"Lời nói đi đôi với việc làm" là cách thể hiện trách nhiệm của Chính phủ 15 năm qua thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

25/05/2010
Hơn 60 năm qua, các quốc gia phê chuẩn Tuyên bố chung về nhân quyền đã tuyên bố rằng “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền lợi”. Quyền cơ bản đó đã luôn được phản ánh suốt nhiều thập kỷ trong các hội nghị, các hiệp ước và các tuyên bố.

Năm 1995, trong Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, 189 quốc gia đã nhất trí rằng, những điều luật nào có phân biệt đối xử đối với phụ nữ là những điều luật hủy hoại quyền bình đẳng và các quốc gia đã cam kết “hủy bỏ tất cả mọi điều luật có phân biệt đối xử theo giới tính”. Mọi biểu hiện bất bình đẳng, dù dưới hình thức công khai nhất cũng không thể chấp nhận.

 

Năm 1999, tạp chí Equality Now (tạm dịch “Bình đẳng ngay bây giờ”) đã đăng tải những ví dụ điển hình của các bộ luật bị coi là phân biệt đối xử nhất từ 45 quốc gia trong một báo cáo có tiêu đề “Lời nói đi đôi với việc làm- Cách thể hiện trách nhiệm của các chính phủ trong quá trình đánh giá Bắc Kinh + 5 (báo cáo Bắc Kinh + 5). Năm 2000, Đại hội đồng LHQ đã đánh giá Cương lĩnh Hành động và đề ra các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2005 nhằm loại bỏ các điều luật có phân biệt đối xử. Kết quả đánh giá cho thấy chỉ tiêu này còn xa mới đạt được. Equality Now đã cập nhật vào Báo cáo đánh giá năm 2004 (Bắc Kinh + 10), nhấn mạnh ngay cả những bộ luật bổ sung vẫn có yếu tố phân biệt đối xử theo giới tính.

 

Trong các báo cáo Bắc Kinh + 5 và Bắc Kinh + 10, Equality Now luôn nhấn mạnh những bộ luật có phân biệt đối xử nghiêm trọng đều có tác động đến đến bạo hành chống phụ nữ, địa vị cá nhân, vị thế kinh tế, tình trạng của cải vật chất của phụ nữ. Những bộ luật như thế thể hiện rõ sự thiếu tôn trọng của các quốc gia nói trên đối với các quyền cơ bản của phụ nữ về bình đẳng đồng thời chính thức hóa việc coi phụ nữ như là một tầng lớp nhân dân có địa vị thấp kém hơn trong xã hội. Tuy nhiên, những bộ luật như thế chỉ phản ảnh một phần nhỏ sự phân biệt đối xử vẫn đang phổ biến mà phụ nữ phải gánh chịu hằng ngày ở mọi quốc gia trên thế giới. Sự phân biệt đối xử công khai có thể xuất phát từ một loạt các yếu tố, trong đó có các điều luật tuy trung lập về giới nhưng có tác động phân biệt đối xử đối với phụ nữ; việc thực thi không thỏa đáng các bộ luật; việc không được tiếp cận tới luật pháp của phụ nữ và chính phủ không thể đưa ra các biện pháp cụ thể để thay đổi sự bất bình đẳng giới đã tồn tại lâu dài trong lịch sử.

 

Cũng đã có một số tiến bộ loại bỏ những điều luật có phân biệt đối xử chống phụ nữ. Equality Now rất vui mừng báo cáo rằng hơn một nửa trong số 52 quốc gia đã bị nêu tên trong cả hai báo cáo trên đã thay thế hoặc sửa đổi hoàn toàn hoặc một phần các bộ luật có phân biệt đối xử. Trong số các nước đã làm được điều đó có: An giê ri, Bahamas, Băng la đét, Cô lôm bia; Cốt-xta-ri-ca; Ê-ti-ô-pia; Pháp, Gua-tê-ma-la, Ha-i-ti, Ấn độ , Gioóc-đa-ny, Cô-oét, Lát-vi-a, Lét-xô-thô, Malaysia, Mê-hi-cô, Ma rốc, Nê pan, Pa-kít-xtan,Papua-niu-ghi-nê Pê-ru, Hàn quốc, Ru-ma-ni, Séc-bi-a và Môn-te-nơ-grô, Thụy sĩ, Tônga, Thổ nhĩ kỳ, Uruguay và Vênêzuela. Những cải cách này đã chứng tỏ “lời nói đi đôi với việc làm”, thể hiện sự cam kết đối với nhân quyền của phụ nữ và các em gái kể cả thông qua việc thực hiện các trách nhiệm đối với Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Tuy nhiên còn rất nhiều các bộ luật và điều luật khác đã được nêu trong các báo cáo đánh giá năm 1999 và 2004 đến nay vẫn còn hiệu lực và gần đây nhất, luật về địa vị cá nhân Shia của Afganistan, là những bộ luật mới có phân biệt đối xử vẫn tiếp tục được thông qua.

 

Để kỷ niệm 15 năm ra đời Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, trong năm 2010, Equality Now đã cập nhật Báo cáo Bắc Kinh + 15, nhấn mạnh sự tồn tại tiêu biểu của một số bộ luật có phân biệt đối xử về giới tính hiện đang còn hiệu lực, vi phạm các quyền bình đẳng cơ bản của phụ nữ và các em gái.

 

Trong nghiên cứu sâu của mình về bạo lực đối với phụ nữ, phát hành tháng 7 năm 2006, Tổng Thư ký LHQ đã tuyên bố rằng: “Bạo lực đối với phụ nữ vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của việc phân biệt đối xử đối với phụ nữ và là nguyên nhân, hậu quả của sự bất bình đẳng và hạ thấp địa vị của người phụ nữ” và ông khuyến nghị rằng các quốc gia “cần loại bỏ tất cả các điều luật có phân biệt đối xử đối với phụ nữ; xem lại và sửa đổi tất cả các chính sách và thông lệ của quốc gia đảm bảo không còn phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm rằng các điều khoản của các hệ thống luật pháp phải phù hợp với các chuẩn mực về nhân quyền, kể cả nguyên tắc không phân biệt đối xử.” Báo cáo năm 2008 của Cơ quan Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR), Dự án về một cơ chế để tạo ra những bộ luật không phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đã nhận định rằng “Nếu LHQ muốn có được uy tín của mình và không bị giải tán như là một diễn đàn chỉ để phát ngôn thì LHQ cần phải đảm bảo rằng những gì chưa đạt được như đã hứa phải được làm ngay. Đó là việc loại bỏ các điều luật có phân biệt đối xử đối với phụ nữ đã được lưu ý trong văn kiện hội nghị Bắc Kinh 1995, nhắc lại trong báo cáo Bắc Kinh + 5 (năm 2000) nhưng vẫn tiếp tục không được sửa đổi sau một thập kỷ và được nhắc đến trong báo cáo Bắc Kinh + 10 (năm 2005).

 

Một nghị quyết đã được thông qua tại Ủy ban Nhân quyền LHQ vào tháng 9 năm 2009 yêu cầu OHCHR trình lên hệ thống LHQ một báo cáo về vấn đề phân biệt đối xử đối với phụ nữ - trong luật pháp và trên thực tế. Báo cáo này được xây dựng làm cơ sở cho một hội thảo nửa ngày vào tháng 9 năm 2009 tại Cao ủy LHQ về nhân quyền, tập trung thảo luận tìm ra các bước tiếp theo để giải quyết vấn đề này. Hai báo cáo trước đây của Tổng thư ký cũng như báo cáo năm 2008 của OHCHR đều chỉ ra rằng một cơ chế đặc biệt để xử lý vấn đề phân biệt đối xử trong các điều luật sẽ là đòn bẩy quan trọng tạo ra những thay đổi thực tế trong lĩnh vực này. Equality Now cho rằng một cơ chế như vậy sẽtạo ra một đợt rà soát lại và sửa đổi các điều luật có phân biệt đối xử.

 

Thiếu những điều luật tốt, phụ nữ không thể có các nguồn lực quan trọng để bảo vệ và tăng cường các quyền của mình và họ không thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trong thực tế. Chẳng có “phương thuốc chữa bách bệnh” nào cho việc giành được quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhưng ít ra sự bình đẳng trước pháp luật cũng tạo cơ hội cho phụ nữcó một hành lang pháp lý để họ xây dựng năng lực thực hiện niềm hy vọng và mơ ước của mình, tác động tích cực đến sự phát triển xã hội nói chung theo các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, trong đó có Mục tiêu 3, đề cao việc thúc đẩy bình đẳng giới.


Nhân dịp kiểm điểm Bắc Kinh + 15, Equality Now đã kêu gọi các tổ chức gửi khuyến nghị đến các vị đứng đầu các quốc gia có tên trong báo cáo của Equality Now, kêu gọi họ thay thế hoặc sửa đổi ngay các bộ luật đã được nhắc tới và bất kể điều luật hiện hành nào có phân biệt đối xử đối với phụ nữ; hối thúc các chính phủ thực hiện và hoàn thành những cải cách đó để thể hiện sự cam kết chính thức đối với nội dung và tinh thần của Cương lĩnh hành động Bắc kinh năm 1995. Các Chính phủ cần phối hợp với các nhóm phụ nữ, rà soát kỹ càng tất cả các bộ luật để xác định và sửa đổi mọi điều khoản có phân biệt đối xử đối với phụ nữ cũng như các điều luật có tác động phân biệt đối xử với họ; ủng hộ Ủy ban Nhân quyền xây dựng một cơ chế riêng về quyền bình đẳng của phụ nữ trước luật pháp để đẩy mạnh sự cải tổ pháp luật trên toàn thế giới; chia sẻ báo cáo này cũng như các mối quan tâm của mọi ngườivới các phương tiện truyền thông và cộng đồng để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong chiến dịch đòi các chính phủ phải có trách nhiệm với những cam kết của họ thưc hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh./.                 
                                     

Lương Thành
Lược dịch từ Tạp Chí Equality Now

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video