Chiếc tay nải bằng diềm bâu

06/05/2014
Vào những năm 1949 - 1950, thực dân Pháp ra sức khủng bố đàn áp phong trào cách mạng ở đồng bằng. Xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cũng nằm trong tình hình chung đó.

Phong trào du kích của xã bị co hẹp lại, hầu hết du kích ở xã ra nhập bộ đội địa phương của huyện, chỉ còn một trung đội du kích nhưng hoạt động rất khó khăn. Năm 1949, thực dân Pháp chiếm đóng, bao vây, cô lập từng làng. Trước tình hình đó, đội du kích thiếu niên Đình Bảng ra đời. Hoạt động của đội là điều tra nắm quân số, vũ khí đạn dược để cung cấp cho đội du kích và bộ đội chủ lực. Tìm cách phá hủy vũ khí của địch; lấy vũ khí của địch chuyển ra ngoài cho du kích… Bên cạnh đó các đội viên tìm cách làm quen với bọn lính để nắm bắt tình hình, lợi dụng sơ hở của địch để lấy đạn, làm công tác địch vận... Đội có nhiều đội viên nữ như chị Bé, chị Nghĩa (xóm Chùa), chị Thu (xóm Trung Hòa), chị Đông, chị Khôi… Hoạt động chủ yếu là giao thông liên lạc, đưa thư từ, công văn, báo chí, nắm tình hình tin tức đưa ra vùng du kích ở Phù Chẩn và trực tiếp thông báo cho nhân dân nộp thóc phục vụ kháng chiến. Đặc biệt, các chị còn khéo léo lùa được đàn trâu bò bị địch bắt trả lại cho người dân.

Trong 4 năm hoạt động (1950 - 1954), đội đã lấy được 10 tấn đạn các cỡ, 1 tiểu liên, 3 cac bin, 5 súng trường, súng lục, 1 máy vô tuyến điện, 250 hòm điện, 10 gánh dây điện, 200 thước vải bạt, 300 lít dầu mỡ, 10.000 quả lựu đạn, đổ a xít phá hủy 3 đại bác, 8 đại liên, 1 trung liên, 1 súng cối, 8 lần dẫn đường cho 42 cán bộ vượt ngục, rải 2.500 truyền đơn, vận động gần 100 người bỏ hàng ngũ địch trở về với kháng chiến, phối hợp với du kích giết giặc (trong đó có 2 sĩ quan), bắn bị thương 15, bắt sống 1 tên địch.

(Theo lời kể của nguyên đội viên đội du kích Nguyễn Thị Khôi, Nguyễn Đức Thìn, nguyên đội trưởng đội du kích Nguyễn Thạc Ngôn và lấy số liệu từ bài báo “Hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam” số 62/1962).

Nguồn từ Bảo tàng PNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video