Châu Mỹ La tinh có tới 10 nữ tổng thống

24/05/2010
Bà Laura Chinchilla, 51 tuổi trở thành Tổng thống đầu tiên của Costa Rica và cũng là nữ tổng thống thứ 10 của châu Mỹ La tinh. Sự kiện này đã một lần nữa khẳng định xu thế phụ nữ vùng lên chiếm lĩnh chính trường tại khu vực này.

Với việc tiến trình dân chủ hóa đang ngày càng được đẩy nhanh ở Mỹ Latinh, địa vị chính trị của thổ dân và những người thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao dẫn đến hiện tượng “tập thể các quốc gia đồng loạt ngả sang cánh Tả”. Các chính đảng cánh Tả đại diện cho lợi ích của thổ dân và dân nghèo liên tiếp nối nhau nắm chính quyền.

Tại Bolivia xuất hiện vị tổng thống thổ dân đầu tiên trong lịch sử Evo Morales; Brazil xuất hiện vị tổng thống đầu tiên xuất thân công nhân Lula, Venezuela cũng có Hugo Chavez - Tổng thống đại diện cho quyền lợi của những người lao động bình dân...

Sự quật khởi của phụ nữ trên chính trường và hiện tượng “đồng loạt ngả sang Tả” ở Mỹ Latinh không phải là điều ngẫu hợp mà là bộ phận hợp thành quan trọng của xã hội đang biến đổi. Hiện Mỹ Latinh đã có hơn chục quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của cánh Tả. Phụ nữ những nước này mạnh mẽ phấn đấu đòi quyền bình đẳng và tích cực tham gia chính trường, được cử tri tín nhiệm giới thiệu tranh cử làm nghị sĩ và cả Tổng thống.

Hiện nay, tại khu vực Mỹ Latinh có 14 quốc gia có luật quy định rõ tỷ lệ phụ nữ giữ các chức vụ phải đạt 40% trở lên. Argentina là quốc gia đầu tiên thông qua đạo luật này và chính Argentina là nước phụ nữ có địa vị cao nhất ở Mỹ Latinh. Bà Tổng thống Christina Fernandez trước khi trúng cử đã là một nữ nghị sĩ.

Mấy năm gần đây, ở Mỹ Latinh không chỉ xuất hiện mấy nhà lãnh đạo nữ có sức hút phi thường, mà trong các lĩnh vực giáo dục đại học, công thương nghiệp xưa nay vốn là “thánh địa” của nam giới cũng bắt đầu xuất hiện các nữ người hùng. Khác với phụ nữ ở các khu vực khác, phụ nữ Mỹ Latinh nắm quyền chấp chính có những đặc điểm riêng:

Thứ nhất là tự phấn đấu. Nếu như những phụ nữ châu Á trở thành nguyên thủ quốc gia phần lớn nhờ vào bối cảnh chính trị của gia tộc, còn địa vị của phụ nữ nước họ vẫn rất thấp, thì phụ nữ Mỹ Latinh đều phất lên nhờ sự tự phấn đấu của bản thân và phụ nữ trong nước họ có địa vị rất cao cả về chính trị lẫn kinh tế.

Theo “Bản đồ phụ nữ thế giới tham gia chính trường 2010”, tỷ lệ nữ nghị sĩ trong quốc hội các nước là 18,8%, còn ở Mỹ Latinh, tỷ lệ này là 22%, cao hơn cả châu Âu (21,4%). Hai nước BoliviaArgentina có tỷ lệ cao nhất: 30%.

Thứ hai là thay đổi về quan niệm truyền thống. Xét từ góc độ giải phóng phụ nữ, việc bà Bachellet trở thành Tổng thống Chile hồi tháng 3-2006 mang ý nghĩa cột mốc quan trọng bởi Chile xưa nay vẫn được coi là một trong những quốc gia bảo thủ nhất Nam bán cầu.

Bà Bachellet là bà mẹ độc thân, không có bất cứ chỗ dựa nào về thế lực gia đình nhưng bà đã làm nên lịch sử, được đại đa số dân chúng trong xã hội ủng hộ. Giáo sư luật Judia, một nhà hoạt động nữ quyền Chile nói, sự thay đổi về địa vị của phụ nữ Mỹ Latinh không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà quan trọng hơn là sự thay đổi về quan niệm truyền thống trọng nam khinh nữ.

Theo Tiền phong

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video