52 tỷ đồng/năm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo

16/09/2013
Đó là đề xuất được Bộ Y tế đưa ra tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ đặc thù hỗ trợ chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là người dân tộc thiểu số thực hiện sinh con đúng chính sách dân số.

Trên 1,2 tỷ phụ nữ nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế

Chế độ đặc thù này được Bộ Y tế đề xuất nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn thông qua việc giảm thiểu đến mức thấp nhất sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSS giữa các vùng miền, góp phần hiện thực hóa chủ trương công bằng, hiệu quả và phát triển trong CSSK. Chế độ đặc thù được áp dụng cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú hợp pháp từ 1 năm trở lên tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, khám thai, sinh contại các cơ sở y tế công lập từ trạm y tế xã trở lên. Theo ước tính của Bộ Y tế, cả nước có trên 1,2 tỷ phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ đặc này.

Theo đó, phụ nữ thuộc đối tượng trong quy định này được hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập từ tuyến huyện trở lên (không phải đồng chi trả 5%) với mức trung bình là 1.170.000 đồng/người/lần. Phụ nữ điều trị nội trú hoặc sinh con tại các cơ sở y tế công lập từ trạm y tế xã trở lên được hỗ trợ tiền ăn tối thiểu bằng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày. Trong đó, phụ nữ sinh con được hỗ trợ tiền ăn 3 ngày/trường hợp; phụ nữ điều trị nội trú tại trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực được hỗ trợ tiền ăn 5 ngày/lần điều trị.

Cùng với đó, dự thảo còn quy định kinh phí hỗ trợ chi phí 2 chiều đi lại từ nhà đến trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và ngược lại cho phụ nữ đi khám chữa bệnh, khám thai (không quá 4 lần khám/1 lần mang thai), sinh con. Mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác theo thực tế. 

Tổng kinh phí đề xuất thực hiện chế độ đặc thù này là 52 tỷ đồng/năm, cân đối trong nguồn kinh phí do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương có ngân sách khó khăn.

Cơ sở đề xuất

Để đưa ra đề xuất này, Bộ Y tế không chỉ dựa trên các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện Luật Bình đằng giới, Luật Bảo hiểm y tế, Pháp lệnh dân số kế hoạch hoá gia đình, mà còn được dựa trên các số liệu cụ thể về thực trạng điều kiện sống của người dân cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế.

Theo Bộ Y tế, những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận y tế của phụ nữ nghèo là: (1) Cam kết chính trị chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đn thể tại một số địa phương, nhất là ở tuyến cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác chăm sóc sức khỏe; (2) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nhân lực còn nhiều hạn chế vừa thiếu về số lượng, không đảm bảo về chất lượng và chưa đồng bộ giữa các tuyến; (3) Nhận thức và hành vi CSSK của đại bộ phận dân cư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu vực khó khăn còn nhiều bất cập nên chưa đẩy lùi được các phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng sức khỏe; (4) Hoạt động Thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe tại những vùng khó khăn chưa được chú trọng đúng mức nên đồng bào dân tộc thiểu vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận với thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong đó có CSSK sinh sản; (5) Khả năng cung ứng và tiếp cận dịch vụ CSSK tại những vùng khó khăn còn nhiều hạn chế đặc biệt là với những phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số; (6) Điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thấp kém hơn so với bình diện chung: mức sống thấp, trình độ học vấn thấp, giao thông đi lại thường khó khăn… là những rào cản lớn đối với chị em phụ nữ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Thu Quyên

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video