Các mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

09/10/2020
-Thừa Thiên Huế: CLB "Phụ nữ khởi nghiệp" được thành lập tại phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế với 21 thành viên.
- Bình Định: Mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được thành lập tại các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh – là 3 huyện miền núi của tỉnh Bình Định.
Thừa Thiên Huế: CLB "Phụ nữ khởi nghiệp" được thành lập tại phường Thuỷ Dương

-Thừa Thiên Huế: CLB "Phụ nữ khởi nghiệp" được thành lập tại phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế với 21 thành viên.

Việc thành lập CLB nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ  sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ đã và đang khởi nghiệp từ các nghề truyền thống của địa phương cùng gia đình thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm giàu; nâng cao nhận thức của xã hội về khởi nghiệp; kết nối các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan đến hoạt động khởi nghiệp với các thành viên, hình thành mạng lưới phụ nữ khởi nghiệp; kết nối các quỹ và nguồn vốn cho khởi nghiệp, tạo cơ hội cho các thành viên trong đầu tư, hợp tác các dự án khởi nghiệp; tạo môi trường đổi mới, sáng tạo, cung cấp thông tin, dịch vụ cần thiết liên quan đến khởi nghiệp cho các thành viên; ươm tạo các doanh nghiệp nữ... 

Bà Trần Thị Thanh Thuỷ - PCT Hội LHPN thị xã Hương Thuỷ  cho biết, CLB là nơi để chị em được giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm va giúp đỡ nhau nâng cao kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo trong kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩmgóp phần tạo nên phong trào phụ nữ khởi nghiệp sôi nổi ở địa phương, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.    

- Bình Định: Mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được thành lập tại các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh – là 3 huyện miền núi của tỉnh Bình Định.

Trong năm 2020, Hội LHPN tỉnh xác định mục tiêu nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho phụ nữ khó khăn, yếu thế, phụ nữ nghèo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật.

Các mô hình được thành lập nhằm hỗ trợ phụ nữ vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế gắn với thực hiện chương trình OCOP (mỗi xã 01 sản phẩm), tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm của địa phương, từ đó tăng tính liên kết trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, tạo việc làm phù hợp với địa phương; Hỗ trợ kết nối giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đầu mối kết nối và khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất sẵn có tại địa phương và các tổ chức bên ngoài để hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh cho phụ nữ. Qua thực hiện có hiệu quả sẽ nhân rộng mô hình trong nhân dân để kinh tế hộ gia đình phát triển.

Cao Phương Thanh Hoàng Diệu,

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video