Các mô hình thiết thực, đáp ứng nhu cầu của hội viên, phụ nữ

09/10/2018
- Quảng Bình: Mô hình “Xây dựng 3 công trình vệ sinh hợp vệ sinh”
- Hậu Giang: Mô hình “3 biết 2 hỗ trợ”
- Quảng Bình: Mô hình “Xây dựng 3 công trình vệ sinh hợp vệ sinh”

Mô hình “Xây dựng 3 công trình vệ sinh hợp vệ sinh” được triển khai tại xã Thuận Đức với các tiêu chí: xây dựng giếng (nguồn nước sạch), nhà tắm, nhà vệ sinh hợp vệ sinh.

Thuận Đức là xã bán sơn địa, thu nhập của các hộ gia đình còn thấp, nghề nghiệp đa dạng, từ nông lâm nghiệp, chăn nuôi, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp,… Thời điểm khảo sát, toàn xã có hơn 1.000 hộ dân trong đó có 137 hộ chưa có công trình vệ sinh, trong đó có 14 hộ nghèo,46 hộ cận nghèo, 38 hộ khó khăn; một số người dân còn có tư tưởng trông chờ, thờ ơ với công tác vệ sinh môi trường của gia đình cũng như của thôn xóm, một số mặc dù có nhu cầu nhưng chưa thực sự quyết tâm xây dựng các công trình vệ sinh cho gia đình mình,... Sau khi phân loại đối tượng, Hội đã chủ động báo cáo tình hình thực hiện với cấp uỷ, chính quyền địa phương, tham mưu phương pháp vận động, đề xuất các đoàn thể tại địa bàn cùng vào cuộc để tuyên truyền, vận động phụ nữ, nhân dân thực hiện mô hình.
Kết quả đã tổ chức được 45 buổi tuyên truyền, phổ biến đề án xây dựng nông thôn mới của Đảng ủy xã tại 7 điểm và có hơn 1200 lượt người tham gia, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của xã, thôn 2 lần/ tháng. Đồng thời phát huy các nguồn vốn cho các hộ gia đình vay lãi suất ưu đãi trên 200 triệu đồng, kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ từ các công ty, cơ sở sản xuất vật liệu xây xây dựng trên địa bàn bên cạnh là sự đóng góp không nhỏ từ các đoàn thể trong xã hàng chục ngàn viên gạch 6 lỗ, hàng chục tấn cát, xi măng, ... hỗ trợ gần 100 ngày công giúp các hộ gia đình. Đến nay, 133/137 hộ đã xây dựng nhà tiêu mới, 100% hộ gia đình đã có nhà vệ sinh sạch sẽ. Nhiều người dân đã thay đổi nhận thức đáng kể trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. Việc thực hiện mô hình hiệu quả đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cảnh quan môi trường toàn xã.

- Hậu Giang: Mô hình “3 biết 2 hỗ trợ”

Được thành lập tại thành phố Vị Thanh với 15 thành viên tham gia, mô hình “3 biết 2 hỗ trợ” nghĩa là biết mặt, biết hoàn cảnh, biết rõ nhu cầu; 2 hỗ trợ là hỗ trợ vốn, phương tiện làm ăn và hỗ trợ kiến thức cho hội viên.

Mục tiêu đặt ra của mô hình là rà soát, nắm chắc hoàn cảnh, nhu cầu của từng hội viên để có hướng giúp đỡ phù hợp, đặc biệt là hội viên nghèo, hội viên đơn thân nuôi con một mình. Ngoài ra còn phối hợp để thực hiện các hoạt động giới thiệu, khuyến khích chị em tham gia các lớp đào tạo nghề theo khả năng, nhu cầu để tăng cơ hội có việc làm phù hợp.

Đây là mô hình vừa mang lại lợi ích thiết thực cho chị em thông qua sự gắn kết, chia sẻ giữa cán bộ Hội tại cơ sở với hội viên phụ nữ, phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội trong việc tập hợp, đoàn kết, phát huy tìm năng của phụ nữ vào sự phát triển chung của địa phương.

Thanh Liễu, BTG Hậu Giang

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video