Đề án 938 góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em.

15/03/2021
Điểm khác biệt của Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027(được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/6/2017) đó là các hoạt động được thực hiện dựa trên quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, hướng đến xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em.
Diễn đàn "Tôi tin tôi có thể" tại TX.Quảng Trị - Ảnh: Thanh Thúy

Đề án 938 hướng tới mục tiêucung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng cho hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi về sự cần thiết phải giữ gìn và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha mẹ; về khả năng, vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực phẩm; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, trongđó hướng đến thực hiện chuyển đổi hành vi; hỗ trợ cán bộ chuyên trách của các cơ quan chức năng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội ưu tiên; không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời.

Bám sát các mục tiêu của Đề án, trên cơ sở định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Kế hoạch hướng dẫncủa UBND tỉnh Quảng Trị, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo trong các cấp Hộitriển khai thực hiện Đề án 938 phải gắn với chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đề án, việc phối hợp với các ban, ngành liên quan là một nhân tố vô cùng quan trọng,Hội LHPN các cấp đã chủ động kết nối, phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan để tranh thủ về nguồn kinh phí, về sự hỗ trợ kỹ thuật để triển khai các hoạt động. Hội đã ký chương trình phối hợp hàng năm với các ngành: Tư pháp, Văn hóa thể thao và du lịch, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức Plantại Quảng Trị để triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về nuôi dạy con, an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực gia đình, về giáo dục đạo đức, văn hóa của người Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng... Đặc biệt năm 2019, Hội LHPN tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh về việc thực hiện công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái (PN&TEG), giai đoạn 2019 - 2022.Việc ký kết chương trình phối hợp nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của PN&TEG. Thông qua chương trình phối hợp sẽ bảo đảm các vụ việc liên quan đến PN&TEG được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đảm bảo nguyên tắc công bằng, nghiêm minh.

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan, đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 17 lớp tập huấn cho 950 cán bộ Hội các cấp về các vấn đề như: phòng chống  bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm, mất cân bằng giới tính khi sinh, kỹ năng điều hành mô hình, câu lạc bộ...

Cùng với đó, công tác truyền thông luôn được chú trọng triển khai với các hình thức như: truyền thông nhóm nhỏ, sinh hoạt câu lạc bộ/tổ/nhóm, hội thi, diễn đàn về các nội dung giáo dục gia đình, giáo dục làm cha mẹ, phòng chống bạo lực gia đình và tện nạn xã hội, an toàn thực phẩm.v.v. cho HVPN và trẻ em.Trong 3 năm, các cấp Hội đã tổ chức 1203 buổi tuyên truyền, hội thi, 20 diễn đàn/tọa đàm, hàng ngàn buổi sinh hoạt câu lạc bộ, thu hút 417.349 hội viên phụ nữ, trẻ em tham gia. Hội cũng rất tích cực xây dựng và phát sóng tin, bài tuyên truyền các nội dung của Đề án trên chuyên mục đài phát thành truyền hình tỉnh; duy trì hoạt động trang website của Hội và xây dựng trang fanpage cập nhật thường xuyên các hoạt động. Riêng ở cấp tỉnh, năm 2020, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: phối hợp với Hội Người khuyết tật, nạn nhân da cam, bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tổ chức Diễn đàn “Chia sẻ niềm tin - nâng cao vị thế phụ nữ khuyết tật” nhằm tạo cơ hội để hội viên, phụ nữ là người khuyết tật có cơ hội bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình trên các lĩnh vực đời sống đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành chức năng; động viên, khuyến khích phụ nữ khuyết tật phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần vươn lên của chị em trong cuộc sống; tổ chức 02 diễn đàn “Tôi tin tôi có thể”;01 cuộc giao lưu sáng kiến truyền thông các mô hình/CLB - Đối thoại về an toàn cho trẻ em; tổ chức Ngày hội truyền thông thúc đẩy thực thi quyền trẻ em với chủ đề “Gia đình - yêu thương và chia sẻ”. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra, để tìm kiếm các mô hình hoạt động phù hợp với tình hình mới, Hội LHPN tỉnh đã phát động cuộc thi “Đề xuất sáng kiến cộng đồng xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em sau dịch COVID-19”, đãcó47 sáng kiến thuộc 9/10 huyện, thị, thành phố tham gia, Ban Tổ chức cuộc thi đã chấm và lựa chọn 01 ý tưởng tham gia hội thi của TW Hội, 02 ý tưởng tham gia cuộc thi do UB Mặt trận TQVN tỉnh tổ chức, trao 06 giải thưởng cho các ý tưởng có chất lượng và tính khả thi cao, trong đó tỉnh đã hỗ trợ hiện thực hóa 2 ý tưởng “Kết nối tiêu thụ sản phẩm của hội viên phụ nữ với các cơ sở Phật giáo trên địa bàn và tăng cường công tác phối hợp giữa tổ chức Hội và Tôn giáo” (giải Nhất) và ý tưởng “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” (giải Nhì).

Bằng việc phát động đợt thi đua đặc biệt “90 hành động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em” đã có 100% cơ sở Hội đăng ký thực hiện gần 500 hành động và hàng chục ngàn hội viên, phụ nữ hưởng ứng đợt thi đua bằng những việc làm cụ thể, hiệu quảnhư: tham giaphòng chống dịch Covid-19; vệ sinh môi trường, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đỡ đầu hộ nghèo; cứu trợ, giúp đỡ người dân trong mưa lũ...

Tỉnh Hội đã chỉ đạo 100% cơ sở Hội tiếp tục kiện toàn các mô hình phù hợp với địa phương hướng tới mục tiêu mỗi cơ sở Hội có ít nhất 01 mô hình hiệu quả về hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ như:Chi hội phụ nữ 5 không 3 sạch, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, CLB phòng, chống bạo lực gia đình/phòng chống bạo lực gia đình; can thiệp, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại; phụ nữ với thực phẩm an toàn, CLB trợ giúp pháp lý, nhóm cộng đồng tham gia giám sát ngân sách nhà nước, nhóm giáo dục cha mẹ con con dưới 3 tuổi (nhóm U3)… Ở các mô hình này các thành viên được chia sẻ, giao lưu, cung cấp các kiến thức, kỹ năng về giám sát, phản biện các vấn đề liên quan đến quyền lợi phụ nữ, trẻ em; kiến thức về nuôi dạy con tốt, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm.

Công tác giám sát quá trình giải quyết vụ việc về bạo lực, xâm hại tình dục luôn được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo sâu sát, 3 năm qua các cấp Hội đã nhận và giải quyết 32 đơn thư liên quan đến hôn nhân gia đình, bạo lực, xâm hại trẻ em, đã tham gia giải quyết 25 vụ việc, không để xảy ra các trường hợp bạo lực, xâm hại tình dục nghiêm trọng mà Hội không lên tiếng.

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Đề án 938 đã giúp hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức, hình thành nếp sống theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần thúc đẩy HVPN chủ động tham gia các hoạt động xã hội một cách mạnh mẽ, tích cựchơn. Vai trò “lên tiếng” của tổ chức Hội phụ nữ trong các vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ, trẻ em đã được cải thiện đáng kể.Trongthời gian tới, các cấp Hội tiếp tục triển khai các nội dung hoạt động của Đề án, trong đó tập trung xây dựng mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em”.

http://hoiphunu.quangtri.gov.vn/

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video