Đa dạng giới tính là tài sản của doanh nghiệp

27/04/2015
Sự đa dạng hóa về giới tính của một tổ chức công nghệ không phải là câu chuyện từ thiện, bình đẳng nam nữ mà là một vấn đề mấu chốt trong hoạt động kinh doanh.

Tại hội nghị khoa học máy tính dành cho phụ nữ (Grace Hopper Celebration of Women in Computing) của Anita Borg Institute, có sự tham gia của các nhà điều hành thuộc những công ty hàng đầu, các thương hiệu nổi tiếng như Dell, LinkedIn, GoDaddy, Pinterest… Tại đây tập trung phần lớn những người phụ nữ từ 18 đến 80 tuổi có chung một mục đích đặc biệt: Hiểu rõ thêm về lĩnh vực công nghệ, tương lai của khoa học máy tính, cuộc sống và sự nghiệp của họ có thể bị tác động như thế nào và những điều tương tự.

 Ảnh minh họa

Bà Erica Lockheimer, giám đốc phát triển kỹ thuật của LinkeIn

Xung quanh vấn đề mất bình đẳng giới (trong trường hợp cụ thể này có liên quan tới ngành công nghệ), bà Erica Lockheimer, giám đốc phát triển kỹ thuật của LinkeIn đã chỉ ra rằng:“Khi bạn nói với các thế hệ trẻ, những thành kiến về hình mẫu con gái mê máy tính vẫn còn tồn tại: đó là những kẻ lập dị sống nội tâm, thiếu kĩ năng xã hội và chỉ muốn nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính suốt ngày. Điều đó có ở mọi nơi, từ những thứ họ xem trên TV đến những gì họ thấy trên Internet”.

Lý do để lý giải tại sao phần lớn phụ nữ không theo đuổi sự nghiệp kĩ thuật là gì? Đó là bởi phái mạnh đang ngăn cản họ? Bởi vì “hệ thống”, thứ mà chúng ta đổ tội khi không thể xác định được thủ phạm, đang gửi đi những thông điệp sai lầm? Và theo thời gian, cũng như sự thay đổi của các làn sóng công nghệ, những người phụ nữ đang dầnxóa nhòa khoảng cách giới tínhtrong các doanh nghiệp.

Bà Phạm Hồng Anh, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty P.A Vietnam Ltd. - Nhà đăng ký tên miền Việt Nam cho hay:“làm việc trong môi trường công nghệ giúp người phụ nữ tiếp cận được nhiều thông tin nên sự tự ti về giới gần như không có. Về phía cạnh thương trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì không có sự phân biệt giữa doanh nhân nữ và doanh nhân nam bởi khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả...".

 Ảnh minh họa

 Erica Lockheimer, giám đốc phát triển kỹ thuật của LinkeIn

Bà Hồng Anh cũng nhận xét rằng văn hóa Á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều định kiến với phụ nữ. Chính vì vậy, phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh rất vất vả và phải nỗ lực rất nhiều. Nữ làm kinh doanh có rất nhiều đặc điểm khác với nam giới, có những thuận lợi cũng có những khó khăn riêng trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh khó khăn thì cũng có nhiều ưu thế hơn về khả năng dung hòa các mối quan hệ và áp lực công việc,nữ doanh nhâncũng có những phẩm chất lợi thế riêng.

Nếu chúng ta đặt vấn đề giới tính qua một bên vào lúc này, chỉ tập trung vào những lợi ích của sự đa dạng giới tính trong các ngành và các tổ chức, mọi suy nghĩ sẽ nhẹ nhàng chuyển hướng qua một mô hình dựa trên các giải pháp. Sự điều chỉnh này sẽ tạo nên các sản phẩm nhấn mạnh rõ rệt về tình cảm của một người dành cho một đề tài cụ thể, một lĩnh vực chuyên môn, hay một nền tảng kiến thức cho phép họ phát triển bản thân. Việc loại bỏ nhận thức chung về “thành kiến trong vô thức” chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy được những sự thay đổi lạc quan về số lượng phụ nữ theo đuổi sự nghiệp về kỹ thuật và các lĩnh vực thuộc công nghệ khác.

Hãy nghĩ máy tính như một nghệ thuật, thay vì chỉ là một môn khoa học

Chúng ta rất dễ bị mắc kẹt trong ý nghĩ rằng chuyện lấy được một tấm bằng khoa học máy tính nghĩa là việc tinh thông những con số. Sự thật là “lập trình” thực ra rất giống với việc học một ngôn ngữ; ngôn ngữ của sự ngẫu nhiên dựa trên các con số. Khi chương trình giảng dạy tiếp cận các công trình kĩ thuật một cách có hệ thống trên lập trường toán và khoa học, về cơ bản chúng sẽ từ chối những người có thiên hướng nghiên cứu các ngôn ngữ hay có niềm đam mê nghệ thuật, không cho họ cơ hội đi theo con đường này. Nếu chúng ta thử đảo ngược bằng cách nói về các bộ môn STEM (Science-Khoa học; Technology –công nghệ; Engineering – kỹ thuật; Mathematic- toán học) xuất phát tư duy từ não trái, thay cho những việc sáng tạo đòi hỏi những kĩ năng riêng biệt, thường là các kĩ năng mềm thì câu chuyện về giới tính sẽ có nhiều thay đổi.

Sarah Clatterbuck, Giám đốc cấp cao bộ phận Phát triển Web tại LinkedIn, người đã cùng Lockheimer trở thành một trong top 22 phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ của tờ Business Insider năm nay, đã minh họa luận điểm này với kinh nghiệm của bản thân mình. Bà đã học thiết kế ứng dụng khi còn là sinh viên và trong quá trình thực tập ở một công ty phần mềm, Sarah đã tạo ra “User Interface - Giao diện người dùng”. Thiết kế này đã thay đổi quan niệm về công nghệ của bà và lần đầu tiên cho thế giới thấy được tiềm năng của sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Về sau Sarah Clatterbuck đã quyết định học thêm để lấy tấm bằng công nghệ thông tin.”

Nếu nhận thức về khoa học máy tính và kỹ thuật thay đổi để làm nguồn gốc của sự sáng tạo tuyệt đỉnh và các kĩ năng mềm được khích lệ, thì liệu có nhiều phụ nữ hơn nữa sẽ bị thu hút vào ngành này hay không?

Khoa học máy tính cần một sự lột xác hoàn toàn thay vì việc bị đóng khung trong hệ thống giáo dục. Hiểu được nhu cầu và hành vi của con người là việc quan trọng để phát triển các công nghệ đột phá. Chúng ta cần nhấn mạnh những kĩ năng mềm, bổ sung vào các yêu cầu về mặt kĩ thuật và công nghệ để có thể là một tác nhân thay đổi để giúp giải quyết các thử thách toàn cầu đang đối mặt.

Hãy nghĩ về đa dạng giới tính như một tài sản, hơn là quyền bình đẳng giới

Văn hóa doanh nghiệp là một sự kết hợp các hành vi của con người trong một tổ chức; nhưng về cơ bản, quyền lãnh đạo tạo ra tất cả những điều đó. Các nhà lãnh đạo thành đạt và bận rộn, những người cố gắng đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng thì người lãnh đạo thường thiên về phụ nữ và sự đa dạng giới tính thể hiện rất rõ ràng.Việc nhận ra được tầm quan trọng của sự đa dạng về văn hóa và giới tính, không chỉ ở mức độ điều hành, mà còn xuyên suốt trong cả tổ chức có thể quyết định thành công của một doanh nghiệp.

 Ảnh minh họa

Bà Đinh Hà Duy Trinh - PCT HĐQT, Giám đốc Tài chính công ty Dịch vụ Tin học HPT

Bà Đinh Hà Duy Trinh, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Tài chính công ty Dịch vụ Tin học HPT cho rằng sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp có tạo ra môi trường làm việc hoàn thiện hơn. Các bậc "mày râu" vốn dĩ cứng rắn, quyết đoán, nếu bổ sung phụ nữ sẽ giúp môi trường làm việc trở nên cân bằng hơn. Đặc biệt hoạt động kinh doanh là lĩnh vực rất cần sự uyển chuyển, khi thì mạnh mẽ, cương quyết, lúc thì đòi hỏi phải mềm dẻo, linh hoạt vì vậy phải có sự tham gia của cả “phái mạnh” và “phái yếu”. Môi trường làm việc có cả 2 phái Nam - Nữ, tức có đủ “Dương” và “Âm” bổ sung, hỗ trợ cho nhau là môi trường làm việc lý tưởng.

Riêng ở HPT, có khá nhiều phụ nữ trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh. Giám đốc kinh doanh của HPT cũng là nữ và có nhiều trưởng phòng kinh doanh cũng là nữ. Ngoài ra những vị trí gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh như Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự, Trưởng phòng Quản trị dự án của HPT cũng là nữ.

Từ kinh nghiệm thực tế của HPT cho thấy, với tố chất đảm đang, quán xuyến sẵn có của phụ nữ, cộng với sự khéo léo, giao tiếp mềm mỏng, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu đựng áp lực cao… những phụ nữ HPT đã đóng góp một phần rất quan trọng trong sự phát triển của HPT trong suốt 20 năm hoạt động của HPT.

Có thể kể 1 ví dụ thực tế: HPT có 1 dự án lớn bị kéo dài và phải thay đổi PM (Project Manager- Trưởng dự án) nhiều lần vì những va chạm giữa 2 bên (HPT và khách hàng) bởi các anh đều là kỹ thuật, đều “rắn” như nhau, những xung đột đã làm công việc bị đình trệ. Cuối cùng khi HPT bổ sung vào nhóm dự án một nữ phó giám đốc xinh đẹp, năng lực quản trị giỏi, giao tiếp khéo léo, khả năng thuyết phục tốt, từ đó trở đi công việc trở nên suôn sẻ.

Một tổ chức cam kết về sự đa dạng giới tính là một hành động vì lợi ích xã hội

Một số trong chúng ta may mắn vì có người lãnh đạo trong tổ chức của mình cam kết đối thoại về sự đa dạng như một yêu cầu của các thước đo trong doanh nghiệp. Việc sử dụng các thước đo này nhằm đánh giá lại bản thân doanh nghiệp, những thành công và thiếu sót ở điểm nào. Tất cả mọi điều trên đều nhằm phục vụ tốt nhât cho hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, khi nghĩ về sự đa dạng, sự chuyển hướng tập trung từ xem xét tài năng của phái đẹp khi hoàn thành một vài nhiệm vụ bất kì, sang việc xem họ như là một nhân tố quan trọng để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Đối với bà Phạm Hồng Anh thì thành công là một một cuộc chiến đấu không mệt mỏi và không bao giờ kết thúc. Mỗi buổi sáng thức dậy là một cuộc chiến đấu mới, một kỹ năng mới và cứ thế lặp đi lặp lại. Bà Hồng Anh tin rằng người phụ nữ làm trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ không thua kém đấng mày râu.

Doanh nhân nữ sẽ làm tốt hơn khâu sắp xếp và chú ý đến chất lượng, do đó các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp do nữ lãnh đạo có thể đáp ứng đúng hay thậm chí là hơn cả yêu cầu của khách hàng hay thị trường. Ngoài ra, doanh nhân nữ thường quan tâm và chăm lo đến đời sống của người lao động tốt, vì vậy, doanh nghiệp do nữ lãnh đạo thường ít xảy ra đình công, tranh chấp lao động. Doanh nhân nữ cũng thường cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định, quản lý tài chính, điều này sẽ giúp hạn chế những rủi ro trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.

Nói cách khác, khi sự đa dạng về giới tính được tiếp cận một cách khắt khe từ quan điểm về những gì tốt nhất cho doanh nghiệp. Sự đa dạng không phải là vấn đề bình đẳng giới, mà đó chính là vấn đề mấu chốt thay đổi một doanh nghiệp.

Hãy nghĩ về sự cân bằng về các kĩ năng, chứ không phải là giới tính

Xung quanh chúng ta, ở mọi lứa tuổi đều có nhiều phụ nữ đang giữ những chức vụ cao tại các công ty công nghệ tầm cỡ hoặc tự khởi nghiệp và kinh doanh thành công. Vậy nên theo quan điểm của nhiều người thì rất khó để thấy được sự bất bình đẳng khi nhắc đến những người phụ nữ của công nghệ. Sự bất bình đẳng đang ở đâu đó, ở một mức độ nào đó... và luôn tồn tại bởi vì nếu không, chúng ta đã không bị ám ảnh bởi điều đó. Những cô gái, những người phụ nữ ngày nay có nhiều hơn bao giờ hết ở các tổ chức, các chương trình, và tài nguyên dành cho họ cũng trở nên phong phú hơn. Điều này cho thấy đã từng và đang hiện hữu một vấn đề gây nhức nhối. Nhưng khi chúng ta đòi hỏi sự bình đẳng, thứ cơ bản đại diện cho sự đa dạng giới tính mà tỉ lệ nam nữ được cân bằng với nhau, thì chúng ta đang thực sự muốn gì?

Thu nhập bình đẳng? Quyền biểu quyết bình đằng? Cơ hội ngang nhau trong sự nghiệp? Giáo dục bình đằng? Số lượng nhà vệ sinh như nhau? Áp lực ngoài xã hội để nuôi sống gia đình như nhau? Hay chúng ta chỉ cần đàn ông có thể đảm nhiệm được vai trò của phụ nữ, nếu tất cả đều được tạo ra một cách cân bằng: thì có thứ gì không cân bằng nữa.

Đối với bà Phạm Hồng Anh, mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực kinh doanh đều cần kỹ năng mới có thể hoàn thành tốt công việc, do đó không có khái niệm giới tính ảnh hưởng đến chức vụ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức chịu đựng, bền bỉ, dẻo dai của doanh nhân nữ khiến khả năng trụ vững của chị em tốt hơn nam giới. Chính vì vậy, không chỉ riêng nền kinh tế nước ta mà ngay cả các nước khác trên thế giới, sự bền bỉ, chậm mà chắc của doanh nhân nữ chính là yếu tốt hóa giải cho những chấn động về kinh tế.

Có vẻ đó là một vấn đề cơ bản khi tranh cãi về bình đẳng về giới tính bởi giới tính, về bản chất, không phải là câu chuyện cân bằng. Hơn nữa, chúng ta nên thừa nhận tính chất trung lập của giới tính và tập trung vào việc diệt tận gốc các định kiến xã hội sai lầm đã ủng hộ lối suy nghĩ cổ hủ về sự mất bình đẳng giới. Bằng cách này, phụ nữ sẽ trở thành những thành viên được trao quyền lực trong tổ chức.

Ví dụ như, chúng ta nên dành ra một phút để tự hỏi với tư cách là người phụ nữ: “Có phải tôi không được đề bạt bởi vì tôi là phái nữ, hay vì tôi chưa thể hiện được giá trị của bản thân đối với người đưa quyết định?”.

Và phái mạnh cũng nên tự hỏi những câu như: “Tôi có đang cố gắng hết sức để ủng hộ và cảm thông với những thách thức mà phụ nữ đã phải đối mặt trong quá khứ trong khi vẫn đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất trong kinh doanh, công việc về cơ bản bao gồm các quan điểm đa dạng, các tổ hợp kĩ năng, và niềm đam mê?”.

Người phụ nữ đang dần trở nên kiểm soát các kỹ năng tốt hơn trong công việc thuộc lĩnh vực công nghệ. Bà Duy Trinh cho rằng, đối với công ty công nghệ HPT cũng như các doanh nghiệp khác thì kỹ năng sẽ quyết định chức vụ và quyền hành trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác tác động đến vị trí lãnh đạo như: Kinh nghiệm, tầm nhìn, quan hệ xã hội, chỉ số cảm xúc (EQ), khả năng tập hợp lực lượng, bản lĩnh, tư cách đạo đức…

Có nhiều phụ nữ nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp về công nghệ. Có thể kể đến như bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT kiêm CEO công ty cổ phần cơ điện lạnh REE; bà Lê Bích Loan (Phó ban quản lý khu công nghệ cao TP HCM (SHTP); bà Chu Thị Thanh Hà - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn FPT và nhiều những nữ doanh nhân khác đang giữ những trọng trách quan trọng trong các doanh nghiệp công nghệ.

Ngoài sự mất cân bằng giới tính

Sự thay đổi đòi hỏi một lời cam kết từ cuộc đối thoại đang diễn ra liên tục và cuộc diễn thuyết trước công chúng. Một khi chúng ta biết rằng cần phải thay đổi, chúng ta sẽ phải tận tâm đi sâu hơn nữa.

Niềm tin rõ ràng xung quanh vấn đề mất cân bằng giới tính nghiêng về việc phá vỡ các quan niệm xã hội và lối suy nghĩ không còn phù hợp với chúng ta nữa. Nếu chúng ta ngập vào những tranh cãi về giới tính thực sự, chúng ta sẽ bỏ lỡ cuộc chơi. Thay vào đó, chúng ta nên chuyển sự mối quan tâm của mình sang việc điều chỉnh lại những mô hình cũ cần cho sự hiện đại hóa mà về cơ bản sẽ cần đến để thay đổi thông điệp về ý nghĩa của việc là một người phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ.

Hơn nữa, là phụ nữ, chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau trong khi phải kiên nhẫn với các đối tác nam giới, những người cũng đang chiến đấu với các thử thách của chính mình trong khi tìm hiểu về những đợt sóng của sự thay đổi.

Cả hai phía cần phải phối hợp nhịp nhàng với nhau.

PC World VN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video