Đưa nghề Giúp việc gia đình lên “tầm cao” mới

30/09/2015
Sự ra đời của Tiêu chuẩn năng lực nghề giúp việc gia đìnhlà tin vui với người sử dụng lao động giúp việc gia đình (GVGĐ), là thử thách nhưng cũng là cơ hội với lao động nữ trong lĩnh vực này, là bước đi để Việt Nam từng bước chuyên nghiệp hóa nghề GVGĐ khi thị trường lao động ASEAN chính thức mở cửa

Tiêu chuẩn năng lực nghề GVGĐ được Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) phối hợp với Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB và Xã hội hợp tác nghiên cứu và xây dựng trong một năm qua.Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án: “Bảo vệ quyền của lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam” do Oxfam tài trợ.

Tiêu chuẩn này sẽ làm công cụ cho: Người lao động định hướng phấn đấu nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân thông qua việc học nghề nghiệp, góp phần cải tạo sinh kế; Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và trả lương hợp lý; Các cơ sở dạy nghề có căn cứ xây dựng khung, chương trình, nội dung dạy nghề tiếp cận chuẩn kỹ năng nghề giúp việc gia đình (GVGĐ) của khu vực và quốc tế; Các cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ nghề GVGĐ cho người lao động…


 Ảnh minh họa

 TS. Ngô Thị Ngọc Anh

Phát biểu tại Hội thảo Giới thiệu Tiêu chuẩn năng lực nghề GVGĐ diễn ra ngày 25/9/2015 tại Hà Nội, TS Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc GFCDchia sẻ: Nghiên cứu, khảo sát của GFCDtrên các vùng miền cả nước về thực trạng, nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động, cho thấy, trên 40% phụ nữ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhu cầu tìm việc làm GVGĐ nhưng đa số lao động trong lĩnh vực này còn thiếu kiến thức nghề, kinh nghiệm trong sử dụng đồ dùng gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, trẻ em, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và chế biến món ăn, kỹ năng ứng xử, đạo đức nghề còn kém. Trong khi đó nhu cầu về người giúp việc của các gia đình ở thành thị rất cao, trên 50% gia đình có dự định thuê NGV đã qua đào tạo trong đó 88% sẵn sàng trả lương cao hơn cho NGV đã qua đào tạo. Vì thế, nỗ lực của nhóm nghiên cứu nhằm mục tiêu bảo vệ quyền, đồng thời từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo sinh kế bền vững cho lao động GVGĐ(trong đó chủ yếu là lao động nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa...) tham gia vào thị trường lao động này trong thời kỳ hội nhập.

TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội Quốc hội thông tin: Hiện nay trên thế

 Ảnh minh họa

 TS. Bùi Sỹ Lợi

giới   có khoảng 53 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ GVGĐ,trong đó 83% là nữ giới. Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có lượng phân bổ lao động GVGĐ lớn nhất và nhu cầu về lao động trong ngành nghề này ngày một gia tăng tại các nước phát triển. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng nghìn lao động nữ đi làm GVGĐ ở nước ngoài (chủ yếu là Cộng hòa Síp, Arab Saudi, Đài Loan, Malaysia…), xu thế cho thấy, trong tương lai con số này sẽ tăng lên nhanh chóng. Thị trường GVGĐ trong nước cũng ngày một tăng, từ 20.000lao động GVGĐ (năm 2010) dự báo sẽ tăng lên 350.000 (năm 2020). Không thể phủ nhận ngành này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội: góp phần tăng thu nhập giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo, đảm bảo việc chăm sóc người già, trẻ nhỏ, việc nhà thay các phụ nữ bận bịu với công việc xã hội… Tuy nhiên, có một nghịch lý vẫn tồn tại từ lâu là nguồn lao động GVGĐ của Việt Nam không được chú trọng đào tạo nghề, lao động ngành này chủ yếu vẫn làm việc theo kinh nghiệm, các cơ sở đào tạo về nghề này còn quá ít, quy mô nhỏ, thiếu nhân lực, thiếu chuyên môn và cơ sở vật chất để đào tạo chuyên nghiệp. Một yếu tố chủ quan xuất phát từ định kiến xã hội nên quan điểm của đa số người lao động và người sử dụng lao động cho rằng đây là công việc tạm bợ nên người đi theo nghề này chủ yếu là đối tượng có tuổi trung bình cao, trình độ học vấn thấp…Vì vậy, nhu cầu giữa cung và cầu của ngành này chưa gặp nhau. Một trong những nguyên nhân cơ bản của các vấn đề nêu trên là do chúng ta chưa có chuẩn năng lực nghề, chưa có khung chương trình đào tạo nghề GVGĐ chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc của các thành viên tham gia xây dựng, bước đầu Tiêu chuẩn Năng lực nghề GVGĐ gồm 7 nhóm năng lực cơ bản về: Giao tiếp, khả năng thích ứng với môi trường lao động và kỹ năng tổ chức công việc; Chế biến món ăn, đồ uống; Lau dọn nhà, sân vườn; Giặt là, cất giữ đồ dùng; Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; Chăm sóc người cao tuổi và người bệnh; Chăm sóc vật nuôi và cây cảnh thông thường.

Các chuyên gia đều thống nhất: Đổi tên nghề GVGĐ thành Dịch vụ gia đình để xóa bỏ định kiến của xã hội và cách nhìn nhận về nghề này; Các cơ sở đào tạo cần mở thêm ngành đào tạo liên quan để trẻ hóa đội ngũ người lao động trong lĩnh vực này, để nghề này được xã hội nhìn nhận như một nghề chính thức; Toàn xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyềnđể người dân nhận thức sâu sắc về nghề GVGĐ, giúp nghề từng bước chuyên nghiệp hơn.

 

Trần Thúy

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video