Cân bằng tuổi về hưu giữa nữ và nam là xu thế toàn cầu

26/03/2013
(Trích bài phát biểu của bà Louise Chamberlain, Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tại Hội thảo “Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ với phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Ngoại giao phối hợp với UNDP tổ chức ngày 27/2/2013.)

Một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam là sự phân biệt đối xử về tuổi về hưu. Hệ thống hiện nay hạn chế các cơ hộithăng tiến đề bạt, tiếp cận với đào tạo và phát triển đối với nữ giới, và buộc họ phải dừng sự nghiệp của mình trong khi các đồng nghiệp nam vẫn tiếp tục tiến tới đỉnh cao nghề nghiệp.

Hơn nữa, tuổi về hưu không ngang bằng cũng không thích hợp với tinh thần của Công ước Quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã thông qua từ 1982. Điều 11 của Công ước CEDAW quy định các nước “sẽ áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ”. Các vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu có quan hệ mật thiết đến bảo hiểm xã hội, hệ thống lương hưu đồng thời có những tác động đối với tài chính quốc gia, thị trường lao động, đói nghèo, y tế và sức khỏe của nhóm dân số già cũng như bình đẳng giới. Đây là các vấn đề chính sách phức tạp và cần được giải quyết. Tuy nhiên, từ góc độ của Công ước CEDAW và từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy rõ ràng là sự khác biệt trong tuổi nghỉ hưu là nguyên nhân của sự phân biệt đối xử trực tiếp đối với nữ giới và như thế là vi phạm các nguyên tắc của CEDAW. Sự khác biệt trong tuổi nghỉ hưu đồng thời còn vi phạm quyền được làm việc của nữ giới, quyền được tiếp cận các cơ hội việc làm giống như nam giới, cơ hội được đào tạo, đề bạt thăng tiến và việc làm bền vững - và vì thế, vi phạm tiêu chuẩn bình đẳng thực sựđã được CEDAW quy định.

Trong quá khứ, luật buộc nữ giới về hưu sớm hơn nam giới đã được thiết kế ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ nữ giới vàcũng ghi nhận sự đóng góp của nữ giới đối với việc nhà và chăm sóc gia đình mà họ không được trả lương. Vì Việt Nam đã là quốc gia có mức thu nhập trung bình, biện pháp này cần được xem xét lại dưới góc độ tác động tiêu cực của nóđối vớinhững phụ nữ có chuyên môn và sự thăng tiến của họ trong Chính phủ. Xu thế chung trên toàn cầu và trong khu vực, là cân bằng tuổi về hưu giữa nữ giới và nam giới và tăng tuổi về hưu. Xu hướng tăng tuổi về hưu là kết quả của tuổi thọ dự kiến tăngvà sức ép về tài chính, nhưng đồng thời cũng giúp thúc đẩy bình đẳng giới trong lực lượng lao động.

Thay mặt cho Liên Hợp quốc, tôi xin khẳng định một lần nữa cam kết của chúng tôi trong hỗ trợ Chính phủ xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với nữ giới, phù hợp với các nguyên tắc của CEDAW. Liên Hợp quốc tại Việt Nam hoan nghênh vai trò lãnh đạo của Chính phủ trong lĩnh vực này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự trong sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.

Theo báo Phụ nữ Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video