Bình đẳng giới ở Việt Nam

16/04/2010
 

Những năng lực cơ bản

Mặc dù Việt Nam có những bước tiến đầy ý nghĩa trong việc hướng tới đạt được Bình đẳng giới, nhưng khoảng cách về giới vẫn tồn tại. Xếp hạng của Việt Nam dựa vào các chỉ số quan trọng về giới thì Việt Nam chỉ bằng thứ hạng của các nước có thu nhập thấp trong khu vực. Việt Nam đứng thứ 71 trong tống số 134 nước theo Chỉ số chênh lệch Giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2009; đứng thứ 94 trong tổng số 155 nước theo Chỉ số phát triển Giới năm 2007 và đứng thứ 62 trong tổng số 109 nước theo Đánh giá trao quyền về Giới năm 2007.

  • Tỉ lệ giới tính khi sinh bình thường là từ 104 – 106 bé trai trên 100 bé gái. Ở Việt Nam năm 2008, tỉ lệ giới tính khi sinh là 112 bé trai trên 100 bé gái, tỷ lệ này đã tăng lên từ tỷ lệ của năm 2006 là 110 bé trai trên 100 bé gái. Nếu sự chênh lệch về giới tính này vẫn tiếp tục, Việt Nam sẽ bị dư thừa dân số nam vào năm 2025.
  • Việt Nam được xem là nước có những cải thiện trong việc tuyển sinh nữ vào trường học. Tỉ lệ nam nữ học sinh tham gia ở cấp tiểu học và trung học cơ sở là tương đối đồng đều và ở cấp phổ thông trung học thì tỉ lệ học sinh nữ còn cao hơn học sinh nam. Tỉ lệ phụ nữ biết đọc biết viết xấp xỉ với nam giới; 91,3% phụ nữ so với 95,8% nam giới. Tuy nhiên, trong nhóm người nghèo, và ở một số vùng cụ thể ở Việt Nam, thì khoảng cách giới vẫn tồn tại với tỉ lệ trẻ em gái của 20% các hộ gia đình nghèo nhất và các em sống trong các cộng đồng dân tộc thiểu sổ miền núi phía Bắc ít có cơ hội được học hành hơn là các em trai.
  • Những nghiên cứu ở quy mô nhỏ cho thấy cha mẹ thường ít đầu tư về sức khỏe cho con gái họ. Nghiên cứu năm 2008 cho thấy, 61% em trai so với 39% em gái dưới 5 tuổi được điều trị ở 3 bệnh viện quốc gia trong năm 2006 – 2007.

Quyền năng kinh tế

  • Theo số liệu về lực lượng lao động năm 2007, 65% phụ nữ tuổi từ 15 trở lên nằm trong lực lượng lao động so với 74% nam giới. Tỉ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cao, chiếm đến 46.6% lực lượng lao động. Phụ nữ thường làm việc trong các lĩnh vực như nông nghiệp hoặc dịch vụ, trong khi nam giới chiếm ưu thế hơn trong ngành công nghiệp. Nam giới cũng có nhiều khả năng tìm được việc làm được trả công hơn nữ giới. (23.6% nam giới so với 21.4% nữ giới).
  • Phụ nữ tập trung ở những việc làm không ổn định: 78% phụ nữ tự tạo việc làm hoặc làm các công việc gia đình mà không được trả công. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng trở thành người làm việc gia đình không được trả công hơn, 53% phụ nữ so với 32% nam giới rơi vào phạm trù này, trong khi nam giới có nhiều khả năng tự tạo việc làm hơn (43% nam giới so với 25% nữ giới). Cả hai loại công việc tự tạo việc làm và làm các công việc gia đình không được trả công đều là những loại công việc dễ bị tổn thương vì những công việc này không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào về an sinh xã hội.
  • Theo số liệu năm 2006 trong cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) thì phụ nữ làm chủ hoặc quản lý 22% các doanh nghiệp và họ thường có vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, phụ nữ điều hành các doanh nghiệp phi nông nghiệp với quy mô nhỏ hơn so với các doanh nghiệp của nam giới và thường kinh doanh tại gia đình, trong khi đó nam giới kinh doanh có mức thu nhập cao hơn trong cùng lĩnh vực.
  • Hiến pháp mới, Bộ luật Lao động và Luật Bình đẳng giới, tất cả đều khẳng định phụ nữ và nam giới được trả lương như nhau cho công việc như nhau. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn tiếp tục nhận được ít hơn so với nam giới, phụ nữ ở khu vực thành thị có thu nhập chiếm khoảng 87% so với của tiền công theo giờ nam giới nhận được, trong khi tỉ lệ này lại nhỉnh hơn một chút ở vùng nông thôn (88%), mặc dù nam giới và phụ nữ ở nông thôn có thu nhập ít hơn đáng kể so với những người sống ở thành thị.
  • Phụ nữ Việt Nam có quyền sở hữu, quyền kiểm soát tài sản ở các cấp độ thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ có tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, tự do hơn trong việc sử dụng các khoản vay trong khi những người phụ nữ không có tên trong giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận với tín dụng. Có tên trong Quyền sở hữu đem đến cho người phụ nữ sự đảm bảo hơn trong trường hợp li dị, bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc thừa kế và lúc tuổi già và thúc đẩy hơn nữa sự công bằng trong việc ra quyết định trong gia đình.

Tài liệu tham khảo:

i. Chỉ số Chênh lệch Giới toàn cầu được dựa trên các chỉ số phụ sau: tham gia vào hoạt động kinh tế, cơ hội trong giáo dục, sức khỏe và sự tồn tại, nâng cao quyền năng chính trị. Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2009 Báo cáo Chỉ số Chênh lệch Giới toàn cầu, Geneva Thụy Sĩ.

ii. Các chỉ số phát triển giới (GDI) là một chỉ số kết hợp đánh giá khoảng cách giới giữa nam và nữ trên các chỉ số sau: tuổi thọ; tỷ lệ biết chữ; kết hợp tổng tỷ lệ nhập học cho giáo dục tiểu học, trung học và đại học, và ước tính thu nhập. Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người của UNDP 2009.

iii. Đánh giá trao quyền về Giới (GEM) đánh giá về sự tham gia chính trị và ra quyết định, tham gia nền kinh tế và làm chủ các nguồn lực. Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người của UNDP năm 2009.

iv. UNFPA, 2009. Dân số Việt Nam năm 2008 – Cập nhật thông tin: Khả năng sinh sản, tử vong, tỷ số giới tính khi sinh.

v. Bộ KH& ĐT năm 2008: Việt Nam tiếp tục đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Hà Nội, Việt Nam.

vi. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, năm 2009, Báo cáo Kết quả mẫu cho điều tra dân số năm 2009 về Dân số và Nhà ở.

vii. Ngân hàng Thế giới 2008: Làm thế nào để phụ nữ có được sự công bằng trong giáo dục, việc làm và sức khỏe? Phân tích giới trong cuộc điều tra về mức sống của các hộ gia đình Việt Nam năm 2006.

viii. Bộ Y tế và UNICEF năm 2008, Sự khác biệt trong sử dụng các dịch vụ chăm sóc Y tế cho trẻ trai và trẻ gái ở Bệnh viện các cấp.

ix. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, năm 2009, Báo cáo Kết quả mẫu cho điều tra dân số năm 2009 về Dân số và Nhà ở.

x. Bộ LĐTBXH và Tổ chức lao động quốc tế Việt Nam 2009: Xu hướng tuyển dụng năm 2009, Hà Nội.

xiv. Ngân hàng Thế giới 2008 Phân tích tác động của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên của vợ và chồng ở Việt Nam, Hà Nội, Ngân hàng Thế giới.

Ban Quốc tế dịch
(Nguồn: UN)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video