nữ xã biên giới huyện Lang Chánh

    Thực hiện chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", Đoàn công tác Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội LHPN huyện Lang Chánh, xã Yên Khương, Đồn Biên phòng Yên Khương vừa tổ chức trao lợn giống và ra mắt Tổ hợp tác chăn nuôi lợn lai kinh tế do phụ nữ làm chủ tại xã Yên Khương.
  • Cùng phụ nữ nghèo Bình Tiến vượt khó, xóa nghèo

    Bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực, các cấp hội phụ nữ ở xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là điểm tựa để phụ nữ nơi đây có thêm kế sinh nhai và vượt khó.
  • Bình Định: Chị Nguyễn Thị Hiệp mạnh dạn phát triển kinh tế với nghề làm nhang

    Thời gian qua, trên địa bàn phường Hoài Hương có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ phát huy đức tính cần cù, tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và biết vượt qua khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình, thoát nghèo bền vững. Một trong những điển hình đó là chị Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1976, hội viên chi hội phụ nữ khu phố Thiện Đức Đông, phường Hoài Hương.
  • Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình truyền thông về giảm nghèo đa chiều năm 2022 tại An Giang

    Chương trình trang bị thêm thông tin, kiến thức về các chính sách, chủ trương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, đồng thời khuyến khích chị em hội viên, phụ nữ nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tìm kiếm các cơ hội thoát nghèo, xây dựng kinh tế bền vững tại địa phương.
  • Phú Thọ: 225/225 xã, phường, thị trấn có mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội

    Hội nghị sơ kết năm năm thực hiện hai Đề án của Chính phủ: Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”, Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã diễn ra với sự chủ trì của đồng chí Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 938, 939.
  • Người phụ nữ Tày đưa sản phẩm trà diếp cá vào thị trường trà Việt

    Đây cũng là sản phẩm đạt giải cao nhất trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 và Top 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Đến nay số lượng khách hàng tin dùng sản phẩm Trà Diếp cá Vy Lụa vẫn ngày càng gia tăng ở mọi miền cả nước.
  • TYM là 1 trong 10 tổ chức tài chính trên thế giới được tôn vinh trong khuôn khổ giải thưởng tài chính vi mô châu Âu 2022 với chủ đề “Tài chính toàn diện cho phụ nữ” (EMA 2022)

    Vừa qua, TYM vinh dự là một trong mười tổ chức tài chính trên thế giới được ghi nhận trong khuôn khổ Giải thưởng EMA 2022 vì những nỗ lực và kết quả nổi bật trong việc thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ thông qua các giải pháp toàn diện của tổ chức. TYM là đại diện duy nhất khu vực Đông Nam Á nằm trong top 10 này.
  • Hội viên phụ nữ trồng lan cho doanh thu 2,5 tỷ đồng mỗi năm

    Với nghị lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, chị Trần Thị Ngọc Thảo – hội viên phụ nữ chi hội ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình trồng hoa lan dendrobium.
  • Đời sống phụ nữ xứ dừa khởi sắc nhờ các mô hình, tổ hợp tác hiệu quả

    Các mô hình sinh kế, tổ hợp tác được các cấp Hội LHPN tỉnh Bến Tre triển khai có hiệu quả trong thời gian qua đã góp phần giúp cho đời sống của hội viên, phụ nữ trên địa bàn ngày càng phát triển, giúp nhiều chị em thoát nghèo bền vững.
  • Hậu Giang: 49 sản phẩm của phụ nữ đạt tiêu chuẩn OCOP

    Ngày 08/11/2022, đoàn công tác TW Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Trần Lan Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Hội LHPN tỉnh Hậu Giang.
  • Tin hoạt động Hội

    - Gia Lai: Truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) - Bắc Ninh: Triển khai mô hình “Thu gom rác thải tái chế tại các khu tâm linh” - Hưng Yên: Mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào chăn nuôi gà Ai Cập trắng bán chăn thả
  • Quảng Ngãi: Làm giàu từ nấm bào ngư

    Chị Phan Thị Lơ nhận thấy nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, thị trường tiêu thụ khá rộng nên đã vay vốn đầu tư. Đến nay, mô hình nấm bào ngư của gia đình chị đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Từ hộ cận nghèo vươn lên phát triển kinh tế, tạo việc làm cho phụ nữ địa phương

    Dám nghĩ, dám làm, được sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN, chị Hồ Thị Ngọc Mai (tỉnh Bình Định) đã tự tin phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên ngay trên mảnh đất quê hương mình.
  • Quảng Ninh: Hiệu quả từ Tổ tiết kiệm và vay vốn của phụ nữ thị trấn Cô Tô

    Những năm qua, Hội LHPN thị trấn Cô Tô (Quảng Ninh) luôn đồng hành, tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để phát triển kinh tế gia đình.
  • TYM ra mắt ứng dụng trên thiết bị di động

    Ngày 2/11/2022, TYM chính thức ra mắt ứng dụng TYM Mobile cho khách hàng cá nhân. Đây là ứng dụng trên thiết bị di động đầu tiên mà TYM triển khai và được coi là một bước đi đột phá giúp TYM gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
  • Bình Định: Chị Hồ Thị Ngọc Mai cần cù sáng tạo, mạnh dạn, nỗ lực phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương

    Trong những năm qua đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Hoài Sơn. Thông qua đề án, nhiều phụ nữ khó khăn đã được các cấp Hội hỗ trợ và làm ăn có hiệu quả, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Chị Hồ Thị Ngọc Mai, hội viên phụ nữ thôn La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn là một điển hình.
  • Tin hoạt động Hội

    - Hải Dương: Tổ chức thành công cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp - Bắc Giang: Tập huấn nâng cao năng lực cho 100 cán bộ Hội về công tác giảm nghèo - Thái Bình: Ra mắt mô hình “Phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”
  • Phú Thọ: Hướng đi cho phụ nữ vùng Công giáo phát triển kinh tế thoát nghèo

    Xác định tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ Công giáo chủ động thoát nghèo, phát triển kinh tế, Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đã triển khai nhiều giải pháp như tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cách làm...
  • Phú Thọ: Hiệu quả từ mô hình trồng bí xanh của Tổ hợp tác làng Xuân

    Tổ hợp tác làng Xuân được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ thành lập từ tháng 7/2022 với 10 thành viên là hội viên, phụ nữ xã Xuân Áng, huyện Hạ Hoà. Từ khi thành lập đến nay, Tổ hợp tác luôn được các cấp Hội và địa phương quan tâm hỗ trợ; các thành viên trong Tổ đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ vậy năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các thành viên.
  • Hải Dương: Hiệu quả 20 năm thực hiện hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

    Qua gần 20 năm, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt việc ủy thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm đưa đồng vốn ưu đãi đến tận tay người vay, giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
  • Hà Giang: Chi hội trưởng phụ nữ năng động, làm kinh tế giỏi

    Đó là tấm gương chị Nguyễn Thị Dư, thôn Minh Tâm, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang. Chị là một chi hội trưởng phụ nữ gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Gia đình chị cũng là tấm gương làm kinh tế giỏi của xã trong nhiều năm qua.
  • Hội LHPN Việt Nam – Unilever Việt Nam: Tạo điều kiện cho 1 triệu phụ nữ Việt Nam phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống đến năm 2027

    Sáng 1/11, đã diễn ra “Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác giai đoạn 2022-2027 giữa Unilever Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam và Khởi động chương trình Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế 2022” với tên gọi WomenRise – “Nâng cao chất lượng cuộc sống và trao quyền cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe” cho 1 triệu phụ nữ. Với nhiều nhiệm vụ trọng tâm, chương trình hợp tác sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
  • Sóc Trăng: Những mô hình khởi nghiệp hiệu quả

    Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, chị Mã Thị Nhanh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Hòa Đặng, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đã tận dụng các bờ bao trên vuông tôm trồng các loại hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
  • Nơi "sống khỏe" nhờ những chiếc chổi đót

    Nhiều thế kỷ qua, hàng trăm hộ dân làng Hà Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) "sống khỏe" nhờ làm nghề chổi đót. Mỗi ngày làng nghề này làm ra hàng nghìn chiếc chổi, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
  • Agribank đồng hành cùng hội viên, phụ nữ Bến Tre phát triển kinh tế

    Cùng đồng hành với Hội LHPN tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững và tiếp cận nguồn vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bến Tre (Agribank) đã mở rộng gói vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết - tổ cho vay lưu động tạo điều kiện để chị em được tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi, nhanh chóng, sử dụng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh… nhằm phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội ở cơ sở.
  • Phú Thọ: Nâng cao năng lực giảm nghèo cho phụ nữ

    TW Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 105 cán bộ Hội LHPN cấp xã, cán bộ làm công tác giảm nghèo không chuyên trách cấp xã và hội viên phụ nữ trong 2 ngày 26-27/10/2022.
  • Điểm sáng mô hình phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh

    Những năm qua, song song với thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, Hội LHPN Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh không ngừng đổi mới, nâng cao phương thức hoạt động. Trong đó nổi bật là thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”
  • Tiền Giang: Đề án 939 thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ

    Tại tỉnh Tiền Giang, Đề án 939 đã được cụ thể hóa và đạt được những kết quả nổi bật. Qua đó giúp nhiều chị em mạnh dạn khởi nghiệp, lập nghiệp, khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ ngày nay.
  • Bắc Kạn: "Ngân hàng bò" - mô hình thoát nghèo có hiệu quả

    "Ngân hàng bò" là một trong những mô hình hỗ trợ thoát nghèo có hiệu quả đang được Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn triển khai đã và đang phát huy được hiệu quả, giúp nhiều hội viên phụ nữ có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên toàn tỉnh.
  • Mẹ đơn thân vượt qua định kiến trở thành chủ homestay

    Là người tiên phong xây dựng mô hình homestay tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vào năm 2020, chị Sầm Thị Tâm vấp phải không ít khó khăn. Nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, không ngừng phấn đấu vươn lên, đến nay Homestay Bản Mường của chị đã thu hút được một lượng khách lưu trú đáng kể, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách dừng chân tại đây.
  • Phụ nữ Đà Nẵng khởi nghiệp, sáng tạo

    Vừa qua, Hội LHPN thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp, sáng tạo” năm 2022 với chuỗi các hoạt động giao lưu, kết nối qua đó giúp cán bộ, hội viên phụ nữ có cơ hội, điều kiện tiếp cận các thông tin, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh.
  • Bí quyết bán hàng trên Sàn thương mại điện tử Việt Nam

    Công thức thành công áp dụng cho mọi sản phẩm khi kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử
  • Phụ nữ Sơn La khởi nghiệp với mô hình Hợp tác xã kiểu mới

    Những năm qua, các hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi suy nghĩ và hành động của các cấp Hội, cán bộ, hội viên; có 161 ý tưởng được Hội hỗ trợ hiện thực hóa; 31 Tổ hợp tác, 18 Hợp tác xã do Phụ nữ tham gia quản lý được Hội tham gia hỗ trợ thành lập.
  • Đi tìm chính mình từ những vụn vải tái chế

    Chị Vũ Ánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từng là nhân viên kế toán. Song, những áp lực công việc và cuộc sống khiến chị tìm hướng đi mới cho bản thân. Chị thực hiện công việc may vá từ những quần áo cũ, vải thừa và mở một không gian thủ công để kết nối những người cùng chung sở thích.

TÂM ĐIỂM

XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI

HOẠT ĐỘNG HỘI

MÔ HÌNH HIỆU QUẢ