Bữa ăn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ dưới 5 tuổi

13/11/2011
Các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con mình bụ bẩm, dễ thương nhưng không có nghĩa là béo phì. Khi quan sát các trẻ trong một lớp học hoặc trong buổi tối chơi ở công viên, chúng ta có thể thấy thể trọng của từng trẻ có khác nhau, đứa thì béo quá đứa thì gầy quá. Đó là kết quả của việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ chưa phù hợp về thời gian, chưa cân đối dưỡng chất dẫn đến chứng béo phì hay suy dinh dưỡng của trẻ.

Để trẻ phát triển tốt cả tinh thần và thể chất, việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ đóng vai trò quan trọng. Khi tổ chức bữa ăndinh dưỡng cho trẻ, cần nhớ 3 nguyên tắc căn bản như sau:Thứ nhất là, xác định nhu cầu thức ăn cần cung cấp cho trẻ, bởi trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩmbỗ dưỡng.Thứ hai là điều kiện tài chính. Điều này có nghĩa là hiện nay tất cả các mặt hàng tiêu dùng thực phẩm đều tăng giá, do vậy, chúng ta cần cân nhắc về số tiền có thể đi chợđể chuẩn bị một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền mới có được. Để đảm bảo đủ lượng thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cho trẻ mà ít tốn kém, các bà mẹ nên khéo léo chọn những thực phẩm tươi ngon mùa nào thức ăn nấy, đừng vì mùa có nhiều xoài mà cố tìm mua trái vải thì thật đắt tiền; tận dụng những thức ăn sẳn có tại địa phương, tại gia đình đang nuôi trồng nếu ở nông thôn. Thứ ba, đó là sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp như cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn (bao gồm các chất đạm, béo, tinh bột và sinh tố, khoáng chất) để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, cần thay đổi món ăn; thay đổi hình thức trình bày và màu sắc mỗi ngày để tránh nhàm chán; thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng và  thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, tỷ lệ năng lượng cân đối cần cung cấp cho trẻ còn tùy theo độ tuổi nhưng phải đảm bảo 4 bữa/ngày. Cụ thể như: trong tổng số năng lượng thì bữa sáng chiếm khoảng 25%, bữa trưa chiếm khoảng 40%, bữa chiều khoảng 10% và bữa tối khoảng 25%.

Cơ cấu bữa ăn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ được chia theo từng giai đoạn như sau:

Sáu tháng đầu tiên, chúng ta chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu bà mẹ không cho con bú được thì cho trẻ uống sữa và nước, không nên cho trẻ ăn bột hay cháo nhừ vì giai đoạn này dạ dày của trẻ nằm ngang nên thực phẩm cho vào dễ bị nôn trớ, thêm nữa là hệ tiêu hóa của trẻ còn quá nhỏ nếu tiếp xúc với thực phẩm khác quá sớm trẻ sẽ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa sau này. Nếu cho trẻ bú sữa mẹ thì các bà mẹ nên ăn uống tăng cường đầy đủ các nhóm thực phẩm trên, không nên ăn kiêng, nên uống thêm viên canxi và viên sắt.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm, nên bắt đầu cho trẻ ăn rất ít (khoảng 1 muỗng cà phê bột). Sau đó, khẩu phần ăn của trẻ mới được tăng cường và mở rộng với đầy đủ tất cả các nhóm thực phẩm. Một ngày trẻ phải được cung cấp hầu như đủ các nhóm thực phẩm trên nhưng mỗi thứ một ít. Phải tập cho trẻ dần dần quen với tất cả nhóm thức ăn trên theo một khẩu phần thích hợp. Mỗi ngày trẻ cần ăn 2 bữa phụ với đủ bốn nhóm thực phẩm (bột, đạm, rau, dầu) cùng với 6 – 8 cữ sữa. Bữa ăn chính của trẻ thường là bột mặn hoặc cháo (cháo thịt hoặc cháo cá, có rau củ) nấu nhừ rồi tán nhuyễn hoặc bằm nhỏ.

Sau 8 tháng, bạn có thể cho trẻ ăn cháo với các chất đạm, rau, dầu.

Hơn 1 tuổi thì cho trẻ tập ăn nui, bún để bé tập nhai và nuốt, ăn từ ít tới nhiều, từ 1 chén rồi 2 hoặc 3 chén một ngày. Không nêm bột ngọt khi nấu ăn cho trẻ. Thỉnh thoảng bạn nên thêm 1 ít khoai lang, đậu đen hay đậu đỏ vào cháo rất tốt cho đường ruột. Đối với bữa ăn vặt của trẻ, bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhóm chất béo hoặc nhóm giàu đạm. Bạn chỉ cho bé uống sữa và nước ép trái cây trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra, nên cho bé uống nước lọc vào những lúc khát.

Trẻ khoảng 2 tuổi, chúng ta cho trẻ ăn cơm một ngày 3 bữa và 4 – 5 cữ sữa. Nếu trẻ ăn quá ít, nên cho trẻ ăn thêm chút gì khác như bánh flan, sữa chua, kem, trái cây hoặc uống thêm một ít sữa cho đủ no bụng.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên cho đến khi bắt đầu đi học thì mỗi ngày trẻ cần ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nói cách khác, trẻ cần được ăn từ 5 đến 7 bữa một ngày và bữa ăn nào cũng đều quan trọng như nhau đối với trẻ.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video