Ba thập kỷ của những Tiến bộ về Quyền của Phụ nữ và những trở ngại chính đối với vấn đề Bình đẳng

27/01/2010
Liên Hợp Quốc kỷ niệm 30 năm công ước quốc tế về loại bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Liên Hợp Quốc (LHQ) — Tại Ca-mơ-run, công ước đã giúp đem lại công bằng cho phụ nữ ở làng quê bị chồng cưỡng đoạt hoặc lạm dụng thân thể. Tại Ma-rốc, Công ước đã tạo nên sự cải cách được ca ngợi là “cách mạng” trong khả năng hoà giải các nguyên tắc về nhân quyền và đó là di sản của đất nước đạo hồi. Và tại Ấn Độ, công ước khiến quấy rối tình dục ở công sở bị coi là phạm tội.

Trên đây chỉ là 3 trong vô số trường hợp mà Công ước của LHQ về quyền con người của phụ nữ đã tạo được dấu ấn. Vào tháng 12 năm 2009, Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với Phụ nữ (CEDAW) tròn 30 năm kể từ khi ra đời. Các tác động của nó là sức mạnh thay đổi cuộc sống của phụ nữ, đó sẽ là đề tài để thảo luận và được kỷ niệm tại các sự kiện diễn ra trên khắp thế giới.

30 năm sau khi được Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 18 tháng 12 năm 1979, công ước vẫn là 1 công cụ quan trọng mang tính quốc tế nhằm đạt được quyền con người của PN. Rất nhiều quốc gia đã có các hoạt động chiểu theo công ước như: những đảm bảo mới thuộc hiến pháp đối với PN ở Thái Lan, quyền sở hữu đất đai của PN ở Kyrgyzstan và Tajikistan, sửa đổi luật về đảm bảo lợi ích của PN ở đảo Sô-lô-mông, quyền sức khoẻ sinh sản ở Colombia, Hiến pháp mới cho bình đẳng của phụ nữ được ban hành ở Philippines. (chi tiết xem thêm tại www.unifem.org/cedaw30.)

Tuy nhiên, tình hình thực hiện Công ước ở các quốc gia không giống nhau và còn 7 nước chưa thông qua Công ước này, đó là Iran, Cộng hoà Nauru, Cộng hoà Palau, Xô-ma-li, Xu-đăng, Vương quốcTonga và Mỹ. Tuy nhiên, 186 nước khác đã phê chuẩn CEDAW, giúp công ước trở thành 1 trong những hiệp ước quốc tế đạt sự tán thành nhiều nhất hiện nay.

“Đó là 1 văn bản rất thực tế” phát biểu của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tại Hội nghị về CEDAW. “Công ước nêu 1 cách cụ thể và rõ ràng những gì các nước cần phải thực hiện ở cấp độ quốc gia để đạt được bình đẳng cho PN. Tuy nhiên sự tiến bộ không tự nhiên mà có được — nó đòi hỏi phải có sự cam kết và xử lý rất nhiều việc để tạo ra những thay đổi cần thiết trong xã hội.”

Đôi khi bước đầu tiên để tiến tới bình đẳng là sự ra đời của 1 luật mới, như trường hợp về quấy rối tình dục ở Ấn Độ chẳng hạn. Thẩm phán Sujata Manohar, 1 trong những thành viên của Toà án tối cao đã quyết định vụ này năm 1997, căn cứ vào công ước CEDAW để thúc đẩy Toà án tối cao Ấn Độ ban hành 1 đạo luật mới, mà sau này có thể giúp pháp luật ngăn chặn nạn quấy rối tình dục nơi công sở. Trong nỗ lực thu hút sự tham gia của chính phủ, các nhà hoạt động về phụ nữ, các luật sư và 1 ban hội thẩm của Toà án tối cao, những hướng dẫn tầm quốc gia đã được xây dựng để giúp phụ nữ ở công sở tránh khỏi những gạ gẫm/tán tỉnh không mong muốn về tình dục. Nhưng cụ thể nó đã có tác động như thế nào ở Ấn Độ? liệu nó đã giúp công sở thành nơi an toàn chophụ nữ hay không? Thẩm phán Manohar đã tham gia sự kiện đặc biệt vào ngày 3 tháng 12 tại trụ sở LHQ - New York để trao đổi về tác động của công ước về quyền của PN.

Thước đo xác thực nhất đối với tác động của CEDAW chính là điều kiện sống của PN hiện nay. Những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người của PN vẫn xảy ra và bạo lực với PN là mối quan tâm lớn trên khắp thế giới, liệu có bạo lực tình dục trong xung đột có vũ trang hay lạm dụng tại gia đình. Những PN ở Ấn Độ và Băng-la-đét (nơi mà Toà án tối cao ở nướcnày đã tiếp bước tấm gương của Ấn Độ, đã đưa ra những hướng dẫn về xử lý quấy rối tình dục), PN có ý thức hơn về quyền của mình và có thể thực thi những quyền đó? Và hệ thống LHQ có những hỗ trợ như thế nào cho các quốc gia thành viên để mang lại những thay đổi quan trọng nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho PN?

Các câu hỏi đó và những câu chuyện khác về tác động của CEDAW đã làm thay đổi cuộc sống của PN trên thế giới đã được đề cập tại cuộc thảo luận bàn tròn do TTK LHQ tổ chức vào ngày 3 tháng 12 tại trụ sở LHQ ở New York. Cuộc thảo luận do Cao uỷ viên về Nhân quyền Navi Pillay và Giám đốc điều hành của UNIFEM Inés Alberdi chủ trì, buổi thảo luận sẽ xoay quanh các câu chuyện từ Áo và Mê-xi-cô, ngoài ra còn có những câu chuyện như đã nêu trên từ Ma-rốc, , Ca-mơ-run và Ấn Độ.

Ngoài Thẩm phán Manohar, còn có sự tham gia của Nouzha Guessous, cựu thành viên của Uỷ ban sửa đổi Luật Gia đình của Ma-rốc; Maria Regina Tavares da Silva, cựu thành viên Uỷ ban CEDAWvà thành viên phái đoàn Uỷ ban đã sang thăm & tìm hiểu về nạn bắt cóc, cưỡng bức và giết hại nữ thanh niên tại Mexico; Rosa Logar, Giám đốc điều hành của Trung tâm can thiệp về lạm dụng tại gia đình ở Viên; Naéla Gabr, Chủ tịch Uỷ ban của LHQ về loại bỏ phân biệt đối xử đối với PN, nơi giám sát việc thực hiện công ước; và Elizabeth Evatt, cựu Chủ tịch Uỷ ban CEDAW từ 1989 đến 1990. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nữ của Chương trình Phát triển LHQ, Quỹ Dân số LHQ, Quỹ Nhi đồng LHQ, và Cố vấn đặc biệt của LHG về các vấn đề Giới và Tiến bộ của PN cũng sẽ tham gia.

Hiện nay, đã có 186 nước quan tâm tới các điều khoản của công ước quốc tế về quyền con người của PN, CEDAW.

Biên tập từ nguồn của UNIFEM

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video