BIÊN NIÊN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI PHỤ NỮ

19/05/2008
Nhân kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang Web xin trân trọng giới thiệu với độc giả Biên niên một số hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phụ nữ

1920

- Trong những ngày dự Đại hội Tua (họp từ 25 đến 30 tháng 12), Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ đồng chí Clara Détkin (Clara Zetkin), nữ chiến sĩ cách mạng nổi tiếng của Đức, ủy viên Ban thường vụ Quốc tế Cộng sản, được Quốc tế Cộng sản cử đến dự Đại hội.

1922

- Trên báo Le Paria, số 5, ngày 1-8. Nguyễn Ái Quốc có bài viết nhan đề "Phụ nữ Việt Nam và chế độ đô hộ của Pháp", thuật lại vụ lính Pháp thay nhau hãm hiếp một em bé 8 tuổi và hai phụ nữ Việt Nam rồi giết hại một cách man rợ những chị em này để cướp lấy tư trang.

Nhân vụ này tác giả lên án chế độ thực dân Pháp đối với phụ nữ Việt Nam:

"Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ, lại càng bỉ ổi hơn nữa”.

“Thật là một sự mỉa mai đau đớn khi thấy văn minh được trưng dưới nhiều hình thức khác nhau...mà lại đối xử bằng những cách ô nhục nhất với biểu trưng sống của chính mình và xúc phạm một cách vô liêm sỉ tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ".

1924

- Tháng 5, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Phụ nữ Phương Đông" với nội dung nêu bật vai trò của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống áp bức.

- Ngày 18 tháng 12, từ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản, đề nghị giúp đỡ thêm về tài chính, chỉ thị cho các đại diện ở Quảng Châu phải chăm lo đến Đông Dương, quan tâm vấn đề tuyên truyền trong phụ nữ và thiếu nhi.

1925

- Nguyễn Ái Quốc viết bài "Vãn minh tư bản chủ nghĩa và phụ nữ ở các thuộc địa". Nội dung: Tố cáo tội ác của thực dân Anh đối với phụ nữ và trẻ em Ấn Độ làm việc trong các hầm mỏ.

Trong tác phẩm "Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” do một nhóm sinh viên Trung Quốc biên soạn, Nguyễn Ái Quốc chủ biên, được Nhà xuất bản Mátxcơva tổ chức dịch và xuất bản năm 1925 đã nêu bật 9 yêu sách trong đó có việc "Cấm lao động ban đêm đối với phụ nữ và trẻ em".

Trong Báo cáo gửi Quốc tế nông dân (1925), Nguyễn Ái Quốc viết vế tình hình Việt Nam như sau:

"Đại đa số nông dân bị thất học. Còn nữ thanh niên và phụ nữ nông dân thì trên thực tế bị tước mất học vấn. Sự dốt nát đã khiến cho nông dân trở thành một công cụ dễ sai khiến trong tay thế lực phản cách mạng”.

(Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại Viện Hồ Chí Minh)

- Trong bài viết “phong trào nông dân tỉnh Quãng Ngãi (16-10-1925) dưới bút danh Nilốpxki, Nguyễn Ái Quốc viết:

"Về thanh niên và phụ nữ. Khoảng 1/3 hội viên Hội nông dân là thanh niên. Nhiều người trong số họ là cán bộ của Hội nông dân.Cũng có phụ nữ và nữ thanh niên, nhưng rất ít".

(Tài liệu tiếng Anh, lưu tại Viện Hồ Chí Minh)

1927

- Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh" (1927), khi viết về "Mục đích của Pari công xã”, Nguyễn Ái Quốc nêu 5 điểm, trong đó có 2 điểm là:

+ Tất cả trẻ em trong nước, bất kỳ con trai, con gái, đấu phải đi học, học phí Nhà nước phải cho.

+ Bất kỳ đàn ông, dân bà, ai cũng được quyền chính trị, tuyển cử và ứng cử.

- Trong phần nói về "Cách tổ chức công hội” (cũng trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”) Nguyễn Ái Quốc nêu: trong 5 yếu tố tạo nên sự vững bền của công hội, có việc “đàn ông đàn bà đều phải bình đẳng”. Ở phần “Tổ chức dân cày”tác giả yêu cầu lập một ban phụ nữ.

1928

- Trong “thư từ Ấn Độ", in trên tập san Inprekorr, số 28, 17-3-1928, dưới bút danh Wang, Nguyễn Ái Quốc cho biết: "Phụ nữ Mađrat hội họp ở Gokhale và ra một lời kêu gọi, kết thúc bằng câu: "Ta phải tỏ cho thế giới biết rằng cả nước một lòng, chỉ có một nền độc lập hoàn toàn mới thỏa mãn được dân tộc". Tác giả ca ngợi nữ Tiến sĩ Bi dan, một cụ bà bảy mươi tuổi người Anh, trở thành một người dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ đầy nhiệt tình, rấttích cực trong phong trào dân tộc và được nhân dân Ấn Độ rất yêu mến, đã đưa ra lời kêu gọi vang dội: “Hỡi những người con của Ấn Độ! Hãy đứng lên và đoàn kết lại? Tổ quốc cần đến tất cả các người!".

1930

- Trong Báo cáo về những Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Nông hội cũng phải thành lập một Ban phụ nữ để vận động chị em phụ nữ tham gia cuộc đấu tranh chung” .

- Trong bài "Những thủ đoạn của đế quốc Pháp", Nguyễn Ái Quốc cho biết:

+ Phụ nữ, M.O.P.R (Quốc tế Cứu tế đỏ), Hội phản đế đồng minh: chưa có gì.

+ Hải Phòng có 2 nữ đảng viên cộng sản (không thuộc các chi bộ nhà máy và đường phố); 11 nữ hội viên trong các nghiệp đoàn thợ thuyền.

+ Nam Định có 4 nữ đảng viên cộng sản trong các chi bộ đường phố; 21 nữ thanh niên là hội viên công hội;

+ Phủ Lý có 6 nữ đảng viên;

+ Thái Bình có 10 nữ đảng viên tại các chi bộ làng;

+ Hà Nội có 4 nữ đảng viên, 29 nữ đoàn viên thanh niên cộng sản.

1935

- Ngày 16-1, trong thư gửi Ban Phương Đông, ký tên Lin, Nguyễn Ái Quốc đề nghị cho xuất bản 30 tập sách nhỏ viết về các vấn đế khác nhau trong đó có cuốn “Làm thế nào để tố chức học sinh. phụ nữ “.

1941

- Trong bài Kính cáo đồng bào, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi “Phụ nữ cùng toàn dân đoàn kết đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".

- Trong bài Thế giới độ chiến và phận sự dân ta, đăng báo "Việt Nam độc lập” số 113, 21-12, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi phụ nữ vào "Phụ nữ cứu quốc hội".

- Trong tài liệu “Chương trình Việt Minh" do Nguyễn Ái Quốc thảo, đề cập:

“Về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, đàn bà được bình đẳng với đàn ông”.

1944

- Trong Báo cáo về tình hình các đảng phái đọc tại Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) tháng 3-1944, Hồ Chí Minh cho biết "Hội phụ nữ giải phóng đã được thành lập".

- Cuối năm, Người ghi bài thơ Tặng cháu Nông Thị Trưng trên trang đầu quyển sổ. Người biên dịch tác phẩm "Phép dùng binh của Tôn Tử”:

“Vở này ta tặng cháu yêu ta.

Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là

Mong cháu ra công mà học tập

Mai sau cháu giúp nước non nhà”..

1945

- Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (tháng 8), Hồ Chí Minh viết: “Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo”.

1946

- Báo Tiếng gọi phụ nữ, số Xuân Bính Tuất, đăng bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi chị em Việt Nam như sau:

“Năm mới Bính Tuất

Phụ nữ đồng bào

Phải gắng làm sao

Gây “Đời sông mới”

Việc thành là bởi

Chúng ta siêng mần

Vậy nên chữ cần

Ta thực hành trước

Lại phải kiệm ước

Bỏ thói xa hoa

Tiền của dư ra

Đem làm việc nghĩa

Thấy của bất nghĩa

Ta chớ tham thàn

Thế tức là liêm

Đã liêm thì khiết

Giữ mình làm việc

Quảng đại công bình

Vì nước quên mình

Thế tức là chính

Cần, kiệm, liêm, chính

Giữ được vẹn mười

Tức là những người

Sống "Đời sống mới"!

- Giữa tháng 5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc; Người hỏi chuyện từng người và căn dặn bà Nguyễn Thị Định (lúc đó là Ủy viên Ban Chấp hành Hội phụ nữ tỉnh Bến Tre):

"Cô ở ngoài này học tập một thời gian rồi lại về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té, có phải thế không?”.

(Trích “Không còn con đường nào khác” của Nguyễn Thị Định, Nxb Văn học Giải phóng,1976).

-Ngày 28-6, tại vườn Xanh Clu (Saint Clou), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Phụ nữ Quốc tế đến thăm. Các đại biểu đã thông báo với Người: trong cuộc họp cùng ngày, Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới đã công nhận Hội Phụ nữ Việt Nam là hội viên. Người nót với các đại biểu vài nét về những thành tích, những hy sinh, nỗ lực của phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành chính quyền cũng như bảo vệ và xây dựng đời sống mới.

- Ngày 13-7, Người tiếp và trả lời phỏng vấn của bà Rôxenphen, đại diện báo Phụ nữ (Pháp). Người nêu lên truyền thống anh hùng, đảm đang của phụ nữ Việt Nam và quyền lợi của họ: bình đẳng như nam giới, có quyền ứng cử và bầu cử vào các cơ quan chính quyền.

1947

-Trong bài viết "Cán bộ tốt và cán bộ xoàng", Chủ tịch Hồ Chí Minh khen chị em phụ nữ đã cùng các cụ già và các em nhi đồng đi phá dường, đưa cơm nước đến..

- Trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền",Người căn dặn: "Thái độ phải mềm mỏng: đối với các cụ già phải cung kính, với anh em phải khiêm tốn, với phụ nữ phải nghiêm trang, với nhi đồng phải thân yêu, với cả mọi người, phải thành khẩn".

1948

- Tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Bà Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam góp ý cho tờ báo Phụ nữ về các mặt: mục đích, nội dung, nhiệm vụ của tờ báo.

1949

- Tháng 5, Người viết thư gửi phụ nữ cứu quốc Cao Bằng, khen ngợi thành tích và động viên học chữ quốc ngữ, tăng gia sản xuất.

- Tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho nữ du kích Bùi Thị Cúc xã Ba Trại, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây).

Người khen dân quân du kích xã Ba Trại đã anh dũng diệt giặc trong trận đánh 16-2-1949, đặc biệt là "cháu Cúc đã tiêu diệt được 8 tên giặc để lập chiến công vẻ vang trong trận ấy", và mong "toàn thể nam nữ du kích trong tỉnh sẽ hăng hái thi đua diệt giặc lập công”.

Người thưởng cho Bùi Thị Cúc một chiếc khăn tay và hứa sẽ có một giải thưởng đặc biệt gọi là Giải thưởng Chuẩn bị tổng phản công cho chiến sĩ và đội du kích nào lập công to nhất từ nay đến cuối năm.

(Thư lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)

-Tháng 9, Người viết thư gửi các cụ, các bà trong Hội mẹ chiến sĩ Liên khu 4, báo tin Người vẫn thường nhận được thư, quà của các cụ, các bà gửi cho, và được biết các cụ, các bà hăng hái thi đua ái quốc làm kiểu mẫu cho con cháu, vẫn cố gắng học chữ, học làm tính, thương yêu săn sóc như con cháu ruột thịt.

“Thật là đáng kính, đáng quý"

Người mong rằng :”Khắp cả nước, các liên khu, các tỉnh, các làng, ở đâu cũng có Hội mẹ chiến sĩ. Còn các chiến sĩ thì phải có hiếu với mẹ nuôi bằng cách thi đua giết nhiều giặc, cướp nhiều súng, lập nhiều công làm rạng danh và đền bồi công ơn của các bà mẹ chiến sĩ".

(Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985).

- Cuối tháng 12, Người làm việc với các ông Hoàng Quốc Việt, Trần Danh Tuyên về kế hoạch tiến hành đại hội lần thứ nhất Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Trong khi căn dặn các điều quan trọng nhất, Người nhắc: "Chú ý có đại biểu nữ công nhân".

(Xem Hoàng quốc Việt: Con đường theo Bác, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1990)

1950

- Tháng 4, Chủ tịch HỒ Chí Minh đến thăm các đại biểu phụ nữ dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất họp tại Việt Bắc.

Người ân cần hỏi chuyện các đại biểu Nam Bộ, khu 5, miền núi, miền xuôi, vùng tạm chiếm, vùng tự do.

Trước khi ra về, Người nói:

"Bác chúc các cô mạnh khỏe. Về địa phương, những chị em nào có thành tích nhớ cho Bác biết tin".

(Xem Bác Hồ với Hà Tuyên, 1986)

1951

- Ngày 24-1. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quà Tết tặng 9 phụ nữ đã lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch Biên giới và chiến dịch Trung du.

- Ngày 22-4. Người viết bài "Hũ gạo kháng chiến của phụ nữ Ngân Sơn”, nêu thành tích của phụ nữ Ngân Sơn và ý nghĩa, cách làm hũ gạo kháng chiến.

(Bài lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)

- Ngày 26-7, Người viết bài "Phụ nữkiểu mẫu (dưới bút danh C.B), nêu gương một số phụ nữ góp công sức của mình vào cuộc kháng chiến bằng những việc làm rất bình thường.

(Bài lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)

- Ngày 2-8, Người viết bài "Em bé Trung Quốc Lưu Hồ Lan" (đăng trên báo Nhân dân) kể về tấm gương hy sinh anh dũng của một thiếu nữ Trung Quốc và kêu gọi thiếu niên Việt Nam noi gương Lưu Hồ Lan tích cực tham gia kháng chiến.

- Ngày 27-8, báo Cứu quốc, số 1892, đăng thư Bác Hồ khen ngợi "cháu Nguyễn Thị Lương, ở bến đò Mộc, xã Minh Quang, huyện Bất Bạt đã chịu khó đi mót lúa, bán lấy tiền để giúp bộ đội".

- Ngày 27-11, Bác viết bài “Một cách giải thích khéo”, ký tên Đ.X; nêu gương một cán bộ phụ nữ làm công tác tuyên truyền giỏi.

(Bài lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).

- Trong năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Mình khen thưởng nhiều chị em có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua ái quốc, như Trương Thị Xin, 20 tuổi; Nguyên Thị Thành; Nguyễn Thị Giao Tiên, Nguyễn Thị Thanh, Ngọc Thị Tỷ, Nguyễn Thị Ngưỡng, Nguyễn Thị Lơ, Trần Thị An, Nguyễn Thị Mùi, Trần Thị Lý, Đỗ Thị Khoa, Vũ Thị Trước, Đỗ Thị Lan, Trần Thị Thơ, Nguyễn Thị Vi, Trần Thị Nội, Nguyễn Thị Châu, Nguyễn Thị Kim Tranh, Trần Thị Hoàng Ba…

- Ngày 29-11. báo Nhân dân đăng bài “Cả nhà kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B. nêu gương cụ bà Nguyễn Thị Vĩnh ở Nam Định, là người mẹ hiền của 5 người con trai và một người con gái đều là bộ đội, đồng thời cụ cũng là người mẹ chung của tất cả các chiến sĩ Việt Nam và kết luận: "Cụ xứng đáng là gương mẫu cho các bà mẹ Việt Nam”.

1952

- Ngày 5-1. báo Cứu quốc đăng bài "Một nhà nghèo quyên một máy bay" (ký bút danh Đ.X), kể vế tấm gương yêu nước của một nghệ nhân Trung quốc: bà Thường Hương Ngọc đã lập một phường hát để đi các nơi hát quyên tiền ủng hộ kháng chiến. Trong 6 tháng, bà cùng các chị em quyên đủ một máy bay tặng Chính phủ.

- Ngày 23-1, báo Cứu quốc đăng bài Vè chị Yên Ngọc Ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ký bút danh Đ.X), ca ngợi tấm gương chiến đấu dũng cảm hết lòng vì đồng đội của nữ chiến sĩ cứu thương Yên Ngọc Ái trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Triều Tiên.

- Ngày 8-3, nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho chị em phụ nữ trong nước và chị em kiều bào ở nước ngoài, khen ngợi phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà và là một lực lượng trong Quốc tế Phụ nữ".

- Cùng ngày, Người viết bài Nam nữ bình quyền, phê phán tư tưởng "trọng trai khinh gái” còn ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội.

Theo Người, thực hiện nam nữ bình đẳng, bình quyền "là một cuộc cách mạng khá to và khó". "Phải cách mạng từng người, từng gia đình,đến toàn dân" và "vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật".

- Ngày 21-3, báo Cứu quốc đăng bài viết "Nam nữ bình quyền" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh Đ.X, đưa ra những số liệu về phụ nữ Liên Xô tham gia ở các ngành khoa học, giáo dục, ở các cấp chính quyền… để chứng tỏ Liên Xô đang thực hiện quyền bình đắng nam nữ. Ở Việt Nam phụ nữ từ già đến trẻ đều xung phong trong mọi việc kháng chiến cứu nước. “vì vậy. tương lai phụ nữ ta cũng rất vẻ vang và ở nước ta nam nữ bình quyền cũng dần dần được thực hiện đầy đủ”.

- Ngày 3-4, báo Nhân dân đăng bài “Chị Lâm" của Người (ký bút danh C.B), kể về tấm gương dũng cảm, bất khuất của cô gái Bình Trị Thiên, làm giao thông bí mật cho Đảng từ khi 14 tuổi. nhiều lần bị địch bắt, bị đánh đập rất dã man, nhưng vẫn trung thành với Đảng.

- Ngày 24-4, báo Nhân dân đăng bài "Nữ anh hùng gian thông” của Người (ký bút danh C.B), ca ngợi sự tích anh hùng của chị Đ, phụ trách trạm giao thông bí mật, sáu lần bị địch bắt, vẫn khôn khéo đối phó, không để lọt tài liệu vào tay địch. Một ngụy binh đòi lấy chị làm vợ, chị “tương kế tựu kế” vờ nhận lấy để moi tài liệu và tin tức báo cho cơ sở.

- Ngày 1-5, báo Nhân dân đăng bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ký bút danh C.B) nhan đề “Người mẹ thương binh 18 tuổi". Bài báo kể về gương chị Lê Khắc Hiền (Trung Quốc) công tác trong chí nguyện quân ở Triều Tiên, một mình đưa đón chạy chữa và bảo vệ 80 thương binh an toàn tuyệt đối.

- Ngày 5-6, báo Nhân dân đăng bài của Người nhan đề "Nguyễn Thị Chiên", ca ngợi chị Chiên 22 tuổi vì yêu nước, căm giặc, trung thành với đoàn thể, kiên quyết bám sát dân, luôn luôn thương yêu đồng đội, nắm vững và ra sức thi hành chính sách nên đã lập được công to, rất xứng đáng là anh hùng quân đội.

- Trong bài “Sáu mươi và mười sáu” đăng trên báo Nhân dân, ngày 7-8, ký bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương cụ Hoàng Hanh, anh hùng lao động và chị Trần Thị Thanh, 16 tuổi, chiến sĩ thi đua toàn quốc.

- Ngày 2-10, báo Nhân dân đăng bài “Phụ nữ Trung Quốc" của Người, ký bút danh C.B, giới thiệu khả năng to lớn của phụ nữ Trung Quốc trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc và khuyến khích chị em Việt Nam nên hăng hái tham gia vào mọi công việc của đất nước, học tập gương phụ nữ Trung Quốc.

1953

- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Hội nghị cán bộ Liên hiệp phụ nữ toàn quốc bàn về vấn đề phát động quần chúng nông dân (trong dịp đầu tháng 3). Người phân tích về chủ trương, hình thức, biện pháp tiến hành cuộc phát động quần chúng nhằm triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và vai trò của phụ nữ trong cuộc vận động đó.

Người kết luận: "Phát động quần chúng thành công thì nông dân được ruộng đất, được ấm no và phụ nữ được giải phóng. Phát động quần chúng thì bồi dưỡng được nông dân, đẩy mạnh mọi mặt công tác kháng chiến kiến quốc".

- Ngày 6-3. nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài nêu lịch sử ngày quốc tế phụ nữ, những thành tích của phụ nữ Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

(Bản đánh máy lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, báo Nhân dân đăng ngày 06/03, dưới bút danh CB).

- Ngày 16-3, báo Nhân dân đăng bài "Cháu Bác Hồ yêu mến bộ đội và thương binh" của Người, biểu dương cháu Lê Thị Thanh, 12 tuổi ở Phú Thọ, tăng gia sản xuất và gửi lên Bác Hồ 10 vạn đồng để Bác làm giải thưởng cho bộ đội và làm quà cho các anh thương binh.

- Ngày 19-06, báo Nhân dân đăng bài "Nhân dịp Đại hội phụ nữ quốc tế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh Hồng Liên, giới thiệu Đại hội phụ nữ quốc tế họp ở Đan Mạch cùng những thành tích của chị em, trong đó có phụ nữ Việt Nam.

- Ngày 11-11, báo Cứu quốc đăng bài mẹ anh hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh ca ngợi nhiều gia đình có từ 3 đến 5 con đi bộ đội, được Chính phủ tặng Bảng vàng danh dựHuân chương kháng chiến, điển hình là cụ Huân ở Việt Bắc có 9 con đi bộ đội, thật là:

“Muôn thuở rạng danh

Nêu gương dân tộc,

Việt Nam quang vinh”.

1954

- Báo Nhân dân. ngày 26-1, đăng bài "Một người phụ nữ gương mẫu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B, kể về sự tích chị Lêpêsinxkaia (Liên Xô), con một gia đình đại tư sản, đã quyết từ bỏ giai cấp xuất thân, tham gia cách mạng, rồi tự học trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ở trong nước và thế giới, nêu "một gương mẫu sáng suốt - đối với gia đình, đối với cách mạng".

- Ngày 01-12, trong bài "Nam bộ anh hùng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh C.B, ca ngợi gương chiến đấu hy sinh anh dũng của liệt sĩ Võ Thị Sáu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.

1955

- Ngày 21-2, báo Nhân dân đăng bài "Phụ nữ Việt Nam" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B nhân dịp Hội nghị phụ nữ quốc tế họp ở Giơnevơ, Người đã giới thiệu tóm tắt những thành tích của phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc.

- Ngày 8-3, báo Nhân dân đăng bài "8 tháng 3" của Người, ký bút danh C.B. Trong bài, Người kêu gọi phụ nữ Việt Nam phát huy tinh thần ngày Quốc tế phụ nữ hăng hái tham gia phong trào khi đua xây dựng lại đất nước, tích cực đấu tranh thực hiện thống nhất tổ quốc và sôi nổi hưởng ứng phong trào chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình thế giới

- Ngày 14-4, báo Nhân dân đăng bài “Nam nữ bình quyền" của Người ký bút danh C.B. Trong bài, Người đề cao những đóng góp quan trọng của phụ nữ Liên Xô trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ hòa bình ở tất cả các lĩnh vực: quản lý đất nước, hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế. Người kêu gọi phụ nữ Việt Nam tích cực hoạt động để tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Ngày 27-4, trong bài "Thanh niên gương mẫu" đãng báo Nhân dân, ký bút danh C.B, Người biểu dương tấm gương lao động quên mình của chiến sĩ thi đua Liên khu 4 Lương Thị Ngọc Thái, hộ sinh tại Ty Y tế Quảng Bình. Chị hết lòng yêu thương sản phụ và luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình cả những khi cơ quan bị máy bay địch bắn phá.

- Ngày 21-4, báo Nhân dân đăng bài thơ Nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi của Người, ký bút danh C.B. Đây là bài thơ lục bát ca ngợi gương chiến đấu, hy sinh quên mình vì nước, vì dân của liệt sĩ Mạc Thị Bưởi ở Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh).

1956

- Ngày 8-3, báo Nhân dân đăng bài "Chúc mừng ngày phụ nữ Quốc tế (8-3)" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B.

Trong bài, Người biểu dương những thành tích của phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng đất nước, giới thiệu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc vận động nữ công nhân, nông dân, công chức và trí thức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

- Ngày 25-5, 7 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ các nước đến dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Người nhận một số tặng phẩm do các đoàn tặng.

- Ngày 16-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thiếp mừng Đại hội phụ nữ thành phố Hà Nội.

- Ngày 26-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hơn 300 đại biểu đồng bào thủ đô, đại biểu phụ nữ, công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương, học sinh, Phật giáo, Công giáo, các cơ quan phụ nữ miền Nam tập kết ở Hà Nội và các gia đình có công với cách mạng đến chào Người nhân dịp cuối năm.

Người ân cần hỏi thăm sức khỏe của các đại biểu, khen ngợi những thành tích của phụ nữ Thủ đô trong kháng chiến và trong hai năm kiến thiết hòa bình, căn dặn nhiệm vụ của phụ nữ trong giai đoạn mới.

1957

- Trước ngày 18-2, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng bàn về vấn đề Hội Liên hiệp phụ nữ xin cử một đoàn sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm, kết hợp dự Đại hội phụ nữ Trung Quốc; một số việc thuộc công tác đối ngoại, về việc kỷ niệm một số ngày lễ , trong đó có ngày 8-3.

- Ngày 29-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng, bàn về tổ chức phụ nữ ở nông thôn. Sau khi nghe báo cáo, Người có ý kiến: chưa nên lập Ban Chấp hành liên hiệp phụ nữ để đợi sau khi củng cố chi bộ, ban cán sự phụ nữ, nới rộng quyền, nên bổ sung thông tư tháng l-1957”.

- Ngày 30-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nữ ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp Vécmét Tôrê đang thăm Việt Nam đến chào Người.

- Cuối năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cụ Lê Thị Hoan, cán bộ trường mẫu giáo khu Đống Đa, Hà Nội, bức chân đung có chữ ký của Người vì Cụ có thành tích chống nạn mù chữ.

1958

- Ngày 7-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho Tổng thống Pháp Rơnê Côty, yêu cầu hủy bỏ án tử hình chị Giamila Buhirét, nữ thanh niên yêu nước Angiêri.

- Ngày 31-8, Chủ tịch HỒ Chí Minh đến thăm khu tập thể Hội phụ nữ thành phố Hà Nội. Sau khi đi thăm nhà bếp, Người vào Nhà trẻ chia kẹo cho các cháu và dặn các cô giữ trẻ: “Các cháu là mầm non của Tổ quốc, là tương lai của xã hội, các cô phải trông nom, dạy dỗ các cháu chu đáo".

- Giữa tháng 9, Người tặng huy hiệu của Người cho bà Lương Thị Tư, dân tộc Tày, ở Xóm Thượng,xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, Thái Nguyên, vì đã nêu gương sáng về đoàn kết, tương trợ đẩy mạnh sản xuất.

- Ngày 11-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với Hội nghị nữ thanh niên Thủ đô lần thứ nhất.

Người căn dặn: "Nữ thanh niên cần phải gương mẫu. làm đầu tàu, ra sức thi đua với nam giới, trong vấn đề luyến ái nên chính đáng, trong sạch, chớ mơ mộng, ảnh hưởng không tốt đến công tác, học tập. Cần chống các tập quán cũ như tảo hôn, cưới xin xa xỉ”.

- Ngày 18-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Hội nghị phụ nữ lao động tích cực của Thủ đô.

Nói chuyện với các đại biểu, Người căn dặn chị em .phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc. Phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác...Các tầng lớp phụ nữ ở thành phố cần chấp hành ít các chính sách của Đảng và Chính phủ...chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khỏe của con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc. .

Cùng ngày, Người gửi tặng huy hiệu cho các chị: Lê Thị Khoa, xã Sông Lô, huyện Hạc Trì, Vĩnh Phú; Nguyễn Thị Hiếu, xã Nghi Thanh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An; Trần Thị Ngọc, công nhân Cảng Hải Phòng và cháu Hoàng Văn Lùm, 8 tuổi, xà Đông Phương, huyện Đông Quang, Thái Bình về thành tích diệt giặc dốt và tinh thần tích cực bảo vệ của công.

- Ngày 20-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 89/SL tặng thưởng Huân chúng Kháng chiến hạng nhất cho gia đình cụ Trần Thị Sáng ở xã Trạch Mỹ,huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây) có 4 con và một cháu tòng quân.

- Ngày 22-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho các bà: Nguyễn Thị Thảo, xã La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên; Phạm Thị Miền, khu Hàng Đào, Hà Nội; Nguyễn Thị Thành, khu Bạch Mai, Hà Nội về thành tích diệt giặc dốt và các bà Toàn (chợ Thống Nhất, Hải Phòng), chị Võ Bích Hường (cửa hàng Bách Hóa, 40 Tràng Tiền, Hà Nội) nhặt được của rơi đã trả lại cho những người mất.

- Ngày 4-11, Người gửi tặng huy bệu của Người cho bà Trần Thị Đậu, nhân viên cửa hàng Ngũ Kim, Hà Nội. đã nêu gương kết kiệm của công.

1959

- Chiều 19-1, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật tiếp bà Giôhanna Grốttơvôn và hai nữ đại biểu trong Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức tại nhà sàn. nơi ở của Người.

- Ngày 15-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy dệt kim Đông Xuân (Hà Nội). Đến nhà trẻ của nhà máy, Người chia kẹo cho các cháu và căn dặn các cô giáo phải coi các cháu như con đẻ của mình.

- Ngày 1-6, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ Ba Lan sang thăm hữu nghị nước ta.

- Người 8-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Doàn đại biểu phụ nữ Angìêri và Tuynidi sang thăm hữu nghị nước ta.

- Ngày 10-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình. Nêu ý nghĩa của Bộ Luật Người chỉ rõ đó là một cuộc cách mạng nhằm giải phóng phụ nữ, là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

“Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.

Nếu không giải phóng phụ nữ là chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.

Người khuyên “Chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tư cường, phải đấu tranh" và mong Hội nghi cố gắng bàn làm cho tốt. “Nhất là phải thận trọng vì luật này quan hệ đến tươg lai của gia đình, của xã hội, của giống nòi".

1960

- Giữa tháng giêng, được tin em Nguyên Thị Năm, ở xã Lê Lợi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ sinh ba con gái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho các cháu sáu thước lụa và chỉ thị cho chính quyền, đoàn thể phụ nữ giúp dỡ chị Năm nuôi dưỡng các cháu.

- Trước ngày 19-2, Chủ tích Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho chị Công Thị Hoàn, nữ thanh niên xã Phú Thượng (Từ Liêm, Hà Nội) có thành tích trong phong trào làm phân bón ruộng.

- Ngày 8-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Phụ nữ toàn quốc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Phụ nữ Quốc tế, nêu lên những cống hiến của phụ nữ trong kháng chiến, xây dựng miền Bác và đấu tranh thống nhất nước nhà. Người cũng nêu lên những công việc phụ nữ ta cần làm để hoàn thành nhiệm vụ của mình

Buổi chiều, Người đến thăm và nói chuyên với Hội nghị Liên hoan phụ nữ lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua toàn thành phố Hà Nội lần thừ hai tổ chức tại Nhà hát thành phố. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Người khen ngợi thành tích của phu nữ Việt Nam và gửi lời chào mừng tới phụ nữ các nước đang tích cực đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Người cho rằng, số phụ trừ giữ các cương vị lãnh đạo ở các ngành còn ít, đồng thời chỉ rõ phụ nữ muốn đảm nhiệm các chức trách quan trọng thì bản thân phải cố gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật, nâng cao tinh thần yêu nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa và hăng hái thi đua thực hiên “Cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dưng gia đình".

- Ngày 26-4, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư trả lời chị Êcatêrina Iôxiđốpna. Bức thư có đoạn: tôi chưa có gia đình riêng, gia đình của tôi là đại gia đình các dân tộc Việt Nam".

(Nhân dịp ngày8-3-1960, nghĩ rằng Bác Hồ đá có gia đình riêng, chị Êcatêrina Iôxiđốpna (Liên Xô) đã gửi cho vợ Chủ tịch Hồ Chí Minh một bức thư. Người đã viết thư trên để trả lời).

- Trước ngày 6-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư thăm hỏi một bà mẹ người Tiệp Khắc sinh bốn và gửi tặng bốn chiếc áo sơ sinh cho các cháu.

(Sau khi nhận được thư và quà của Người, gia đình sản phụ rất cảm động đã viết thư cảm ơn và gửi tặng Người bức ảnh bốn cháu nhỏ mặc áo Người tặng).

- Ngày 6-5, báo Nhân dân đăng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề "Anh em công nhân Trung Quốc và chị em nông dân Trung Quốc", ký bút danh T.L, phân tích những tiến bộ, nhảy vọt và nguyên nhân thành công trên mặt trận kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây. Tác giả cũng nêu những tấm gương lao động của công nhân nông dân Trung Quốc và cho rằng đây là những tấm gương cho công nhân và phụ nữ Việt Nam học tập.

- Trước ngày 17-6, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho bà Nguyễn Thị Thái, xã viên hợp tác xã Minh Tân, xã Hai Tùng, huyện Hạ Hòa là "Kiện tướng" làm thủy lợi của tỉnh Phú Thọ.

- Trước ngày 25-7, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng huy hiệu cho sáu cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, trong đó có bà Lê Thị Hòa, công nhân Nhà máy Cơ khí Gia Lâm, Hà Nội.

- Ngày 1-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc. Người khen ngợi những mặt tiến bộ của phụ nữ, trong đó có việc tham gia vào công tác chính quyền và căn dặn chị em cần phải học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa để có đủ khả năng đảm trách và hoàn thành những nhiệm vụ nặng nề hơn. Người phê phán.tư tướng trọng nam. khinh nữ vẫn còn rơi rớt ở một số cán bộ, đảng viên và khuyên chì em phải bỏ hẳn tính tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình mà phấn đấu vươn lên. Người còn chỉ thị cho các cấp ủy Đảng. chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa.

- Ngày 23-10, báo Nhân dân đăng bài phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh T.L. phê phán tư tường phong kiến lạc hậu, các hành động thô bạo, đối xử bất bình đắng với phụ nữ cũng như hiện tượng tảo hôn ở một số địa phương là thiếu văn minh, vi phạm pháp luật. Người đồng thời chi ra những biện pháp khắc phục tình trạng đó và lưu ý che cơ quan pháp luật cần xử lý kiên quyết những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.

- Ngày 28-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 32/LCT tặng Huân chương kháng chiến cho các gia đình có đông con tòng quân, trong đó có gia đình các bà: Nguyễn Thị Khối (Hà Đông), Nguyễn Thị Bốn (Bắc Ninh), Phạm Thị Bình (Bắc Thái), Tràn Thị Kham (Hà Đông).

1961

- Ngày 11-1, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho sưni Đàm Thị Như, trụ trì tại chùa Quảng Xuyên, xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương có thành tích trong kháng chiến và trong hòa bình, hết lòng giúp đỡ đồng bào địa phương.

- Ngày 31-1, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 2-LCT, tặng thường Huân chương kháng chiến cho bốn gia đình có đông con tòng quân, trong đó có gia đình các bà: Nguyễn Thị Lan (Huân chương kháng chiến hạng Nhì) ở 66 Hai Bà Trưng, Hà Nội, có chồng và ba con tòng quân (ba người con liệt sĩ); Hoàng Thị Tày (Huân chương kháng chiến hạng Ba ở xã Lang Đống, Bắc Sơn, Lạng Sơn, có năm con tòng quân.

- Ngày 9-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III (họp từ 8 đến 13-3-1961, tại Hà Nội).

Người căn dặn các chị em phải tăng cường đoàn kết, đoàn kết chặt chế giữa chị em các dân tộc, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Việt Nam và thế giới nhằm đấu tranh cho mục đích chung là hòa bình và chủ nghĩa xã hội. Người khuyên chị em hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước. xóa bỏ tâm lý tự ti, ỷ lại, có ý chí tự cường, tự lập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa kỹ thuật

Người nhắc nhở Hội phụ nữ cần giúp đỡ tổ chức những nhà gửi trẻ, những lớp mẫu giáo tốt để chị em yên tâm sản xuất. Đồng thời phải dấu tranh thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình, báo vệ quyền lợi của chị em.

Phần kết luận, Người nhấn mạnh: "Chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà, phải có quyết tâm mới, dạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà".

-Ngày 10-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh số 13-LCT tặng thưởng Huân chương kháng chiến cho 84 cán bộ và viên chức công tác tại Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tại các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.

-Ngày 12-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đoàn đại biểu của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và của tổ chức phụ nữ các nước sang dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III. Sau đó, Người chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu.

-Giữa tháng 3: trong thời gian bà Đặng Dĩnh Siêu (vơ Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai) dẫn đầu đoàn đại biểu phụ nữ Trung Quốc sang thăm hữu nghị Việt Nam và dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời bà tới thăm nơi ở của Người và đích thân dẫn bà đi thăm Trường sư phạm mẫu giáo Hà Nội, Trường trung học Trung Hoa Hà Nội, thăm một đơn vị hải quân nhân dân Việt Nam và một vài nơi khác.

-Tại vườn hoa Phủ Chủ tịch, Người đã cùng bà trồng một cây đa để lưu niệm.

-Tại vườn trẻ trực thuộc Trường sư phạm mẫu giáo, Người cùng với bà chia kẹo cho các cháu.

Tại hội trường trường trung học Trung Hoa, Người đã kể lại cho thầy trò nhà trường nghe về tình bạn giữa Người với Thủ tướng Chu Ân Lai và bà Đặng Dĩnh Siêu hơn 30 năm về trước, nhắc lại những kỷ niệm hồi Người ở Quảng Châu thời kỳ Đại cách mạng vẫn thường lui tới tham gia đình hai người.

- Ngày 23-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh số 17- LCT tặng thưởng: 3 Huân chương Lao động hạng Nhì cho cán bộ, hội viên và phụ nữ thành phố Hà Nội, tỉnh Phú Thọ và khu vực Vĩnh Linh; 5 Huân chương Lao động hạng Ba cho cán bộ, hội viên và phụ nữ khu Tự trị Thái - Mèo và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây), Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh).

- Ngày 14-6, báo Nhân dân đăng bài “Thời đại mới, thanh niên mới" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ký bút danh T.L. nêu gương phấn đấu của Lê Thị Phao,ở thôn Lại, Bình Giang, Hải Dương từ một Phân đoàn trưởng thanh niên trở thành Chủ nhiệm hợp tác xã, lãnh đạo ngót 100 hộ xã viên với hơn 100 mẫu ruộng.

Như tác giả viết, sở dĩ Phao lãnh đạo tốt hợp tác xã vì cô có tinh thần làm chủ, không sợ khó khăn gian khổ, làm đúng khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, có tinh thần đấu tranh ủng hộ cái mới, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật..và kết luận: đồng chí Phao xứng đáng vừa là tiêu biểu thanh niên, vừa là tiêu biểu phụ nữ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta".

- Ngày 3-7, Chủ tịch HỒ Chí Minh ký Lệnh số 34-LCT tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì cho bà Trần Thị Thâm ở xã Triệu Bình (Triệu Phong, Quảng Trị) có 6 con tòng quân.

- Ngày 29-7, báo Nhân dân đăng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Mình, ký bút danh T.L “Cô học sinh 106 tuổi” kể về tinh thần ham học của cụ bà Maria Xêmanát (người Cu Ba) vốn là một nô lệ cũ, nhờ cách mạng đã thoát được nạn mù chữ. Qua đó. tác giả giới thiệu thành tựu diệt giặc dốt của nhân dân Cu Ba anh em từ sau ngày giải phóng.

- Ngày 31-7, báo Nhân dân đăng bài “Lá cờ quật khởi" của Chủ tịch Hồ Chí Mình, ký bút danh T.L kể lại một câu chuyện: Nữ anh hùng Giamila Bécpecha cùng với các chị em Angiêri bị giam ở nhà tù Chen (Pháp) đã xé áo, xé yếm của họ và bí mật may hai lá cờ Angiêri rồi tìm cách treo trên nóc nhà tù. tượng trưng cho tinh thần quật khởi của nhân dân Angiêri. Liên hệ với hình thức đấu tranh treo cờ những năm trước Cách mạng tháng Tám, tác giả nhận xét: "Đấu tranh bằng cách treo cờ không phải hình thức riêng của cách mạng Việt Nam mà nó cũng là hình thức chung của các dân tộc khác".

- Ngày 4-8, Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Mình tặng huy hiệu của Người cho cô giáo người dân tộc Tày Đinh Thị Hoa, 19 tuổi,ở xã Hữu Sản huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh) tuy chân bị què, nhưng 6 năm liền giữ vững danh hiệu “Giáo viên xuất sắc" của ngành Giáo dục tỉnh.

- Tháng 10, trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài phát thanh Mátxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Mìnhnói:

“Ở tỉnh Bến Tre có cuộc biểu tình gồm hơn một vạn phụ nữ đòi chấm dứt khủng bố, đòi thả chồng con bí bắt, đòi Mỹ - Diệm phải để cho nhân dân được yên ổn làm ăn".

- Ngày 28-11, Chủ tịch Hồ Chí Mìnhký Lệnh số 61-LCT tặng thưởng Huân chương kháng chiến cho một số gia đình có đông con tòng quân trong thời kỳ kháng chiến, trong đó có bà Đoàn Thị Chua, số 6 Ngõ Cấm, phố Lê Lợi, Hải Phòng.

1962

- Tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quà và ảnh của Người tặng chị Di A Ứng, người tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vừa sinh 4 con (3 trai, 1 gái).

(Ngày 5-7, chị Di A Ứng đã viết thư cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và gửi tặng Người tấm ảnh của 5 mẹ con chị).

- Ngày 24-5: Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minhtiếp đoàn đại biểu phụ nữ Mali sang thăm Việt Nam.

Cùng ngày, Người ký Lệnh 21-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho bà Đrôđôva Anna Grigôrépna - Giám đốc Ký túc xá Trường thiếu nhi Việt Nam đã có công chăm sóc dạy dỗ học sinh Việt Nam học tại Liên Xô (từ năm 1954-1960).

- Trước ngày 21-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu của Người cho em Nguyễn Thị Tứ (Thụy Anh, Thái Bình) ba năm liền cõng bạn đi học.

-Trước ngày 25-8, Chủ tịch Hồ Chí Minhtặng huy hiệu của Người cho 5 phụ nữ gương mẫu trong sản xuất và học tập.

- Tháng 8, trong thời gian nghỉ tại Côn Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm khu Rừng Đá Lộ Nam. Tại khách sạn Rừng Đá, trong buổi xem đoàn văn công tỉnh Vân Nam biểu diễn, khi tiếng hát của nữ ca sĩ Đỗ Lệ Hoa hát bài Tiếng đàn Tơrưng bằng tiếng Việt vừa dứt, Người bắt tay Lệ Hoa và nói: "cháu đúng là nghệ sĩ của nhân dân Trung - Việt! Hát rất giống, lại rất hay!”.

Cũng tại Côn Minh, lúc ngồi nghỉ dưới chân ngọn Asưma, Người chăm chú nghe cô hướng dẫn viên kể về truyền thuyết cô gái người dân tộc Xa Ní có tên là Asưma. Nghe xong, Người xúc động nói: "Ở Việt Nam cũng có rất nhiều Asưma nhân hậu, thông minh. Họ chăm chỉ lao động, dũng cảm, không sợ cường bạo Đó là niềm kiêu hãnh của dân tộc chúng ta!”

- Ngày 22-9: Chủ tịch HÔ Chí Minh trao tặng quan Huân chương kháng chiến hạng Nhất cho bà Háctini Xucácnô. Trong buổi lễ, Người nói: “Bà là người phụ nữ đầu tiên của một nước bạn sẽ mang Huân chương cao quý này của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa..., là người có công lao trong việc thắt chặt hơn nữa tình anh em giữa hai nước chúng ta".

- Ngày 1-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 (họp từ 26-11 đến 1-12-1962 tại Hà Nội) khi bắt tay nữ diễn viên điện ảnh Trà Giang, Người nhắc: "Trẻ mà có thành tích càng phải chăm học và phải khiêm tốn”.

- Ngày 28-12, báo Nhân dân đăng bài "Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của phụ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh T.L, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trong việc bảo đảm quyền lợi thực sự của phụ nữ bằng Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình. Tác giả lên án những hành động do thiếu hiểu biết, ích kỷ, đã chà đạp lên quyền lợi phụ nữ một cách dã man. Bài báo nhấn mạnh: "Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy quyền của mình".

1963

- Ngày 22-1, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 6-LCT tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba cho 3 gia đình có đông con đi bộ đội trong kháng chiến, trong đó có gia đình cụ Tạ Thị Nhâm, xã Đoàn Kết, tỉnh Hải Dương có 5 con đi bộ đội.

- Trước ngày 8-2, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu của Người cho cụ Lê Thị Hoan ở phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) ở quận Đống Đa, Hà Nội, vì có sáng kiến trong việc chăm sóc, giáo dục một số cháu chưa ngoan trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.

- Trước ngày 8-3, Chủ tịch Hồ Chí Mình tặng huy hiệu của Người cho em Hà Thị Uống, học sinh lớp 1 người dân tộc Tày ở Chiềng Châu (Mai Châu - Hòa Bình) vừa giỏi việc nhà vừa chăm học tập, lại rất tích cực đối với công việc của hợp tàc xã.

- Trước ngày 9-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Lại Thị Thanh, 13 tuổi. học sinh lớp 6 xã Tam Dương (Vĩnh Phúc) dũng cảm nhảy xuống sông cứu một em gái 9 tuổi sắp chết đuối.

- Ngày 19-3, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen "chị em miền núi đã tiến bộ nhiều" như Chị Nguyễn Thị Khương, anh hùng lao động ở Hòa Bình; Chị Nguyễn Thị Khoa, ủy viên tỉnh Hòa Bình;

Chị Vi Thị Hóa, ủy viên tỉnh Nghĩa Lộ; Chị.Bùi Thị Na, dân tộc Mường ở Thanh Hóa, là chủ nhiệm hợp tác xã giỏi; Chị Hoàng Thị Viện, dân tộc Dao ở Bắc Cạn, là chủ nhiệm hợp tác xã giỏi; Chị Hồ Thềnh Sùi, dân tộc Hán ở Quảng Ninh, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã kiêm Phó Bí thư chi bộ...

- Ngày 23-6: báo Nhân dân đăng bài Bích Vân đã thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh Chiến sĩ, kể lại câu chuyện xảy ra trong một gia đình trí thức nửa cũ, nửa mới". Thông qua diễn biến tư tưởng của người cha còn nặng quan điểm cũ kỹ về mục đích nuôi con ăn học, sau đã dần dần thấy rõ cách nghĩ không đúng của mình, tác giá nhấn mạnh về mục tiêu của công tác giáo dục, vai trò của người trí thức trong thời đại mới và ca ngợi cách suy nghĩ đúng đắn, việc làm tiến bộ của lớp trẻ hiện nay mà cô học sinh tốt nghiệp phổ thông Bích Vân tiêu biểu.

- Ngày 26-6, báo Nhân dân đăng bài “Đại hội phụ nữ quốc tế” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh Thanh Lan, giới thiệu về Đại hội phụ nữ quốc tế đang diễn ra ở Mátxcơva. Người nêu rõ: Muốn thực hiện mục tiêu của đại hội là đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do của phụ nữ, hạnh phúc của trẻ thơ thì "phải ngăn ngừa chiến tranh". Muốn ngăn ngừa chiến tranh thì "phải đấu tranh chống bọn âm mưu gây chiến, tức là bọn thực dân đế quốc". Chính vì lẽ đó mà “Người phụ nữ miền Nam Việt Nam đang chen vai sát cánh cùng toàn dân dũng cảm chiến đấu chống Mỹ - Diệm. Phụ nữ miền Bắc thì đều hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, để ủng hộ chị em ruột thịt ở miền Nam".

- Trước ngày 12-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho 4 thanh, thiếu niên sản xuất giới và học tập giỏi như em Phạm Thị Bút, 14 tuổi, học sinh lớp 6 Trường phổ thông cấp II Bạch Mai, Nga Sơn, Thanh Hóa bị liệt chân từ lúc 3 tuổi đã nêu gương về tinh thần hiếu học và chăm giúp đỡ gia đình.

- Ngày 21-11, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Thủ đô và một số tỉnh ở miền xuôi. Người thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi lời hỏi thăm tới toàn thể đồng bào tỉnh Hà Giang và căn dặn đồng bào phải đoàn kết, thương yêu nhau như anh chị em trong nhà, giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất, đồng thời phải ra sức tiết kiệm và cố gắng học tập văn hóa.

- Trước ngày 10-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho chị Nông Kim Lan, người Nùng - nữ y tá xã Dân Chủ (Lào Cai) có thành tích tuyên truyền vận động bà con dân tộc giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và đã chữa bệnh cho nhiều người có kết quả tốt.

1964

- Trước ngày 4-3, Chủ tịch HồChí Minh gửi lụa tặng chị Vũ Thị Trụ ở xã Quang Phú, Thọ Xuân, Thanh Hóa sinh ba cháu vào ngày 10-2-1964.

-Trườc ngày 14-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu cho hai phụ nữ và trước ngày 21-3 cho sáu phụ nữ có nhiều thành tích trong lao động sản xuất.

-Trước ngày 22-4, Chủ tịch Hồ Chi Minh gửi điện mừng Hoàng hậu Vương quốc Campuchia Xixôvát Cốtxamắc, nhân kỷ niệm lần thứ 60 ngày sinh của Hoàng hậu.

- Ngày 30 tháng 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Đại hội liên hoan phụ nữ "năm tốt" (họp từ 28 đến 30-4-1964 tại Hà Nội). Người nói rõ, nhờ thực hiện nam nữ bình đẳng, phụ nữ Việt Nam tham gia ngày càng đông và đóng góp ngày càng nhiều vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Điều đó khẳng định: dưới chế độ ta, phụ nữ đã thật sự làm chủ nước nhà. Người ca ngợi cuộc đấu tranh của đồng bào và phụ nữ miền Nam; khen ngợi phong trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai" của đồng bào và phụ nữ miền Bắc.

Về phong trào thi đua "năm tốt" của phụ nữ, Người nhấn mạnh tới điểm thứ nhất là "đoàn kết. sản xuất và tiết kiệm" và điểm thứ 5 là "xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái tốt". Người căn dặn phụ nữ phái hiểu gia đình theo nghĩa rộng là tập thể, xã hội, là gia đình công nông quốc tế. Người nói:

"Lọ là thân thích ruột rà,

Công nông thế giới đều là anh em".

Người nêu năm yêu cầu để đảng bộ, chính quyến các cấp và chị em phụ nữ chú ý để phong trào thi đua "năm tốt" phát triển tốt hơn.

Trước ngày 10-6: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho hai phụ nữ có nhiều thành tích trong lao động sản xuất.

- Trước ngày 16-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một nữ nhân viên ngành Thủy sản ở Thái Bình có thành tích sản xuất tốt, năng suất cao.

- Trước ngày 27-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho hai nữ nhân viên Tổng đài điện thoại Bãi Cháy, đã hoàn thành nhiệm vụ góp phần vào chiến thắng của quân và dân vùng mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) ngày 5-8-1964.

Người còn thường Huy hiệu cho một cô giữ trẻ ở nhà trẻ cơ quan Ủy ban nhân dân nhân dân tỉnh Quảng Ninh, ngày 5-8, đã dũng cảm đưa các cháu vào hầm trú ẩn trong khi máy bay Mỹ đang bắn phá thị xã Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long).

- Trước ngày 29-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một cụ bà Hưng Yên hoàn thành tốt công việc bưu tá ở địa phương, một cụ bà ở Tuyên Quang, 106 tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất với con cháu.

- Trước ngày 6-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một nữ cảnh sát ở thành phố Vinh (Nghệ An) đã dũng cảm bảo vệ tài sản của Nhà nước trong khi máy bay Mỹ dang bắn phá (ngày 5-8).

- Trước ngày 15-9, nhân dịp năm học mới 1964-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định khen thưởng cho 53 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên nữ, có thành tích dạy tốt trong năm học 1963-1964.

- Trước ngày 9-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một nữ mậu dịch viên bán hàng công nghệ ở thị xã Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long), có tinh thần gương mẫu trong công tác, bảo vệ hàng hóa và cải tiến phương pháp phục vụ tốt.

- Trước ngày 18-11, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho hai nữ công nhân nông trường Vân Lĩnh (Phú Thọ) và một nữ công nhân Nhà máy cơ khí kiến trúc Gia Lâm (Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, đạt năng suất lao động cao.

1965

- Ngày 15-2, trong khi nói chuyện với cán bộ và xã viên hợp tác xã Hồng Thái (Hải Dương), Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi "chị em phụ nữ huyện Nam Sách đã tổ chức hũ gạo tiết kiệm và thi đua gửi tiền vào quỹ bết kiệm".

- Ngày 6-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 19-LCT thưởng hai Huân chương Lao động hạng Ba cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã có thành tích trong phong trào phụ nữ thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1963.

- Trước ngày 8-3, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho năm phụ nữ Hà Nội có nhiều thành tích trong sản xuất.

- Trước ngày 25-4, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho ba phụ nữ có nhiều thành tích trong sản xuất và chiến đấu.

- Ngày 17-6, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Đại hội liên hoan Phụ nữ xuất sắc ngành Y tế miền Bắc (họp từ 17 đến 19-6-1965 tại Hải Dương)

- Trước ngày 27-6, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho chín phụ nữ có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và bảo vệ nhân dân.

- Trước ngày 28-6, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho 10 nữ xã viên hợp tác xã Vĩnh Linh có thành tích sản xuất giỏi và phục vụ chiến đấu tốt.

- Trước ngày 12-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho ba phụ nữ có thành tích trong lao động sản xuất.

-Trườc ngày 15-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho tám phụ nữ có thành tích trong công tác và trong lao động sản xuất.

- Ngày 2-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đại hội phụ nữ xuất sắc trong phong trào “Ba đảm đang” của Thủ đô.Nói chuyện với Đại hội, Người khen phụ nữ Thủ đô đã đạt được những kết quả tốt trên các mặt sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu trong phong trào thi đua “Ba đảm đang” . Người tự tay trao Huy hiệu của Người tặng bảy phụ nữ có nhiều thành tích xuất sắc.

1966

Ngày 10-2, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Đại hội phụ nữ “Ba đảm đang” thành phố Hải Phòng.

Nhân dịp này, Người gửi tặng Huy hiệu cho bảy phụ nữ Hải Phòng đã lập thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu.

- Trước ngày 9-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho năm phụ nữ có nhiều thành tích trong sản xuất, phục vụ chiến đấu, công tác và học tập.

- Ngày 9-5, trong cuộc tiếp Đoàn dại biểu Liên hiệp công đoàn tự do Đức do ông Vôncăng Bairoithơ dẫn đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận nữ phiên dịch và nữ nhà báo trong đoàn là con gái.

- Ngày 6-7, trong cuộc tiếp và nói chuyện với Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn 10 điều, trong đó có việc "đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ là phụ nữ”, “đẩy mạnh phong trào thanh niên và phụ nữ. Thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

- Trước ngày 17-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho sáu phụ nữ miền núi có nhiều thành tích trong lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

- Đầu tháng l0: Chủ tịch Hồ Chí Minh góp ý kiến về nội dung bức trướng của Trung ương Đảng tặng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Người tự tay viết nội dung bức trướng như sau:

"Phụ nữ Việt Nam

dũng cảm đảm đang

chống Mỹ, cứu nước"

- Ngày 19-10: Buổi tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện tại Lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Sau khi ôn lại truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử và trong đấu tranh cách mạng với những tấm gương tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, Trần Thị Lý, Út Tịch, Tạ Thị Kiều...Người biểu dương phụ nữ, các cháu thiếu nhi gái ở cả hai miền Nam - Bắc đã khắc phục khó khăn. gian khẽ lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất trong học tập, chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

Phụ nữ miền Bắc có phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ miền Nam có phong trào “Năm tốt". Đó là những phong trào tiêu biểu của phụ nữ đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc và chống Mỹ, cứu nước. Người nói: "Như thế là từ xưa đến nay, từ Nam chí Bắc. từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật anh hùng”.

- Trước ngày 26-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho bốn bà mẹ có nhiều công lao với đất nước.

- Cuối tháng 11: tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp chiến sỹ thanh niên xung phong ngành giao thông vận tải Nguyên Thị Kim Huế 1.

1967

- Ngày 1- l: 19 giờ, tại Hội trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ bế mạc Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước Nói chuyện với Đại hội, Người nhiệt liệt biểu dương các anh hùng và chiến sĩ thi đua trên mặt trận chiến đấu và sản xuất. Từ trên diễn đàn, Người mang hai bó hoa đi xuống Hội trường tặng bà Nguyễn Thị Suốt 2 và bà Đào Thị Phấn 3 rồi ân cần hỏi thăm và lắng nghe hai bà kể về thành tích của mình và tình hình của địa phương.

Người khen ngợi thành tích của các bà mẹ dã góp phần tích cực trong thắng lợi chung của sự nghiệp chống Mỹ.

- Ngày 2-l: 15 giờ, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phụ nữ Mỹ đang ở thăm Việt Nam.

16 giờ 30, tại Nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, Chủ tịch mời cơm chị Trần Thị Lý

- Ngày 3-1: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 5-LCT thưởng Huân chương chiến công hạng Ba cho y sĩ Dương Thị Hồng Cẩm thuộc ngành Y tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Ngày l0-1: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 12-LCT. thưởng: một Huân chương Lao động hạng Nhất cho phụ nữ Vĩnh Linh, năm Huân chương Lao động hạng Nhì cho phụ nữ thành phố Hà Nội, Hải Dương, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, 13 Huân chương Lao động hạng Ba cho phụ nữ các tỉnh: Bắc Thái, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nam Hà, Nghệ An. Ninh Bình, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định và phụ nữ huyện Nam Sách (Hải Dương), phụ nữ xã Vĩnh Nam khu Vĩnh Linh

_______________________________

1 Ngày 1-1-1967, Nguyễn Thị Kim Huế được phong tặng danh hiệu Anh hùng Giao thông vận tải.

2 Bà Nguyên Thi Suốt, 60 tuổi xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình đã anh dũng chèo thuyền dưới bom đạn Mỹ chở bộ đội qua sông an toàn, kịp thời và được phong Anh hùng.

3 Bà Đào Thị Phấn., 74 tuổi, dân tộc Tàyxã Tam Trung, Cao Bằng có tám con đi bô đội, một người đã hy sinh. Ở nhà, bà vẫn hăng hái tham gia công tác đoàn thế và động viên con em giúp đỡ chính quyền và bộ đội địa phương.

- Trước ngày 29-1, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho bốn người có thành tích trong công tác chăm sóc đàn gia súc, trong đó có: Hoàng Thị Tuyết, công nhân chăn nuôi thuộc khu gang thép Thái Nguyên; bà Sùng, 75 tuổi, cán bộ miến Nam tập kết ở xã Thái Phúc, Thái Bình.

- Trước ngày 7-3: Chủ tịch Hồ Chí Mình thưởng Huy hiệu của Người cho 20 phụ nữ đã nêu gương dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ, cứu nước, trong đó có Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Khíu, Đội phó đội đánh cá Minh Khai, xã Bảo Ninh (Quảng Bình), Anh hùng Lao động Lương Thị Mái. Đội trường chăn nuôi Hợp tác xã Đông Phong (Hải Phòng).

- Trước ngày l7-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho ba em thiếu niên chăm học, dũng cảm và mưu trí, đạt thành tích tốt trong phong trào thi đua việc nhỏ giúp nước, trong đó có em Lê Thị Thành, đội viên thiếu niên tiền phong ở Hải Phòng.

- Tháng 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi điện thoại hỏi thăm tình hình gia đình đồng chí Lê Anh Tài, cán bộ Tổng cục Chính trị Quán đội nhân dân Việt Nam, chồng của Anh hùng Quân đội Nguyễn Thị Chiên. Khi được biết chị Chiên đã sinh cháu gái, Người vui vẻ chúc mừng và nói: “Con gái đầu lòng là quý lắm đó!".

- Ng8y 19-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ chúc thọ Người 77 tuổi do các vị lãnh đạo Trung Quốc tổ chức tại Nhà số 1 Vườn Tùng (Quảng Châu, Trung Quốc). Phu nhân Thủ tướng Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu từ Bắc Kinh đến Quảng Châu để chúc thọ và hỏi thăm sức khỏe Người. Bà Đặng Dĩnh Siêu thay mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc chúc và mừng thọ Người bức tượng nữ chiến sĩ du kích miền Nam bằng cẩm thạch.

- Trước ngày 29-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho năm thương binh và gia đình liệt sĩ, trong đó có chị Nguyễn Thị Hội, vợ liệt sĩ ở xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội.

- Tháng 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem vở kịch sân khấu “ Trong phòng trực chiến" do Đoàn kịch điện ảnh của Xưởng phim truyện Việt Nam trình diễn.

Kết thúc đêm diễn, Người cầm một bó hoa đến tặng một nữ diễn viên đóng vai bà mẹ rồi nói:

- Các cháu sang phòng bên ăn kẹo, uống nước.

Người nói thêm:

-Các cháu uống nước nhớ phải giữ lấy nước nhé!

- Trước ngày 20-8: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những công nhân có thành tích xuất sắc trên mặt trận giao thông vận tải, trong đó có: Chị Nguyễn Thị Hòe, công nhân cầu đường Thanh Hóa, chị Vũ Thị Ngọc, công nhân lái máy kéo đội cơ giới cảng Hải Phòng; chị Trần Thị Loan, công nhân đường bộ Quảng Bình.

- Ngày 28-8: Nhân dịp Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh tặng thưởng 20 Huân chương Lao động cho một số đơn vị và cán bộ phụ nữ các tỉnh, huyện, xã đã có thành tích xuất sắc trong phong trào "Ba đảm đang” năm 1966.

Danh sách các đơn vị và cán bộ phụ nữ được tặng thưởng Huân chương như sau:

l) Huân chương Lao động hạng Nhì cho:

- Cán bộ và chị em phụ nữ tỉnh Hưng Yên;

- Cán bộ và chị em phụ nữ xã Quỳnh Lang, Quỳnh Lưu. Nghệ An;

2) 18 Huân chương Lao động hạng Ba cho:

- Cán bộ và chị em phụ nữ ba tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình.

- Cán bộ và chị em phụ nữ năm huyện: Quỳnh Lưu, Nghi Lộc (Nghệ An); An Lão (Hải Phòng); Thụy Anh (Thái Bình); Yên Mỹ (Hưng Yên).

- Cán bộ và chị em phụ nữ 10 xã: Nghi Thu (Nghi Lộc. Nghệ An); Phụ Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng); An Thăng (An Lão, Hải Phòng); Thụy Xuân (Thụy Anh, Thái Bình); Lai Vu (Kim Thanh, Hải Dương); Hồng Lạc (Thanh Hà, Hải Dương); Đồng Lạc (Nam Sách, Hải Dương); Ứng Hòe (Ninh Giang, Hải Dương); Quốc Trị (Tiên Lữ, Hưng Yên); Hải Thịnh (Hải Hậu, Nam Định)

- Trước ngày 9-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng 12 Huy hiệu của Người cho những người có thành tích dũng cảm cứu nhân dân và cứu tài sản của Nhà nước trong khi máy bay Mỹ đang ném bom bắn phá, trong đó có các phụ nữ là: Nguyễn Thị Chuông, Cửa hàng ăn uống Hòa Bình, khu Hai Bà Trưng, Hà Nội, Phạm Thị Lựu, Hưng Yên; Nguyễn Thị Đáng, công nhân

- Trước ngày 16-l0: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những chiến sĩ, cán bộ, công nhân đã nêu gương tốt trong chiến đấu, sản xuất và công tác được báo Nhân dân giới thiệu thành tích trong thời gian qua, trong đó có các phụ nữ là: Vàng Pế Dính, dân tộc Hán, Hà Giang, Nguyễn Thị Tỉnh ở Vĩnh Linh, Nguyễn Thị Hiền, cửa hàng lương thực ở Vĩnh Phúc; Đào Thị Tính, công nhân Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà, Hà Nội.

- Ngày 22 tháng 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen dân quân gái xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã bắn rơi một máy bay Mỹ. Người viết: "Các đội dân quân gái các địa phương hãy ra sức thi đua với dân quân gái Hậu Lộc và Tĩnh Gia để góp phán xứng đáng với toàn quân và toàn dân ta trong sự nghiệp đại chống Mỹ cứu nước". Người thưởng cho chiến công đầu vẻ vang của các chiến sĩ dân quân gái xã Thanh Thủy mỗi người một Huy hiệu của Người.

- Trước ngày 11-11: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho các phụ lão có thành tích trong công cuộc chống Mỹ, cứu nước, trong đó có cụ bà Phạm Thị Đệm ở xã An Lương, Hải Dương, cụ Tà Khang và con gái I Khôn ở Quáng Bình.

- Ngày 13 tháng 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen và tặng Huy hiệu cho các chiến sĩ thuộc Trung đội nữ dân quân xã Hoàng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vì thành tích xuất sắc: bắn rơi một máy bay phản lực Mỹ. Người khen ngợi: “Các cháu càng làm rạng rỡ thêm truyền thống của Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang".

- Ngày 16-11: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen và tăng Huy hiệu cho các chiến sĩ thuộc Trung đội nữ dân quân xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình về thành tích chiến đấu anh dũng, bắn rơi tại chỗ một máy bay phản lực Mỹ.

- Ngày 18- 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen và tặng Huy hiệu cho dân quân gái các xã Hà Phú và Hà Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, đã hợp đồng chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, bắn rơi một máy bay phản lực Mỹ.

- Ngày 20-l l: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen và tặng Huy hiệu cho dân quân gái xã Hoàng Hải, Hoàng Trường, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã hợp đồng chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm, bắn rơi cả tốp hai máy bay Mỹ. Người đặc biệt khen ngợi các chiến sĩ nữ dân quân xã Hoàng Hải, trong sáu ngày đã lập công xuất sắc bắn rơi hai máy bay Mỹ và mong rằng các dân quân gái sẽ tiếp tục thi đua chiến đấu và sản xuất giỏi hơn nữa.

- Trước ngày 28-11: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số cán bộ, chiến sĩ đã thể hiện tinh thần dũng cám, quên mình vì nhân dân, trong đó có chị Nguyễn Thị Tính, thanh niên lao động ở Vĩnh Linh.

- Trước ngày 5-12: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số công nhân, nông dân đã đi đầu trong phong trào thi đua nêu cao ý thức cải tiến sản xuất, thực hành tiết kiệm. trong đó có các phụ nữ là chị Vũ Thị Ngọc, lái xe thuộc xí nghiệp Cảng Hải Phòng, Lê Thị Trân, công nhân xí nghiệp cơ khí Kiến Thiết, Hải Phòng, Chử Thị Nhân, đội trưởng đội thủy lợi xã Quyết Tiến, Lâm Thao, Phú Thọ, Chị Quý, tổ trưởng tổ làm muối ở Hải Phòng.

- Trước ngày l l -12: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thưởng Huy hiệu của Người cho những phụ nữ sản xuất, công tác giỏi và chiến đấu dũng cảm, gồm có:

1. Phạm Thị Kế, xã viên hợp tác xã Gia Thăng, huyện Gia Viễn, Ninh Bình;

2. Đặng Thị Mão, công nhân chăn nuôi ngành hậu cần quân đội;

3. Phùng Thị Yên, công nhân lâm trường Hà Bắc;

4. Đinh Thị Việt Hoa, người dân tộc Tày, giáo viên cấp I xã Hữu Sà, huyện Sơn Động, Hà Bắc.

5. Sùng Thị Tùng, người dân tộc Mèo, xã Tả Lũng, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

- Ngày 12-12, tại cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1946) và Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1944), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương nhiều tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu, trong đó có:

- Nguyễn Thị Xuân, 19 tuổi, ở tỉnh Quảng Bình, một mình dùng súng bộ binh với hơn 20 viên đạn đã bắn rơi máy bay phản lực của Mỹ.

- Nguyễn Thị Hạnh, ở tĩnh Long An, là một cán bộ du kích ưu tú, đã xây dựng được một đội du kích rất mạnh tổ chức đánh hơn 300 trận, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí.

- Trước ngày 22-12: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp bà Hằng Huân và cô Thanh Hà là vợ và con gái của Thiếu tướng Nguyễn Sơn, nguyên Tư lệnh Liên khu IV Quân đội Nhân dân Việt Nam thời.kỳ kháng chiến chống Pháp (mất ngày 21-lO-1956).

Người ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe, việc ăn ở, sinh hoạt của gia đình và động viên bà Hằng Huân cố gắng dạy dỗ các con ngoan ngoãn tiến bộ.

1968

- Trước ngày 7-1: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Huy hiệu của Người tặng 10 cụ già đã nêu gương tốt cho con, cháu noi theo, trong đó có các cụ bà: Hoàng Thị Phúc, xã Nhân Thọ, Quảng Thọ, Quảng Bình, Đoàn Thị Hòa, thị xã Tuyên Quang.

- Trước ngày 15-l: Chủ tịch Hồ Chí Mính gửi Huy hiệu của Người tặng một số công nhân xuất sắc trên mặt trận giao thông vận tải, trong đó có chị Nguyễn Thị Bảy, công nhân lái máy kéo, Cảng Hải Phòng.

- Trước ngày 22-1: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Huy hiệu của Người thưởng một số chiến sĩ và cán bộ đã nêu cao tinh tlyần dũng cảm cứu người, cứu tài sản Nhà nước trong các trận oanh tạc của máy bay giặc Mỹ, trong đó có các chị: Nguyễn Thị Sinh, C6, Đội 812 thanh niên xung phong; Phan Thị Bạch Tuyết, y sĩ bệnh viện tỉnh Quảng Bình, Nguyễn Thị Hiền. nhân viên cửa hàng lương thực.

- Trước ngày 22-2: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Huy hiệu của Người thưởng một số công nhân và thanh niên xung phong đã nêu gương dũng cảm, góp phần giữ vững mạch máu giao thông vận tải, trong đó có các chị: Nguyễn Thị Sáu, công nhân, đoàn sà lan Công ty vận tải đường sông Hà Nội, Nguyễn Thị Mẽ, thanh niên xung phong Đội 773.

- Tháng 2: Được tin từ tiền tuyến báo về, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen 11 cô gái sông Hương và tặng bốn câu thơ:

"Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,

Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường

Bác khen các cháu dân quân gái,

Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương”.

(Đó là tiểu đội nữ du kích thôn Vân Thê, xã Thanh Thủy, huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) trong Tổng tiến công Xuân Mậu Thân, được giao nhiệm vụ bảo vệ Sở chỉ huy cánh Nam, tham gia chuyển thương binh, tiếp đạn. Khi địch chuyển sang phản kích giải vây Huế, tiểu dội xin được trang bị vũ khí trực tiếp chiến đấu).

- Ngoài 8-3: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Huy hiệu của Người tặng một số phụ nữ xuất sắc của Thủ đô Hà Nội trong phong trào “Ba đảm đang”.

- Trước ngày 26-3: Chủ tịch Hồ Chí Mính gửi Huy hiệu của Người thưởng tám thanh niên đã nêu gương sáng trong chiến đấu và sản xuất, trong đó có: Cam Thị Thưng, dân quân thuộc Gia Lâm, Hà Nội; Nguyễn Thị Bình, dân quân thuộc Gia Lâm. Hà Nội; Phạm Thí Thảo đội viên dân phòng khối 31, khu Ba Dính, Hà Nội, Trần Thị Liên. tự vệ nhà máy ở Hải Phòng, Nguyễn Thị Nghệ, dân quân ở huyện Lạng Giang, Hà Bắc.

- Trong tháng 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho một số công nhân các ngành vì đã lập được nhiều thành tích trong sản xuất và phục vụ chiến đấu, trong đó có: Ngô Thị Mai, công nhân giao thông vận tải Nghệ An, Phạm Thị Xuy, công nhân ngành hải sản Quảng Bình: Trần Thị Uông, công nhân lái xe Cảng Hải Phòng; Phạm Thị Cúc, công nhân Nhà máy dệt Hà Tây; Nguyễn Thị Phòng, công nhân Nhà máy gỗ Hà Nội; Nguyễn Thị Nga, công nhân Nhà máy Điện cơ Hà Nội; Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Mão, Vũ Thị Ngọc, công nhân Xí nghiệp Cảng Hải Phòng.

- Ngày 5-5: 17 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm bà cụ thân sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và chị Cúc (vợ của Đại tướng).

- Ngày 8-5: Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe bà Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nhân dân cách mạng giải phóng miền Nam Việt Nam và một số vị lãnh đạo báo cáo tình hình chung.

Cùng ngày, Người mời cơm vợ và con gái ông Phạm Hùng (đang chỉ đạo cách mạng ở miền Nam).

- 12-5, buổi trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm thân mật chị Hồng Minh, con gái của hai nhà cách mạng tiền bối Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.

- 19-5: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp các chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Thị Châu. Sau buổi gặp, Người mời hai chị cùng dự bữa cơm trưa cùng Thủ tướng và một số chiến sĩ bảo vệ, phục vụ, lái xe, nhân kỷ niệm ngày sinh của Người

Cùng ngày, Người đọc thư của ba nữ công nhân Đức và tập thể công nhân Đội Lao động Nguyễn Văn Trỗi thuộc xí nghiệp luyện kim Aidenhuýtthenxtát (Cộng hòa dân chủ Đức).

- Tháng 5: Đầu một buổi họp của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa bà Hồ Thị Bi, cán bộ của Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, xem một bài báo cắt rời và hỏi:

“Cô Bi có biết tin gì về phụ nữ quê cô không?'.

Bà Bi thú thật là chưa biết

Người đề nghị đọc bài báo để tất cả các đại biểu cùng nghe về tấm gương chiến đấu dũng cảm của một người con gái ở Hóc Môn - Nam Bộ, bị địch bắt, tra tấn hết sức dã man, nhưng nhất định không chịu cung khai. Khi kẻ thù mang bàn chông và định đóng đinh vào tay chị, chị giơ cao tay đập mạnh xuống bàn chông...

- Trong tháng 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen Đại đội pháo binh dân quân gái xã Ngư Thủy, tỉnh Quảng Bình đã bắn cháy tàu khu trục Mỹ số 013 và bắn cháy hai tàu khu trục khác. Người tặng huy hiệu cho 3 chiến sĩ của Đại đội.

- Ngày 2-6: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp một số cán bộ phụ nữ miền Nam ra nghỉ ở miền Bắc.

- Trước ngày 26-7: Nhân ngày thương binh liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Mình tặng Huy hiệu của Người cho một số thương binh, gia đình liệt sĩ đã hăng hái tham gia sản xuất, công tác, chiến đấu góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, trong đó có chị Đỗ Thị Nô, vợ liệt sĩ, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, chị Đoàn Thị Ty, vợ liệt sĩ, xã Thái Hòa, Bất Bạt, Hà Tây.

- Trước ngày 27-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho chị Bùi Thị Kim, y tá Bệnh viện Hòn Gai, Quảng Ninh vì đã hết lòng chăm sóc cứu chữa cho thương, bệnh binh.

- Cuối tháng 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho toàn tiểu đội dân quân gái xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong 27 ngày (từ ngày 25-7 đến 21-8-1968) đã độc lập và phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi ba máy bay giặc Mỹ.

- Ngày 10 tháng 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số chiến sĩ nuôi quân giỏi, hết lòng phục vụ bộ đội, trong đó có các chị: Dương Thị Hiền, chiến sĩ. Quân khu III, Nguyễn Thị Châu, chiến sĩ. Quân khu IV, Dương Thị Tùng, Tiểu đội trưởng, thuộc đơn vị 1, Đoàn vận tải quân sự Quang Trung.

- Trước ngày l- 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Huy hiệu của Người thưởng các thầy, cô giáo có tinh thần dũng cảm, hết lòng vì học sinh, trong đó có các cô giáo: Vũ Thị Hồng Phú, Phương Đông, Vân, Nhung ở Trường cấp 1, Nậm Mon, vùng cao Bắc Hà, Lào Cai; Cô giáo Ất ở trường dân tộc rẻo cao kiến thiết, Tây Bắc, các cô giáo Hoa, Bích Diệp ở Hà Nội...

- Ngày 16-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ba nữ dân quân Quảng Bình ăn cơm trưa. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng dự.

- Trước ngày 18-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho một số đồng bào, chiến sĩ đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình đã dũng cảm, kiên cường đánh Mỹ, trong đó có các mẹ: Hoạch, Choàng, các chị: Quỳnh, Hành, Lan Anh, Châu, Phụng, Táo, Đậm, Thế...

- Trong năm 1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ba chiếc lược chải đầu làm bằng xác máy bay giặc Mỹ tặng Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng miền Nam Nguyễn Thị Định và các chị Phan Thị Quyên (vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và Nguyễn Thị Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp thanh niên và sinh viên giải phóng miền Nam.

1969

- Trước ngày l0-1: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những cán bộ y tế hết lòng phục vụ nhân dân, trong đó có các phụ nữ là: y tá Điệp ở Xí nghiệp gỗ Hà Nội, y tá hải quân Đỗ Thị Hợi, y tá Lý Thị Tanh ở xã Nguyễn Phúc, Bắc Thái, y tá Nguyễn Thị Hoa ở thị xã Hà Tĩnh, y tá Nguyễn Thị Chinh ở Hải Phòng, nữ hộ sinh Vui ở Hòa Bình.

- Trước ngày 12-l: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những người đã dũng cảm cứu dân, cứu tài sản của nhà nước, trong đó có các bà Nguyễn Thị Phòng, Nhuyễn Thị Vân ở khu phố Lê Chân, Hải Phòng.

- Trước ngày 4-2: Chủ tịch Hồ Chí Minh thường Huy hiệu của Người cho những cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong đó có các chị: Nguyễn Thị Dung, thợ máy thuộc Đội xe 282; Nguyễn Thị Ngọc Anh, kỹ sư Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Vũ Thị Tấm, xã An Lãm, Nam Sách, Hải Hưng.

- Ngày 19-2: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho ba cán bộ thuộc tỉnh Hà Tây, trong đó có các chị: Nguyễn Thị Cẩm, Nguyễn Thị Vượng.

- Trước ngày 23-2: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những cụ già có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây gây rừng. trong đó có cụ bà Dương Thị Na ở Hợp tác xã Úc Sơn, xã Hương Sơn, Phú Bình, Bắc Thái.

- Trước ngày 26-2: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những cán bộ, bộ đội, công nhân và xã viên hợp tác xã nông nghiệp có thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu, trong đó có các bà Phạm Thị Thục ở Quảng Bình, Lê Thị Tuyết Bình và Nguyễn Thị Phường ở thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ngày 2-3: tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp thân mật chị Huỳnh Thị Kiên, du kích Duy Xuyên bị địch bắt tra tấn dã man, chặt cụt chân nhưng vẫn không khai báo.

- Trước 8-3: Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số phụ nữ có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và phục vụ chiến đấu, gồm: Chị Trần Thị Tốt (Vĩnh Phú); Cụ Lê (Hải Hưng); bác sĩ Lưu, chị Trần Mùi Xiết (Lào Cai), Nguyên Thị Kim Thử (Quảng Bình); Nguyễn Thị An (Hà Nội): Nguyễn Thị Thục (Vĩnh Phú); Đỗ Thị Thìn (Hải Hưng).

- Trước ngày l0-3: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số phụ nữ được công nhận danh hiệu “Dũng cảm, đảm đang chống Mỹ, cứu nước", gồm các bà và các chị: Trực ở Hà Tĩnh; Phạm Minh Huy (Nghệ An); Phún Sập Múi (Quảng Ninh); Bùi Thị A (Hải Phòng); Đặng Thị Hiền, hiệu trưởng trường cấp I; o­n Mưu Phương (Hà Nội); Đinh Thị Lượt (Đại học Thủy lợi); Mùi (ga Hà Nội) và cụ Hồ (Nghệ An).

- Trước ngày 26-3: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những thanh niên có thành tích xuất sắc trong phong trào "Ba sẵn sàng", trong đó có: Bùi Thị Lý (Nghệ An); Nguyễn Thị Khoa (Tuyên Quang); Nguyễn Thị Tuất (Hải Hưng); Phạm Thị Thanh (Sơn La); Nguyễn Thị Liễu (Thái Bình); Nguyễn Thị Lan (Nghệ Tĩnh); Vũ Thị Mến (Ninh Bình); các chị Chiêm và Thà (Quảng Bình).

- Trước ngày 28-3: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hậu phương và phục vụ chiến đấu, trong đó có chị Nguyễn Thị Hằng, trường trung học giao thông vận tải.

- Trước ngày 30-3: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những nữ công nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất thêm “mười triệu mét vải vì miền Nam", gồm: Trần Thị Loan, Vũ Thị Lương, Nguyễn Thị Phiên, Trần Thị Tuyết, Trương Thị Keo, Đoàn Thị Hợi, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thị Mách và một số công nhân nam.

- Ngày 19-5: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các chị: Phan Thị Quyên (vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyên Văn Trôi) và Nguyễn Thị Châu (Úy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp thanh niên và sinh viên giải phóng miền Nam) đến chúc thọ Người.

- Ngày 21-5: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Anh hùng lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam Tạ Thị Kiều đang ở thăm miền Bắc. Người ân cần thăm hỏi tình hình chiến đấu và sinh hoạt của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, thăm sức khỏe và công tác của chị Kiều. Sau đó, Người mời chị Tạ Thị Kiếu ở lại ăn cơm cùng với Người.

- Trước ngày 26-5: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những cán bộ, công nhân, xã viên hợp tác xã đã có nhiều thành tích trên mặt trận tăng gia sản xuất, cải tiến kỹ thuật và hết lòng tận tụy vì nhân dân trong đó có các chị: Dương Thị Na (Bắc Thái), Hồ Thị Cam (Vĩnh Linh).

- Ngày 29-5: tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với bà Lê Thu Trà, Phó Chủ tịch Ủy ban thiếu niên nhi đồng Trung ương về bài viết nhân dịp ngày Quốc tế thiếu niên 1-6-1969.

- Trước ngày 19-6: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho các cá nhân có thành tích trong sản xuất và phục vụ chiến đấu trong đó có các chị Phạm Thị Văn (Vĩnh Linh), Trần Thị Lan Như (Hà Nội).

- Trước ngày 23-6: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho những người có thành tích trong lao động sản xuất và hết lòng phục vụ nhân dân, trong đó có các chị: Trần Thị Lương (Ninh Bình), Trần Thị Khoa (Thái Bình), Giăng Thị Pàng (Lào Cai).

- Ngày 23-6: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam nhờ chuyển lời cảm ơn tới nữ anh hùng Liên Xô Ỉina Lépchenkô đã gửi cuốn sách tặng Người.

- Trước ngày 10-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số cán bộ, chiến sĩ có tinh thần dũng cảm khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có các chị: Trịnh Thị Nông (Thanh Hóa), Bùi Thị Thiên (Quân khu IV).

- Ngày l0-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho hai vợ chồng cụ Khiêm ở Quảng Ninh có nhiều thành tích trong chăn nuôi gia súc, làm phân bón phục vụ cây trồng.

- Trước ngày 13-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đó có hạ sĩ, thợ sửa chữa pháo Mai Thị Hiện.

- Trước ngày l8-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng lụa cho các cháu sinh ba (mỗi cháu 2 m) là con của các chị: Phạm Thị Lan (Thanh Hóa), Nguyễn Thị Cảo (Hà Tây), Nguyễn Thị Hiếng (Hà Tây).

- Trước ngày 3-8: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho một số chiến sĩ bộ đội dũng cảm, gương mẫu và những cháu thiếu niên mưu trí, thật thà trong đó có chị Vi Thanh Tâm (Chiến sĩ thông tin), cháu Nguyễn Thị Thọ (học sinh trường cấp I Quỳnh Hà, Thái Bình).

- Trước ngày 23-8: Chủj tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho các cháu thiếu niên thật thà, dũng cảm trong đó có các cháu gái: Hoàng Thị Đoàn (Gia Lâm, Hà Nội), Lương Thị Bượt (Hải Hậu, Nam Hà).

- Ngày 26-8: Sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp. Hội đồng giáo sư, bác sĩ và các hộ lý Viện Quân y 108 thường xuyên túc trực bên Người để chăm sóc, theo dõi diễn biến sức khỏe. Khi tỉnh dậy, Nbơười muốn nghe một khúc dân ca. Cô y tá chăm sóc sức khỏe cho Người cố gắng hát một bài dân ca quan họ. Nghe xong, Người tặng cô một bông hồng.

(Cô y tá đó là Nguyễn Thị Oanh đã trở thành sĩ quan ngành quân y).

- Trước ngày 30-8: Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng Huy hiệu của Người cho các cá nhân lao động xuất sắc, có nhiều thành tích trong công tác phục vụ nhân dân, trong đó có các chị: Lê Thị Minh (Hà Nội), Nguyễn Thị Đa (Vĩnh Phú), Hoàng Thị Mai (Hải Hưng), Vũ Thị Tấm (Hải Hưng), Cẩm Thị Lợi (Sơn La), Nguyễn Thị Út (Hà Nội)./.

Trung tâm Thông tin (st)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video