Bệnh lao sơ nhiễm ở trẻ em

24/03/2006
Lao sơ nhiễm là thể lao đầu tiên khi vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể với những biểu hiện rất rõ về sinh lý lâm sàng và tổn thương có thể nhìn thấy trên hình ảnh chụp phim phổi, tuỳ theo đường xâm nhập của vi trùng lao vào cơ thể mà tổn thương biểu hiện ở phổi, tiêu hoá, da hay niêm mạc. Nhưng Lao sơ nhiễm ở phổi thường gặp nhất, hiện nay nguồn lây lao trong cộng đồng (tức là người đang mang vi khuẩn lao) còn cao nên trẻ em thường mắc lao sơ nhiễm.

Cần biết phân biệt giữa nhiễm lao và bệnh lao. Nhiễm lao là trạng thái lành tính. Đa số trẻ em (khoảng 90%) sau khi bị vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể chỉ có biểu hiện nhiễm lao. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm (thậm chí 10 - 15 năm) khi có những nguy cơ như cơ thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, các bệnh vi rút cấp tính, tiếp xúc liên tục với nguồn lây lao thì lúc đó nhiễm lao có thể trở thành bệnh lao.

 

Đối với những trẻ thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây lao là người bị lao phổi thì nguy cơ bị mắc lao là không tránh khỏi vì sức đề kháng của trẻ kém.

 

Nguồn lây có thể là người trong gia đình bị lao, người trông trẻ, hàng xóm hay tiếp xúc với trẻ khác đang mắc lao . . . Những trẻ không được tiêm phòng vác- xin cũng là đối tượng có nguy cơ cao. Một số trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh gây ra bởi vi rút như cúm, sởi, sốt phát ban, u tuyến ức, nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng...cũng dễ bị nhiễm lao. Ngoài ra còn vấn đề cơ địa vì có trường hợp rất dễ bị nhiễm lao do bản thân trẻ có yếu tố dễ bị lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn.

 

Khi bị nhiễm lao trẻ bị sốt nhẹ, sốt kẻo đài, nhiệt độ buổi chiều, tối tăng cao hơn buổi sáng, kéo dài từ 2 tuần lễ trở lên. Có thể kèm theo tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, trẻ bị ho khan từng cơn và kèm rối loạn tiêu hoá.

 

Đối với các trường hợp cấp tính, trẻ bị sốt cao, ho từng cơn, ho có đờm, thở khò khè hoặc giống như nhiễm khuẩn đường tiêu hoá: sốt, nôn, bụng chướng hơi, ỉa lỏng hoặc ỉa phân sống kéo dài. Đôi khi trẻ sất cao kèm theo ban đỏ.

 

Nói chung khi thấy trẻ có những biểu hiện sau đây cần đưa trẻ đến các trung tâm khám để phát hiện sớm nếu mắc lao phải điều trị lao ngay.

 

- Sốt là triệu chứng thường gặp, có thể sất cao liên tục nhiệt độ 39-40 độ C hoặc ôôst dao động, nhiệt độ tăng hơn về chiều tối. óo thể sốt từng đợt một vài tuần lễ.+-+

 

- Phần lớn các trường hợp: sốt nhẹ và vừa, nhiệt độ từ 37,5 - 38 độ C, diễn biến kéo dài vài tuần trở lên, ra mồ hôi trộm, gầy yếu, sút cân, trẻ kém ăn quấy khóc da xanh, mạch nhanh là những dấu hiệu của hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mãn tính.

 

- Ho khan, ho từng tiếng hoặc từng cơn kéo dài vài tuần lễ, ho tăng dần và ho đờm trẻ nhỏ nuốt đờm, trẻ lớn khạc đờm, đờm ra có màu trắng hoặc vàng - khó thở nhẹ, không tím tái, tiếng thở rít, đau tức ngực, có thể bụng bị chướng hơi gõ có vùng đục do hạch mạc treo sưng to.

Đa số lao trẻ em cũng giống như người lớn là bị lao phổi. Tuy nhiên, vi trùng lao có thể bị tổn thương ở nhu mô phổi, hạch khí quản theo đường tĩnh mạch vào tim phải đến mao mạch phổi rồi tiếp tục qua tim trái tới vòng đại tuần hoàn gây nên những tổn thương lao ngoài phổi. Các thể lao ngoài phổi ở trẻ em hay gặp là: lao hạch, lao xương, khớp, lao màng lão và lao kê toàn thân.

Khi phát hiện thấy trẻ đã bị bệnh lao cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, tuyệt đối không được bỏ dở điều trị khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Phòng bệnh lao cho trẻ em cồn phải thực hiện các nguyên tắc: Tiêm phòng lao BCG cho trẻ em trong độ tuổi đúng theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. Cần phát hiện và điều trị sớm nguồn lây lao cho trẻ em và không cho trẻ em tiếp xúc với nguồn lây. Cần thường xuyên khám bệnh để phát hiện và điều trị sớm lao sơ nhiễm nếu có nhằm tránh các biến chứng xấu đối với sức khoẻ của trẻ em./.

Mai Hà
Trung tâm truyền thông Bộ Y tế

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video