Các cặp vợ chồng trẻ có một con ở Trung quốc đua nhau tìm bạn cùng chơi cho đứa con đơn độc của mình

02/12/2010
30 năm thực hiện chính sách một con ở Trung quốc đã buộc các cặp vợ chồng trẻ phải tìm những người bạn chơi cho đứa con đơn độc không có anh em ruột của mình.

 Một tập tục đã bị cấm hiện nay là sắp đặt hôn nhân cho con cái, nhưng các bậc cha mẹ trẻ vẫn đang quay lại với trò đùa “tảo hôn””.

“Kết hôn trẻ con” hay “tảo hôn” ngày nay không có nghĩa là hứa hôn thực. Đó chỉ là những người bạn thân thiết cùng chơi với nhau” - nhân viên ngân hàng ông Đặng, bố của cậu bé một tuổi tại thủ phủ Trùng Khánh – Tây-Nam Trung Quốc nói.

Ông Đặng đã tìm nhiều “vợ” cho cậu con trai trong số các cô con gái của bạn bè của mình. “Bọn trẻ đến với nhau rất dễ vì bố mẹ chúng là những người bạn thân của nhau” Đặng nói.

Một số bố mẹ tìm đối tác “kết hôn” cho con mình qua mạng. Có người còn đưa lên mạng ảnh con cái của mình.

“Con trai duy nhất của tôi 2 tuổi rưỡi. Cậu bé rất buồn và cô độc. Tôi muốn tìm cho nó một bé gái sống gần nhà mình. 2 gia đình chúng ta có thể đi du ngoạn với nhau” một công dân mạng “Recharge Card” thổ lộ.

“Chúng tôi có thể chơi game với nhau, chia sẻ đồ chơi trẻ con và thảo luận về việc học hành của chúng”một nick name “Smurfs” đã viết trên một địa chỉ o­nline khác.

“ Mục đích “kết hôn trẻ con” là tôi muốn tìm nhiều bạn cho đứa con gái bé bỏng của tôi”bà mẹ trẻ họ Qin làm việc tại công ty Coca-cola tại Trùng khánhđã viết.

"Smurfs" và Qin thuộc thế hệ con một đầu tiên của Trung quốc. Do Trung quốc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, đa số các cặp vợ chồng chỉ có một con và những đứa trẻ đó đến nay đã có trưởng thành. Họ bắt đầu kết hôn và có con.

Qin nói “ Chúng tôi không muốn con mình lại chịu cảnh cô đơn thui thủi một mình như chúng tôi”

Quan điểm của "Smurfs" và Qin đang là quan điểm chung của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ, những người trước đây đã lớn lên trong điều kiện của những đứa con một.

Trên thực tế, thời thơ ấu của các ông bố bà mẹ, những người lớn lên trong các gia đình con một là rất cô đơn vì họ không có chú bác cô dì.

“Cuộc sống trong các căn hộ chung cư cao tầng đã ngăn cản sự giao tiếp của trẻ con với cha mẹ và ngày càng có nhiều em thiếu khả năng giao tiếp” Qin Ke, cô giáo dạy trẻ tỉnh Quảng tây, khu tự trị Choang nói.

“Thế hệ thứ hai của những đứa con một thường hay ỷ vào bố mẹ và ông bà trong tất cả mọi việc. Do vậy có vẻ như chúng trở nên ích kỷ và hay yếu đuối trước thất bại”Qin nói.

Do vậy, ngày nay các ông bố bà mẹ trẻ đang cố tìm các hình thức khác nhau, trong đó có “kết hôn trẻ con”, để tăng cường các mối quan hệ cho đứa con duy nhất của mình.

Theo một khảo sát của trang web sina.com có đến 67,1% trong số 1.279 người trả lời tin rằng “ kết hôn trẻ con” giúp cho những đứa trẻ con một bớt cô đơn, đồng thời giúp các cháu cải thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội. Tuy nhiên có 50,3 % không thích gắncho cái tên “ kết hôn trẻ con” cho dù đấy chỉ là gọi đùa.

Một cư dân trên “Shihan” nói rằng thật lố bịch khi gọi đó là “kết hôn trẻ con”

“Kiểu quan hệ đùa bỡn như gọi nhau là “ chồng” và “vợ” có thể có ảnh hưởng đến khái niệm tình yêu của trẻ em, thậm chí có thể dẫn đến việc có thai sớm” công dân mạng này nói.

Cao Zhaoyang, giáo sư môn tâm lý trường Đại học Thạch gia Trang, tỉnh Hồ bắc – Bắc Trung quốc nói rằng từ giác độ tâm lý học, việc lớn lên một mình là không tốt cho đời sống tinh thần và tự nhận thức. Ông nói tiếp “các trải nghiệm của cặp cha mẹ thế hệ hậu những năm 80 đã nói lên quan điểm của họ và rằng ý tưởng tìm bạn cho những đứa con duy nhất của mìnhlà có thể chấp nhận và đáng làm.

Tuy nhiên, không phù hợp khi gọi đó là “kết hôn trẻ con” vì việc sử dụng các tên gọi “vợ” và “chồng” quá sớm có thể sẽ hạn chế các mối giao tiếp bình thường của đứa trẻ với những bạn bè khác”. Ông Cao đề xuất các ông bố bà mẹ chỉ nên gọi đơn giản là “ tìm bạn chơi cho con”

Chính sách KHH gia đình của Trung quốc đã được thực thi để kìm hãm sự bùng nổ dân số. Chính sách này khuyến khích việc kết hôn và mang thai muộn và hạn chế hầu hết các đôi vợ chồng ở thành thị chỉ có một con còn các đôi ở nông thôn chỉ có 2 con. Theo tính toán, nếu không thực hiện chính sách này thì dân số của Trung quốc hiện nay là 1,7 tỷ người chứ không dừng lại ở 1,3 tỷ như hiện nay.

Mặt khác, chính sách này là rất phù hợp với tình hình của Trung quốc lúc đó, khi nước này là quốc gia đông dân nhất thế giới và việc không kiểm soát được sự gia tăng dân số là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những đứa con một có thể cảm thấy cô đơn và những người cao tuổi thì vẫn luôn thích có nhiều con, nhiều cháu để nối dõi giòng tộc gia đình.

Cũng đã có một chính sách khác của chính phủ là nếu cả hai vợ chồng đều là con một thì họ có quyền có 2 con. Hiện nay, nhiều chuyên gia và học giả đang nỗ lực thúc đẩy nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình .

Nguồn: Xinhua

Lương Thành dịch

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video