Cần phải có trách nhiệm với các cam kết bình đẳng giới

26/04/2010
Từ năm 2000, các nhà vận động cho quyền của phụ nữ và bình đẳng giới đã nhận định rằng những thoả thuận và khung pháp lý về BĐG đã từng bước tiến bộ nhưng việc thực thi thì bị bỏ lại khá xa.

Từ  năm 2000, các nhà vận  động cho quyền của phụ  nữ và bình đẳng giới  đã nhận định rằng những thoả thuận và khung pháp lý về BĐG đã tiến triển từng bước nhưng việc thực thi các thỏa thuận còn bị bỏ lại khá xa.

Ngày nay, 15 năm sau Hội nghị Bắc Kinh, phụ nữ vẫn bị áp đảo với tỷ lệ 4-1 trong các cơ quan lập pháp trên thế giới; tỷ lệ phụ nữ làm những công việc bấp bênh ngày càng tăng ở hầu hết các nước đang phát triển, chiếm tới 85% ở một số vùng; lương của phụ nữ vẫn thấp hơn so với nam giới; và hàng triệu phụ nữ hàng ngày phải chịu bạo lực trên cơ sở giới dưới nhiều hình thức.

Trong suốt gần 3 thập kỷ đấu tranh, các nhà  hoạt động cho quyền của phụ  nữ đã thành công khi đưa vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trở thành mối quan tâm về quyền con người ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. Qua CEDAW và các công cụ quyền con người khác, các Chính phủ phải có trách nhiệm ngăn chặn, ứng phó và xử phạt các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, một trách nhiệm được thể hiện qua “Chiến dịch chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ năm 2008” do Tổng thư ký LHQ phê chuẩn, cùng với chiến dịch toàn cầu “Nói không với bạo lực” của UNIFEM. Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ số 1325 và 1820 thừa nhận tác động của chiến tranh đối với phụ nữ và kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng không xử phạt hành vi bạo lực tình dục trong chiến tranh. Thế nhưng hãm hiếp trong hôn nhân vẫn chưa được xem xét như là tội ác, đặc biệt ở những nơi mà đànông được cho là có quyền chế ngự hoạt động tình dục của phụ nữ.  

Những cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trong nhiều trường hợp không có nhiều ảnh hưởng. Theo một khảo sát đa quốc gia năm 2008, chỉ có 1/3 phụ nữ từng bị nam giới bạo hành tố cáo với cảnh sát. Trong số các trường hợp báo cáo đó, chưa đến 5 % vụ bị phạt, và các vụ bị kết án thì còn ít hơn. Hơn nữa, phụ nữ vẫn bị gạt ra ngoài các tiến trình hoà bình, trung bình số phụ nữ tham gia các phái đoàn đàm phán chưa tới 10% và dưới 2 % phụ nữ có mặt trong các đoàn ký kết hiệp định hoà bình.

Khoảng cách giới xét trên khía cạnh này cho thấy sự khủng hoảng nghiêm trọng trong các cam kết thực hiện bình đẳng giới.

Các Chính phủ và các tổ chức đa phương kể cả LHQ, phải có trách nhiệm thực hiện tốt hơn các cam kết đối với phụ nữ. Theo kinh nghiệm của UNIFEM, cơ chế thực hiện cam kết đối với phụ nữ là phải đảm bảo cho phụ nữ có thông tin từ các nhà lãnh đạo, các vấn đề xẩy ra cần được điều tra và được bồi thường. Phụ nữ phải được tham gia vào các quy trình giám sát, và thúc đẩy các quyền của phụ nữ phải được coi là tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực của cán bộ nhà nước.

Nhằm thúc đẩy tiến độ để hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ trong 5 năm tới, cần phải rút kinh nghiệm từ những việc xảy ra trong thời gian qua, đó là hàng triệu phụ nữ tố cáo bị phân biệt đối xử, đòi bồi thường và sự hoài nghi về cam kết thực hiện bình đẳng giới. Quản trị nhà nước tốt cần phải có sự tham gia của phụ nữ - hay bình đẳng giới đòi hỏi các quốc gia phải giữ cam kết và có khả năng thực hiện những cam kết về quyền của phụ nữ.

Tuy nhiên, đẩy mạnh cam kết thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ qua việc tăng cường phụ nữ tham gia quyết định thì vẫn chưa đủ mà cần phải có các chỉ số đánh giá rõ hơn, nhiều biện pháp khích lệ hơn và sứ mệnh lớn lao hơn. Liệu một cơ quan giới đang được hình thành có thể thực hiện được những điều này? 

Mục đích củng cố kiến trúc bình đẳng giới là để tạo ra sự hỗ  trợ chặt chẽ và  kịp thời cho các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với những ưu tiên quốc gia và những quy định và luật pháp quốc tế. Cơ quan giới đứng đầu là một Phó Tổng thư ký cần giải quyết các vấn đề như quyền hạn và vị trí không phù hợp trong hệ thống LHQ cũng như vấn đề về thiếu nguồn lực để thúc đẩy những sáng kiến và có thể hỗ trợ một cách hệ thống hơn theo nhu cầu của các quốc gia. Bằng việc hợp nhất những cơ quan về giới hiện nay (OSAGI, DAW, UNIFEM và INSTRAW), LHQ có thể huy động được các nguồn lực nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trở thành nhân tố thúc đẩy quyền của phụ nữ và lồng ghép giới trong hệ thống LHQ. 

Cơ  quan giới mới được thành lập cũng nhằm đảm bảo sự cam kết về bình đẳng giới ngay trong hệ  thống LHQ, bao gồm việc giám sát và báo cáo về việc thực hiện bình đẳng giới trong toàn hệ thống. Như vậy, cơ quan giới sẽ phải xây dựng bộ mục đích và tiêu chí đánh giá việc thực hiện cam kết. Để làm được điều này, cơ quan giới sẽ phải dựa vào sự tư vấn, kinh nghiệm và chuyên môn của các tổ chức và mạng lưới về bình đẳng giới – những tổ chức luôn đi đầu đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và bình đẳng giới kể từ Hội nghị Thế giới lần thứ nhất về Phụ nữ năm 1975, bao gồm cả việc thông qua Ban cố vấn cho các Phó Tổng thư ký. 

Đây là một sứ mệnh lớn lao, đòi hỏi thời gian dài để gây dựng lòng tin – một điều vô cùng quan trọng. Nhưng cơ quan giới chỉ có thể thực hiện được điều này nếu được cung cấp đầy đủ nguồn lực. Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh kêu gọi huy động nguồn lực từ mọi nguồn, mọi ngành để thực hiện Cương lĩnh, nhưng 4 cơ quan về giới đều chưa được cung cấp đủ nguồn lực và chỉ đại diện một bộ phận nhỏ so với các cơ quan khác của LHQ. Các nhóm phụ nữ đã nêu rõ ngay từ đầu rằng để cơ quan giới hoạt động đúng khả năng, nó cần một khoản ngân sách 1 tỷ đô la, mà có lẽ phải mất vài năm mới đạt được con số này. Đây là một thách thức to lớn – nhưng là thách thức mà tôi tin tưởng rằng người dân và chính phủ các nước sẽ giải quyết được, nhằm thực hiện các cam kết theo Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh. 

Biên dịch: Ban Quốc tế, TW Hội LHPNVN
Bà Inés Alberdi, Giám đốc điều hành của UNIFEM

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video