Cam kết mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ di cư hồi hương

16/12/2021
Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ tái hòa nhập cuộc sống là mục tiêu mà Hội LHPN Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam khẳng định cùng phối hợp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa trao đổi với các đại biểu tham dự hội thảo tại Hà Nội

Hi thảo tổng kết Dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ tạị Việt Nam” giai đoạn 1 diễn ra vào sáng 16/12, tại Hà Nội có s tham d ca bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam; bà Han Mi Rah, Phó Giám đốc KOICA Việt Nam; bà Yun Doyen, Trưởng Bộ phận Chương trình IOM Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành, đơn vị, văn phòng OSSO các tỉnh thành và Sở Tư pháp tại các điểm cầu trực tuyến.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam chia sẻ: Dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ tại Việt Nam” giai đoạn 1 được triển khai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp. Trải qua 2 năm với nhiều khó khăn do dịch bệnh, các mục tiêu và kế hoạch của dự án đã được thực hiện có nhiều kết quả nổi bật.

Trong đó, Dự án đã tập trung cho việc nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ Hội LHPN Việt Nam nói riêng và các bộ, ngành, cơ quan nói chung về các vấn đề đặt ra của phụ nữ di cư hồi hương và những hỗ trợ cần thiết để giúp họ giải quyết vấn đề; Nhiều hoạt động truyền thông, vận động chính sách thông qua các hội thảo, sự kiện, tài liệu truyền thông đã được triển khai ở các cấp độ với nhiều hình thức, cách thức sáng tạo, đổi mới phù hợp với bối cảnh tình hình và nhóm đối tượng hưởng lợi của dự án, thu hút hàng ngàn người tham dự; Đặc biệt, việc xây dựng và vận hành Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương (OSSO) tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang, Hải Phòng, Hải Dương đã tiếp cận, tư vấn cho hơn 800 phụ nữ với hơn 2.000 cuộc tư vấn.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hoà điểm lại 3 kết quả nổi bật trong thời gian triển khai Dự án 

Phó Chủ tịch Thường trực Bùi Thị Hoà nhấn mạnh, kết quả hoạt động của dự án và Văn phòng OSSO thời gian qua vừa là sự cụ thể hoá các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như Chiến lược phát triển tổ chức Hội, vừa là minh chứng tin cậy để Hội thực hiện chức năng đại diện trong đề xuất chương trình, chính sách hoạt động can thiệp từ phía các cơ quan chức năng, các tổ chức cung cấp dịch vụ; đặc biệt, đưa ra khuyến nghị, đề xuất cho hoạt động của Dự án và dịch vụ cung cấp tại Văn phòng OSSO giai đoạn tới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm phụ nữ di cư.

Bà Han Mi Rah, Phó Giám đốc KOICA Việt Nam phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Báo PNVN)

Bà Han Mi Rah, Phó Giám đốc KOICA Việt Nam chia sẻ tại hội thảo: số lượng phụ nữ Việt Nam di cư với nhiều mục đích khác nhau tăng lên hàng năm, số lượng này chiếm tỷ lệ đáng kể đặc biệt trong thực trạng tìm kiếm việc làm và kết hôn. Bên cạnh đó, phụ nữ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn đặc biệt sau khi ly hôn bởi họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bị xã hội kỳ thị, thiếu sinh kế. Do đó, KOICA Việt Nam đã phối hợp với Hội LHPN Việt Nam thực hiện Dự án hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hòa nhập công đồng là cách làm đúng đắn và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bà Yun Doyen, Trưởng Bộ phận Chương trình IOM Việt Nam đánh giá cao các hoạt động hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình của họ thông qua các văn phòng OSSO đặt tại 5 tỉnh, thành phố tại Việt Nam

Theo Bà Yun Doyen, Trưởng Bộ phận Chương trình IOM Việt Nam, sau 2 năm triển khai, Dự án đã nâng cao nhận thức cho 300 cán bộ tại các cơ quan chính quyền và các bên liên quan; thiết lập mạng lưới truyền thông trực tiếp và trực tuyến để phổ biến thông tin chính xác và cải thiện dịch vụ cho phụ nữ di cư hồi hương; tiếp cận 4.000 thành viên cộng đồng, thu hút trên 16.000 người theo dõi trực tuyến; triển khai 2.400 buổi tư vấn cho 800 người thụ hưởng trên cả nước để cung cấp thông tin và hỗ trợ cần thiết cho họ. Bên cạnh đó, Dự án cũng đã xây dựng các nghiên cứu, khảo sát phụ nữ di cư và quá trình tái hòa nhập của họ để cung cấp thông tin cơ sở để có cái nhìn toàn cảnh hơn, từ đó đưa ra các dịch vụ thiết yếu về hỗ trợ pháp lý; tư vấn các hoạt động tái hòa nhập; tạo môi trường thân thiện, an toàn, thoải mái…

Các đại biểu tham quan khu vực ghi lại nhưng kết quả nổi bật của Dự án trong giai đoạn 1

Những kết quả đạt được trong giai đoạn 1 triển khai cho thấy, đây là một Dự án hết sức nhân văn, phù hợp với bối cảnh hiện tại, góp phần hỗ trợ phụ nữ gặp trắc trở trong cuộc sống và trên con đường mưu sinh được tiếp cận những thủ tục pháp lý và dịch vụ xã hội tốt nhất. Trong giai giai đoạn 2 của dự án, KOICA tiếp tục hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam mở rộng hơn phạm vi hoạt động và địa bàn theo hướng tiếp cận đa dạng, toàn diện hơn các hỗ trợ cho nhóm phụ nữ di cư, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Minh Trang

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video