Các cấp Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ phụ nữ biên cương phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

26/12/2020
165 hộ nghèo làm chủ hộ các xã đồng hành thoát nghèo, đạt 21% trên tổng số hộ được hỗ trợ, giúp đỡ theo mô hình “1+6” vượt 16% chỉ tiêu đề ra, xuất hiện nhiều gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống.

Đắk Lắk có 04 xã biên giới tiếp giáp với các huyện Cô Nhét, Battranđa, tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Cam Pu Chia. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tỉnh luôn quan tâm và hướng về biên giới với nhiều hoạt động hỗ trợ, sẽ chia nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho nhân dân nói chung, hội viên phụ nữ nói riên. Song điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng biên hết sức khắc nghiệt, địa bàn rộng, dân cư không tập trung, kết cấu hạ tầng cơ sở còn thấp kém, tình trạng dân di cư tự do đến các xã sinh sống ngày càng nhiều cho nên đời sống của phụ nữ ở đây cũng còn muôn vàn khó khăn.

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm tổ chức Hội trước nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ chủ quyền biên giới, quan tâm, chăm lo cuộc sống và sự tiến bộ, hạnh phúc của phụ nữ biên cương tại địa phương mình, vì vậy sau khi Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2008-2020” do TW Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp triển khai trong cả nước, Hội LHPN đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cụ thể hóa nội Chương trình thành kế hoạch chung, chỉ đạo hệ thống các cấp Hội phụ nữ; chọn lựa và định hướng các nội dung, cách thức hỗ trợ phù hợp với đặc điểm các xã, nhu cầu thiết thân của phụ nữ mà nội dung cốt lõi, xuyên suốt thực hiện Chương trình được Hội LHPN tỉnh trọng tâm chỉ đạo đó là tập trung các hoạt động hỗ trợ sinh kế, chú trọng đến đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo. Ngoài việc thực hiện các nội dung được TW Hội định hướng, chỉ đạo, sau khi khảo sát, tham khảo ý kiến các ngành chức năng, chính quyền các xã biên giới trong tỉnh, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện “Kế hoạch hỗ trợ phụ nữ nghèo làm chủ hộ các xã biên giới phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020” theo đó phân công mỗi cơ sở Hội xã, phường, thị trấn giúp đỡ 06 hộ gia đình phụ nữ nghèo làm chủ hộ thuộc 04 xã biên giới (gọi tắt là mô hình 1+6). Có thể nói, thời gian đầu khi kế hoạch được triển khai, thực hiện đã gặp không ít khó khăn, trở ngại về nguồn lực cùng nhiều thông tin trái chiều từ các địa phương, song với sự kiên trì vận động và thuyết phục cùng với những giải pháp gợi mở, chỉ đạo của tỉnh Hội như: Tập trung khai thác mạnh mẽ các nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện các dịch vụ bán sản phẩm của Bưu điện gây quỹ, tín chấp với các tổ chức tín dụng, đề xuất cấp ủy Đảng cho chủ trương xây dựng Quỹ “Đồng hành biên cương”, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ, đề xuất chính quyền địa phương có sự hỗ trợ và trực tiếp cùng tham gia với Hội; đẩy mạnh công tác truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội do Hội quản lý, phối hợp với BCHBĐBP, Đảng ủy, chính quyền các huyện, các xã biên giới thực hiện kế hoạch theo lộ trình, cùng với những chuyến khảo sát thực tế, thăm hỏi nghĩa tình của các cơ sở Hội đã tạo được sự thống nhất, đồng thuận từ các cấp Hội trong tỉnh. Qua gần 3 năm thực hiện, cùng với sự hỗ trợ từ các đơn vị được TW Hội phân công giúp đỡ, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hoạt động đó là: Phối hợp với Ngân hàng chính sách - xã hội và các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho phụ nữ các xã tiếp cận nguồn vốn vay gần 15 tỷ đồng; phối hợp với Phòng Kinh tế tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi sản xuất, các cuộc Hội thảo “chia sẽ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế”, hỗ trợ giống, cây con triển khai các mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản”, “trồng cây ăn quả, vườn rau an toàn”, khoan giếng cung cấp nước tưới cho cây trồng; phối hợp với Trung tâm dạy nghề tổ chức các lớp nghề may dân dụng và hỗ các thiết bị cho phụ nữ kinh doanh may mặc sau học nghề, thành lập các tổ hợp tác, phối hợp với Công ty Cao cao thuộc tập đoàn ca cao Việt Nam và Công ty Điện năng lượng mặt trời giới thiệu và giải quyết việc làm cho 160 hội viên phụ nữ có thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng; phối hợp với Lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, các Trung tâm y tế huyện tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, chia sẽ các kiến thức nuôi dạy con khỏe, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống nạn “tín dụng đen”, mua bán người, xâm hại tình dục, phòng chống bạo lực gia đình.v.v.

Nhờ vậy mà đến nay đã có 165 thuộc hộ nghèo làm chủ hộ đã thoát nghèo, đạt 21% trên tổng số hộ được hỗ trợ, giúp đỡ theo mô hình “1+6” vượt 16% chỉ tiêu đề ra, xuất hiện nhiều gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống. Kết quả của Chương trình“Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” mà trong đó là hoạt động hỗ trợ phụ nữ biên cương phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã tạo sự lan tỏa, hiệu ứng sâu rộng trong xã hội, huy động rộng rãi các lực lượng xã hội cùng chung tay, đồng hành, làm thay đổi đáng kể nhận thức của phụ nữ nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế gia đình bằng sự tự chủ vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, tự nguyện, tích cực tham gia hoạt động Hội, nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia, tiếp thêm sức mạnh để phụ nữ yên tâm gắn bó lâu dài với vùng biên.

Hội LHPN Đắc Lắc

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video