Buôn bán và xâm hại trẻ em: Chuyện từ Bangkok

18/11/2010
Diễn đàn Tuổi trẻ Mê-kông lần thứ ba (Mekong Youth Forum- MYF3) do Chính phủ Thái Lan phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tầm nhìn Thế giới (World Vision), Bảo vệ trẻ em (Save the Children) và các dự án liên kết của Liên hợp quốc về buôn bán người (UNIAP) vừa diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

30 trẻ em và thanh thiếu niên đến từ 5 quốc gia đã cùng nhau thảo luận những vấn đề thiết thực liên quan đến việc phòng chống buôn bán và xâm hại trẻ em và thanh thiếu niên.

Trẻ vị thành niên bị lôi kéo lên thành phố làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, massage hay các hình thức dịch vụ khác tiềm ẩn những nguy cơ xâm hại tình dục trở thành chuyện không của riêng nước nào.

Phổ biến hơn cả là trẻ em và người chưa đủ tuổi lao động phải làm việc không phù hợp hay làm việc quá 10h ngày như các công việc giúp việc gia đình hay những lao động chân tay khác...

Trong những nỗi buồn chung đó, do điều kiện xã hội đặc thù của mỗi nước mà việc xâm hại và buôn bán trẻ em có những biến thái khác nhau.

Đại biểu đến từ Campuchia Kollel Salles cho biết: Tình trạng thanh thiếu niên chưa đủ tuổi kết hôn bằng nhiều cách đã có được giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài.

Luật pháp nước này cho phép nữ chưa đủ 18 tuổi (tuổi kết hôn theo luật định của Campuchia) đang mang thai có quyền đăng ký kết hôn. Qui định này cũng có thể xâm hại đến sức khỏe của người chưa thành niên, dù đây là việc hoàn toàn tự nguyện.

30 đại biểu đã thảo luận sôi nổi các vấn đề này và chia sẻ thông tin cũng như sự quan tâm, đề xuất giải pháp thiết thực thông qua nhiều hình thức: Làm việc nhóm, sáng tác tiểu phẩm, diễn đàn...

Bà Phạm Thị Thanh Hoài (Văn phòng Tổ chức Save the Children ở Hà Nội) cho rằng: Việc các đường dây buôn bán trẻ em đều liên quốc gia thông qua những người môi giới khiến việc này càng khó kiểm soát, đòi hỏi sự chung tay phối hợp của nhiều ban ngành và nhiều nước...

Phòng ngừa việc buôn bán và xâm hại trẻ em có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Diễn đàn kêu gọi việc tăng cường nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin trong cộng đồng về vấn đề buôn bán người, bao gồm những câu chuyện thực tế của nạn nhân nếu có sự đồng ý của nạn nhân, và thông qua bạn bè của họ.

Các tài liệu giáo dục và thông tin về buôn bán người phải được trang bị ở trường học, siêu thị, nhà ga, bệnh viện, để tất cả mọi người ý thức được về vấn đề này.

Bên cạnh đó, nên có một hệ thống hỗ trợ xã hội để hỗ trợ những gia đình nghèo để bố mẹ các bạn có thể ở lại địa phương thay vì phải đi làm ăn xa, đồng thời xây dựng các hệ thống bảo vệ trẻ em để giúp đỡ trẻ em ở mọi nơi, đặc biệt là những nơi mà nạn buôn bán trẻ em đang là vấn đề cấp bách không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn.

Việc thanh thiếu niên đều có cơ hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng sẽ nâng cao hơn nhận thức về đề này và có những hành động phù hợp và thiết thực để đảm bảo.

Trẻ em cũng cần có nơi để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với những trẻ em và thanh thiếu niên khác cũng như với những người lớn có trách nhiệm về vấn đề buôn bán người và vấn đề tham gia của trẻ.

Theo VH&TT

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video