BẢY PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN

01/05/2008
Nguyễn Thị Minh Hương (lược dịch)

I. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN

1. Khi nào nên dùng phương pháp phỏng vấn?

Bạn cần biết sâu về kinh nghiệm hay quan điểm của mọi người

Bạn có thể dựa vào thông tin của một số lượng khá nhỏ người trả lời

Vấn đề nhạy cảm và mọi người có thể khó nói tự do trong nhóm

Đối tượng trả lời khó thể hiện hết ý tưởng của mình qua việc trả lời bảng hỏi

2. Các loại phỏng vấn

Phỏng vấn cấu trúc

Phỏng vấn bán cấu trúc

Phỏng vấn sâu/không cấu trúc

Phù hợp khi câu hỏi nghiên cứu có liên quan đến vấn đề chính sách và cần lượng hoá câu trả lời

Phù hợp khi cần một số thông tin định tính và một số thông tin định lượng

Phù hợp để xác định trọng tâm nghiên cứu, hoặc để thăm dò những chủ đề mới hay nhạy cảm

Các câu hỏi được hỏi theo những tiêu chuẩn nhất định

Các câu hỏi có thể được hỏi theo nhiều cách khác nhau nhưng một số câu phải theo tiêu chuẩn

Giống như cuộc nói chuyện, không có các câu hỏi chuẩn, chỉ có các chủ đề

Cần phải trả lời tất cả các câu hỏi

Một số câu hỏi có thể bỏ trống và có thể bổ sung thêm một số câu khác

Theo sự dẫn dắt (hoặc yêu cầu) người trả lời xác định những vấn đề quan trọng cần thảo luận

Phần lớn các câu hỏi có những phương án trả lời chuẩn bị sẵn để lựa chọn

Bao gồm nhiều loại câu hỏi – một số câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở

Tránh câu hỏi trả lời bằng "có" hoặc "không"

Kết quả dễ phân tích

Phân tích khá trực tiếp

Phân tích đòi hỏi thời gian và kỹ năng

Tuân thủ cùng một quy luật như bảng hỏi

 

Tuân theo nhiều quy định tương tự như thảo luận nhóm

Ngoài 3 loại phỏng vấn mang tính chất mặt đối mặt như trên, chúng ta còn có thể phỏng vấn qua điện thoại. Phương pháp này có thể không thuận tiện do không thể giao tiếp trực tiếp nhưng trong những trường hợp cần thông tin từ những chuyên gia thì phương pháp này tỏ ra khá có hiệu quả.

3. Điểm mạnh và hạn chế của phỏng vấn

Điểm mạnh

Hạn chế

-2 Thông tin sâu: qua phỏng vấn ta có thể hiểu rõ hơn vì sao người ta lại hành động như vậy và các cảm giác đứng sau vấn đề

-3 Những người trả lời có thể kể câu chuyện theo cách của mình

-4 Có thể đến với những người không muốn tham gia các thảo luận nhóm hoặc không thể điền các bảng hỏi

-5 Người trả lời thường thích được phỏng vấn – mọi người thường thích những cơ hội hiếm hoi được người khác nghe chuyện của mình

-6 Tốn thời gian

-7 Phân tích có thể khó khi số liệu phỏng vấn ít cấu trúc

-8 Ảnh hưởng của người phỏng vấn – ai là người phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến câu trả lời sẽ nhận được

-9 Số liệu từ phỏng vấn là những gì người ta nói, nhưng chúng ta cần phải kiểm tra xem câu trả lời có đúng với những gì họ thực sự làm hoặc nghĩ không

-10 Đối với những câu hỏi về những gì người ta muốn thấy khác so với thực tế thì thảo luận nhóm có thể tạo cho đối tượng tự tin hơn để trao đổi ý tưởng

-11 Có khả năng vi phạm sự riêng tư – nếu phỏng vấn không khéo sẽ làm người trả lời khó chịu

4. Một số lưu ý để phỏng vấn tốt

Bảo đảm người trả lời hiểu mục tiêu của cuộc phỏng vấn và đồng ý tham gia

Lắng nghe chăm chú – chăm chú nghe và tránh bị phân tâm do phải ghi chép, do tiếng ồn xung quanh, v.v

Hãy quan tâm tới tâm trạng, thái độ của người trả lời trong quá trình phỏng vấn.

Đừng làm người phỏng vấn mệt – các cuộc phỏng vấn chỉ nên kéo dài lý tưởng là 45 phút và nhiều nhất là một tiếng rưỡi. Nếu muốn phỏng vấn sâu về những vấn đề phức tạp, có thể gặp gỡ nhiều lần để phỏng vấn

Đôi lúc, nếu phù hợp có thể gợi ý về ý nghĩa của những tuyên bố mà người dân đưa ra

Trong quá trình phỏng vấn, cần kiểm tra xem người phỏng vấn có hiểu đúng những gì đối tượng nói không – có thể tóm tắt lại những gì ta đã nghe để đối tượng kiểm tra lại

Không phán xét

Tôn trọng quyền của người trả lời – hãy chấp nhận nếu người trả lời không muốn kể với bạn một chuyện gì đó và hãy biết khi nào cần dừng lại hay rút lui nếu thấy người trả lời mệt mỏi

Luôn thử các câu hỏi trước khi thực sự đi nghiên cứu

II. THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG

1. Khi nào nên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung?

Bạn cần thông tin sâu về những gì mọi người nghĩ về một vấn đề nào đó – lý do tại sao họ nghĩ như vậy và tại sao họ giữ quan niệm đó

Bạn cần một số gợi ý để xác định khuôn khổ cho một nghiên cứu quy mô lớn, về những gì người ta coi là vấn đề liên quan đến họ

Bạn muốn biết ý kiến của mọi người về những gì họ nghĩ sẽ là giải pháp tốt hơn

2. Điểm mạnh và hạn chế của thảo luận nhóm tập trung

Điểm mạnh

Hạn chế

-12 Giao tiếp trong nhóm có thể tạo ra những dữ liệu vô giá về cách người ta nghĩ về một vấn đề nào đó – cách giải thích và cách hiểu của chính họ

-13 Có thể sử dụng với các đối tượng không biết đọc, biết viết

-14 Đặc biệt tốt khi chúng ta muốn biết xem người dân nghĩ gì về những thay đổi mà họ muốn thấy – sự hỗ trợ từ những người khác giống họ có thể khuyến khích người ta suy nghĩ sáng tạo hơn

-15 Hoạt động nhóm có thể giảm bớt quyền lực của người làm nghiên cứu, với người tham gia thảo luận nhóm, họ sẽ cảm thấy "sức mạnh của số đông” và kiểm soát quá trình tốt hơn

-16 Vui vẻ đối với người tham gia

-17 Tạo ra nhiều thông tin

-18 Đôi khi thành viên nhóm được động viên thực hiện các hành động sau khi chia sẻ các câu chuyện của mình

-19 Không đưa ra số liệu thống kê

-20 Dữ liệu có thể quá phức tạp, khó phân tích

-21 Các nhóm có thể bị một số người "chỉ đạo” và những quan điểm trái chiều có thể bị trấn áp

-22 Cần người điều hành có kỹ năng

-23 Có thể khó mời người tham gia vì mất thời gian nếu phải mời nhiều người

-24 Có thể loại trừ những người không thấy thoải mái (hoặc chấp nhận) khi nói trước đám đóng, có thể không nghe được tiếng nói của thiểu số.


3. Một số lưu ý để thảo luận nhóm tập trung tốt

Tìm địa điểm phù hợp cho nhóm – một nơi yên tĩnh và thoải mái cho người tham gia

Làm cho mọi người thoải mái bằng các cách tiếp cận không nghi thức quá và cởi mở - bảo đảm mọi người không cảm thấy mình bị xoi mói

Bảo đảm mọi người đều có cơ hội bình đẳng để nói

Khuyến khích sự giao tiếp giữa các thành viên, nhưng giữ họ không đi lạc chủ đề

Tránh việc một số thành viên trong nhóm bắt ép người khác phải đồng ý với họ

Không nên chỉ dựa vào một thảo luận nhóm tập trung để đại diện cho quan điểm của cả nhóm – tốt nhất là bạn nên làm nhiều thảo luận nhóm để bảo đảm không bị một nhóm “phá phách” làm chệch thông tin

Hãy nhớ rằng thông tin thu được liên quan đến cả nhóm chứ không phải chỉ là các cá nhân trong nhóm.

III. NGHIÊN CỨU CÁC NGUÔN TÀI LIỆU

Phần lớn các nghiên cứu đòi hòi có phần nghiên cứu tài liệu sẵn có. Nhưng đôi khi nghiên cứu tài liệu (còn gọi là sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp) đóng vai trò trung tâm trong nghiên cứu. Các tài liệu bản thân nó được coi là các nguồn thông tin.

Khi nào nên sử dụng nghiên cứu tài liệu?

Khi nghiên cứu tài liệu bản thân nó là một thành tố của một nghiên cứu lớn hơn

Một số câu hỏi nghiên cứu của bạn có thể đã phần nào được các dữ liệu hiện có trả lời.

Khi đã có những dữ liệu đáng tin cậy về nhóm dân số bạn đang quan tâm.

2. Điểm mạnh và hạn chế của sử dụng tài liệu

Điểm mạnh

Hạn chế

-2 Tránh những trùng lặp không cần thiết khi đã có những nghiên cứu tương tự được thực hiện trước đó

-3 Để tác động chính sách, chúng ta cần cho thấy chúng ta đã biết về những công trình đã có trong lĩnh vực, đặc biệt những công trình có vẻ như ngược với luận điểm của mình

-4 Phương pháp này có hữu dụng hay không phụ thuộc vào chất lượng những thông tin sẵn có về lĩnh vực chúng ta qua ntâm-5 Dữ liệu được làm cho những mục đích khác với mục đích của chúng ta nên ít khu chúng đáp ứng hoàn toàn mục tiêu tìm hiểu của ta-6 Có thể làm chúng ta khó tập trung vào câu hỏi nghiên cứu của mình-7 Tài liệu không thể coi như đã phản ánh khách quan thực tế vì chúng thể hiện quan điểm của những người viết tài liệu đó

3. Một số lưu ý để sử dụng tài liệu tốt

Luôn ghi nhớ trọng tâm nghiên cứu của mình khi làm việc với các tài liệu sẵn có

Các thông tin phải được đánh giá cẩn thận về mức độ tin cậy – hãy tìm xem có có những định kiến hay sai sót ở đâu không

Hãy tìm những gì chưa được đề cập trong tài liệu

Bất cứ việc phân tích lại những số liệu đã có cần được làm cẩn thận và có ý kiến tham vấn của các chuyên gia thống kê (đối với số liệu định lượng) hoặc những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm (đối với dữ liệu định tính)

IV. QUAN SÁT

1. Khi nào nên dùng phương pháp quan sát?

Thông tin bạn cần là những sự vật, hiện tượng có thể quan sát được

Bạn cần kiểm tra chéo quan điểm của mọi người về những gì đang diễn ra

Một số phương pháp quan sát

Quan sát hệ thống

Quan sát cùng tham gia

-10 Người quan sát tìm những hành vi cụ thể tài những thời điểm và thời gian nhất định

-11 Cần một bảng kiểm những gì cần quan sát

-12 Cần đưa ra những dữ liệu định lượng

-13 Khi quan sát, người quan sát cởi mở nhưng không thể hiện rõ mình đang quan sát

-14 Dễ phân tích

-15 Người quan sát thu nhận thông tin từ việc sống cùng và/hoặc làm việc cùng với những người họ đang nghiên cứu

-16 Người quan sát ghi lại tất cả những gì họ có thể

-17 Có được nhiều dữ liệu định tính

-18 Cần phải nhận được sự đồng thuận

-19 Khó phân tích

3. Điểm mạnh và hạn chế của quan sát

Điểm mạnh

Hạn chế

-20 Ghi chép trực tiếp những gì họ làm, phân biệt với những gì họ nói là họ làm

-21 Có thể có tính hệ thống và nghiêm cẩn

-22 Có thẻ đưa ra nhiều dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn

-23 Có thể đưa ra những thông tin từ đó làm cơ sở để thảo luận với những người được quan sát

-24 Tập trung vào những hành vi có thể quan sát được và vì thế không giúp xác định được động cơ của mọi người

-25 Có nguy cơ ý nghĩa của tình huống bị đơn giản hoá quá mức hoặc bị giải thích méo mó

-26 Sự có mặt của người quan sát có thể ảnh hưởng đến bối cảnh người ta quan sát


4. Một số lưu ý để quan sát tốt

Quan sát tốt nhất khi được sử dụng cùng với các phương pháp khác – không thể coi ý nghĩa của những hành vi đượcquan sát là đương nhiên, cần yêu cầu mọi người tự giải thích hành vi

Quan sát có thể dựa vào:

+ Tần suất của sự kiện – các hiện tượng trong bảng kiểm xảy ra bao nhiêu lâu một lần

+ Sự kiện tại một thời điểm nhất định – người quan sát ghi chép những gì đang xảy ra, ví dụ cứ 30 giây một lần hay cứ 20 phút một lần

+ Độ dài của sự kiện – thời gian sự kiện diễn ra

+ Cỡ mẫu đối tượng – các cá nhân có thể được quan sát trong những giai đoạn xác định, sau đó chuyển sự chú ý sang người khác

Chỉ đưa vào bảng kiểm quan sát các sự kiện, hiện tượng khi chúng:

+ Rõ ràng – có thể quan sát được một cách trực tiếp

+ Hiển nhiên,

+ Không phụ thuộc vào bối cảnh – bối cảnh không ảnh hưởng đến cách giải thích

+ Có liên quan đến chủ đề nghiên cứu

+ Hoàn chỉnh – cần bao hàm các khả năng có thể xẩy ra

+ Chính xác – không bì mù mờ giữa các tiêu chí

+ Dễ ghi chép

V. BẢNG CÂU HỎI

Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi dạng văn bản hoặc là được gửi cho người trả lời để họ tự điền hoặc được người nghiên cứu hỏi và điền những thông tin trả lời vào chỗ tương ứng.

1. Khi nào nên dùng bảng câu hỏi?

Bạn cần thông tin của nhiều người

Bạn biết chính xác mình cần những dữ liệu gì

Thông tin bạn cần khá trực tiếp, rõ ràng và bạn muốn thông tin được ghi theo những mẫu chuẩn

 

 

Bảy loại câu hỏi thường dùng trong bảng câu hỏi

Câu hỏi mở

Câu hỏi mở tạo cho người trả lời cơ hội thể hiện quan điểm của họ về một vấn đề cụ thể. Câu trả lời của câu hỏi mở có thể cung cấp nhiều thông tin nhưng có thể gây khó khăn trong phân tích.

Liệt kê

Một danh sách các câu trả lời được đưa ra để lựa chọn. Ví dụ câu hỏi về các loại nông sản được sản xuất và người trả lời có thể chọn một vài loại nông sản

Tiêu chí

Câu trả lời được viết dưới dạng một số tiêu chí cố định và người trả lời chỉ có thể chọn 1 tiêu chí. Ví dụ câu hỏi về tuổi đưa ra nhiều tiêu chí, 20-29 tuổi, 30-39 tuổi v.v. và người trả lời chỉ có thể chọn 1 tiêu chí

Xếp hạng

Người trả lời được yêu cầu sắp xếp một số thứ theo thứ tự, Ví dụ họ có thể sắp xếp thứ tự các đặc điểm hay tính chất theo mức độ họ cho là quan trọng

Thang bậc

Có một số loại câu hỏi theo thang bậc ví dụ câu hỏi đánh giá chất lượng tài liệu có thể theo các bậc: rất hấp dẫn, hấp dẫn, không hấp dẫn... Loại câu hỏi này cần quản lý cẩn thận

Số lượng

Câu trả lời là những con số

Bảng

Một bảng nhỏ được đưa ra để giúp ghi câu trả lời cho 1 hoặc nhiều câu hỏi cùng lúc

Điểm mạnh và hạn chế của bảng câu hỏi

Điểm mạnh

Hạn chế

-27 Thu được nhiều thông tin từ nhiều người với chi phí khá rẻ

-28 Dễ phân tích nếu chủ yếu chỉ dùng các câu hỏi đã mã hoá trước

-29 Bảng câu hỏi tự điền làm mất đi “hiệu ứng khi gặp người phỏng vấn” nên người tả lời chỉ phải làm việc với một tập hợp câu hỏi có sẵn

-30 Tỷ lệ nhận được câu trả lời (đối với bảng hỏi gửi đi để đối tượng tự điền) có thể thấp

-31 Các câu hỏi mã hoá trước có thể làm cho thông tin nghiêng theo hướng nhìn nhận của người nghiên cứu về thực tế chứ không phải là quan điểm của người trả lời

-32 "Đánh dấu vào ô tương ứng" có thể làm cho người đọc khó chịu, khiến họ không muốn tham gia, một số người lại thích làm việc này nếu hình thức câu hỏi hấp dẫn hơn-33 Có thể mất nhiều thời gian để xây dựng, thẩm định và đợi người trả lời điền và gửi trả bảng hỏi-34 Ít có cơ hội kiểm tra sự trung thực của người trả lời đối với những bảng câu hỏi gửi qua bưu điện

4. Một số lưu ý để nghiên cứu sử dụng bảng hỏi tốt

Một số vấn đề kỹ thuật đối với bảng hỏi tự điền

Cần có những thông tin cơ bản: nghiên cứu này của ai, mục tiêu nghiên cứu, địa chỉ gửi thông tin, mức độ bảo mật của thông tin, việc trả lời là hoàn toàn tự nguyện và lời cám ơn.

Hướng dẫn trả lời: phần hướng dẫn cần cụ thể, nên có ví dụ cách điền bảng câu hỏi

Ô để mã hoá: nếu muốn xử lý số liệu bằng máy tính thì nên có các ô để mã hoá những dữ liệu ta muốn nhập vào máy tính.

Nhớ ghi phương án "không biết" vào bảng hỏi

Hình thức: làm cho bảng câu hỏi đẹp và rõ ràng, sáng sủa. Như vậy sẽ giúp tăng tỷ lệ hoàn trả câu trả lời và dễ phân tích số liệu hơn

Hãy dành đủ thời gian cho các công đoạn:

Lên kế hoạch và thiết kế bản thảo đầu tiên của bảng câu hỏi

Cho mọi người xem và góp ý

Chỉnh sửa

Thẩm định

Sửa lại theo kết quả thẩm định

In ấn và gửi bảng câu hỏi

Bảo đảm bạn được duyệt để gửi bảng câu hỏi

Dành đủ nguồn kinh phí để in ấn và gửi bảng câu hỏi

Cần một số hoạt động tiếp theo sau khi gửi bảng câu hỏi để bảo đảm tăng tỷ lệ trả lời – điều đó sẽ đòi hỏi có thời gian và công sức

Nếu định phân tích bằng máy tính, cần xem chúng ta phải sắp xếp, chuẩn bị dữ liệu thế nào cho việc phân tích đó

VI. CÁC BÀI TẬP XẾP HẠNG VÀ CHẤM ĐIỂM

Khi nào nên dùng xếp hàng và chấm điểm?

Khi bạn muốn thu hút sự tham gia của người dân trong cộng đồng để quyết định các ưu tiên trong hoạt động

Khu bạn cần hiểu cách người dân trong cộng đồng phân loại các sự vật, hiện tượng

Một số loại bài tập xếp hạng và chấm điểm

Loại

Hữu dụng khi

Xếp hạng sự ưa thích (bằng cách bỏ phiếu/giơ tay)

Để nhanh chóng xác định những vấn đề khó khăn chính hoặc những vấn đề được cộng đồng ưa thích. Có thể dễ dàng so sánh các ưu tiên của các cá nhân khác nhau. Bỏ phiếu/giơ tay cũng là một hình thức xếp hạng sự ưa thích

Xếp hạng theo bảng trực tiếp

Để xác định các tiêu chí đối với một sự vật, hiện tượng cụ thể và lý do người địa phương ưa thích

Các bước tiến hành một số loại bài tập xếp hạng và chấm điểm

3.1 Xếp hạng sự ưa thích

Chọn một số vấn đề hay một số phương án được ưa thích cần xếp thứ tự ưu tiên, ví dụ như các khó khăn của nông dân hay sự ưa thích một số loại cây trồng

Đề nghị người được phỏng vấn nêu lên những mục được họ ưa thích trong số các vấn đề đưa ra theo thứ tự ưu tiên. Lập ra danh sách khoảng 3 đến 6 mục đối với từng người được hỏi

Lặp lại các bước này với một vài người được hỏi

Xếp thành bảng các câu trả lời

Ví dụ về xếp hạng sự ưa thích

Các khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp

Người trả lời

A

B

C

D

E

F

Hạn hán

5

5

3

5

4

5

27

1

Sâu bệnh

4

3

5

4

5

4

25

2

Cỏ

3

4

4

1

3

3

18

3

Chi phí vật tư cao

2

1

2

2

2

2

11

4

Thiếu lao động

1

2

1

3

1

1

9

5

3.2 Xếp hạng theo bảng trực tiếp

Chọn hoặc đề nghị mọi người chọn một nhóm các sự vật, hiện tượng quan trọng đối với họ (các loại cây, các loại nhiên liệu, hoa quả...)

Liệt kê những loại quan trọng nhất (3 đến 8 loại)

Làm rõ từng loại bằng cách đặt câu hỏi:

+ Loại này có những điểm tốt gì? Còn điểm tốt nào nữa (tiếp tục hỏi cho đến khi không còn thêm câu trả lời nào khác)

+ Loại này có những điểm xấu gì? Còn điểm tốt nào nữa (tiếp tục hỏi cho đến khi không còn thêm câu trả lời nào khác)

Liệt kê tất cả các tiêu chí: Chuyển các tiêu chí tiêu cực thành tích cực bằng cách dùng từ đối nghĩa (ví dụ: “dễ bị sâu bệnh” thành "chống lại được sâu bệnh”)

Vẽ bảng

Với mỗi tiêu chí, hãy hỏi sự vật nào là tốt nhất

+ Cái nào là tốt nhất, tiếp theo là cái gì?

+ Cái gì là xấu nhất, tiếp theo là cái gì?

+ Còn với 2 tiêu chí còn lại thì hỏi "cái nào tốt hơn"

Đặt câu hỏi: Tiêu chí hay yếu tố nào là quan trọng nhất

Yêu cầu mọi người lựa chọn "Nếu chỉ được chọn 1 thì các anh/chị sẽ chọn cái nào?

5. Một số lưu ý để xếp hạng và cho điểm tốt

Bước quan trọng nhất là xác định được các cách người dân cộng đồng dùng để đánh giá các sự vật, hiện tượng – đơn vị đo và cách gọi tên, phân loại của họ

Điều chỉnh bài tập theo yêu cầu của người và môi trường làm việc

Thảo luận trước với những người có hiểu biết về những nội dung cần tập trung

Để mọi người làm theo cách của mình

Bảo đảm có quan điểm của các nhóm người khác nhau trong quá trình xếp hạng: phụ nữ, nam giới, người già, người trẻ có những quan điểm khác nhau

Gợi ý mọi người nêu lý do tại sao họ lại xếp hạng như vậy và các tiêu chí khi họ cho một số vấn đề là quan trọng

VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN: BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Khi nào nên dùng phương pháp trực quan?

Bạn muốn nhanh chóng biết được “mọi việc ở đây diễn ra thế nào"

Bạn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường vật chất, ví dụ như các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, tiếp cận nguồn nước và những vấn đề đó liên quan thế nào đến các vấn đề xã hội

Cần xác định trọng tâm để khuyến khích thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan

Cần sử dụng cẩn thận vì đây có thể là những cách để mở ra những chủ đề nhạy cảm và dễ gây ngại ngùng

Khi người dân thích trình bày bằng hình ảnh hơn là trao đổi bằng ngôn từ

Một số phương pháp trực quan

Bản đồ xã hội: Cần chuẩn bị trước lược đồ về địa bàn, sau đó đề nghị người dân xác định những hộ gia đình nghèo nhất ở chỗ nào trên bản đồ. Sau đó thảo luận về những yếu tố tạo nên sự giàu có và thống nhất các tiêu chí đánh giá nghèo. Sau đó, cùng xác định 3 đến 5 nhóm với mức độ giàu có khác nhau trong cộng đồng

Bản đồ đi lại: Là chỉ số giúp xác định các mối quan hệ của một người, hiểu biết của họ về thế giới bên ngoài và quyền hạn của họ trong cộng đồng. Bản đồ đi lại cho phép so sánh mức độ tự do đi lại của các nhóm dân cư khác nhau và các thảo luận xoay quanh quá trình vẽ sẽ cung cấp nhiều thông tin về trình độ văn hoá, nhận thức và vị thế của những người khác nhau trong cộng đồng

Giản đồ công việc hàng ngày: cho phép biết cách các nhóm người khác nhau trong xã hội sử dụng thời gian trong ngày cho các hoạt động sản xuất, sinh sản và cộng đồng khác nhau

Lịch mùa vụ: giúp cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng của tự nhiên để từ đó xác định thời điểm thực hiện các can thiệp cho hiệu quả

Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp trực quan

Điểm mạnh

Hạn chế

-41 Phần lớn người dân thích tham gia vào các nghiên cứu sử dụng phương pháp trực quan

-42 Bản đồ hay sơ đồ giúp tạo ra trọng tâm cho thảo luận nhóm

-43 Một số người thấy cách dùng phương pháp trực quan dễ hơn trong giao tiếp so với nói chuyện bằng ngôn ngữ

-44 Hình ảnh có thể bị giải thích không đúng với ý định của người vẽ

-45 Có thể không phù hợp về mặt văn hoá, cần phải hiểu cách người dân địa phương tư duy để hiểu các hình vẽ -46 Cần thời gian vì những người tham gia phải có thời gian để giải thích các hình ảnh họ tạo ra-47 Có thể gây khó khăn khi nói đến quyền sở hữu và khi tái sử dụng lại hình ảnh

4. Một số lưu ý để sử dụng phương pháp trực quan tốt

Các hình ảnh cần có sự giải thích – cần nghe và ghi chéo lại những gì mọi người nói về hình ảnh vì phần này quan trọng không kém bản thân hình ảnh

Đừng nhận xét về khả năng nghệ thuật của các sản phẩm – đó không phải là điểm chính yếu

Mọi người đều sở hữu các hình ảnh và bản đồ của mình – cần xin phéo nếu bạn muốn dùng cho các nhóm lớn hơn hoặc cần tự sao chép nếu mọi người muốn giữ bản gốc

Không nên giả định rằng tất cả mọi người đều thích thể hiện mình bằng cách vẽ - một số người coi đó là "trò trẻ con" và yêu cầu họ vẽ là một sự xúc phạm họ

Trung tâm NGHIÊN CỨU - Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video