Chiều hướng xấu trong ly hôn, đâu là lối thoát?

13/11/2010
Nguyên nhân của sự đổ vỡ hôn nhân thì có nhiều, có thể do gia đình, giáo dục, tính cách và nghề nghiệp,v.v.. đó cũng chỉ là những nguyên nhân thông thường bên ngoài dễ nhận thấy, nhưng tựu trung lại vẫn là sự thất vọng vì không thực hiện được những ước mơ đã có trong cuộc sống chung đôi, hoặc giả người ta vỡ mộng về một nửa của mình.

Mỗi nhà mỗi cảnh

Chị Mai Anh 24 tuổi, phường Hà Huy Tập, (TP Vinh) vừa mới kết hôn được 4 tháng, vậy mà đang lúc bụng mang dạ chửa chị cương quyết xin toà cho ly hôn. Vì sao ư? “chúng tôi đã không hoà hợp nhau ở nhiều điểm, đã thế anh ấy lại chỉ lo thoả mãn nhu cầu cá nhân, không biết lo cho tương lai gia đình và sống rất vô trách nhiệm". Còn với anh Trần Văn D (Thị xã Cửa Lò), vợ chồng anh cũng đã chung sống với nhiều năm, trình bày trước toà, một trong những lí do vợ chồng anh li hôn “nhà tôi không có lửa - lửa tình yêu, lửa lòng và cả…lửa bếp”. Đây chỉ là một trong những lý do rất ít ỏi mà các cặp vợ chồng trình bày trước toà mong muốn được chia tay. Đến nay, số các vụ li hôn không ngừng ngày càng gia tăng, năm 2009, toàn tỉnh đã giải quyết 1617/ 1679 vụ đã thụ lý đạt 96%, tăng hơn 20% so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến tan rã của các cặp vợ chồng thì có rất nhiều, mỗi nhà mỗi cảnh, ở từng độ tuổi, giai đoạn khác nhau nhưng đều có một điểm duy nhất là họ không muốn bị ràng buộc với nhau chỉ vì một tờ hôn thú nữa. Khi gia đình không còn là tổ ấm, những mâu thuẫn cứ lặng lẽ hình thành, cuộn sóng trong đời sống, “cơm sôi không ai bớt lửa” nên giải pháp cho vấn đề cuối cùng là li hôn . Không riêng gì các bạn trẻ, nhiều cặp vợ chồng dã chung sống trên dưới 10 năm, và hơn thế nữa vẫn rơi vào cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Những thử thách nảy sinh trong cuộc sống gia đình, xã hội, những rào cản …họ đã không vượt qua nổi . Nhưng phần lớn xu thế hiện nay li hôn vẫn rơi vào lớp trẻ “không thích sống chung thì chia tay”, đến cũng nhanh và chia tay còn chóng vánh hơn nữa đó vẫn là câu nói cửa miệng của nhiều bạn trẻ hiện nay. Khi gia đình không còn là tổ ấm mà trở thành trung tâm của bão tố, giá trị đích thực của hôn nhân là sự hoà hợp nhưng một khi giá trị và ý nghĩa này không đạt được thì không còn cơ sở để duy trì hôn nhân người ta chỉ muốn được giải thoát cho nhau. Song trước thực trạng tan vỡ của các gia đình trẻ phải chăng báo hiệu một chiều hướng xấu đáng lo ngại về bền vững của nền tảng gia đình trước tác động của sự chuyển đổi kinh tế và là trở lực lớn đối với chủ trương của đảng và nhà nước nhằm xây dựng gia đình trong thời kì mới “No ấm bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.

Nguyên nhân của sự đổ vỡ hôn nhân thì có nhiều, có thể do gia đình, giáo dục, tính cách và nghề nghiệp,v.v.. đó cũng chỉ lànhững nguyên nhân thông thường bên ngoài dễ nhận thấy, nhưng tựu trung lại vẫn là sự thất vọng vì không thực hiện được những ước mơ đã có trong cuộc sống chung đôi, hoặc giả người ta vỡ mộng về một nửa của mình. Phần lớn các vụ li hôn xảy ra nhiều trong giới trẻ ở thành thị, cũng một phần do thiếu ý thức trách nhiệm về nhau. Người chồng phạm phải lỗi lầm thường nhất do sự đam mê, vui thú riêng của mình. Những quan niệm về hôn nhân nông cạn, đôi lứa sớm lập gia đình mà chưa ý thức hết được bổn phận gia đình và coi cuộc hôn nhân là “trò vui chơi hợp pháp” trong cuôc sống hưởng thụ. Một số cô gái chỉ có quan niệm đơn giản là “yêu là lấy, để đi tìm cảm giác mới”. Còn rất nhiều tưởng nghĩ nông nổi, thiếu căn bản giáo dục hôn nhân.Phần lớn thanh niên nam nữ ở tuổi mới lớn không được hướng dẫn tường tận về hôn nhân và trách nhiệm của gia đình. Cuộc sống thụ hưởng đổi mới khiến đa số hào hứng với những cảm giác thôi thúc mà không có được nhận thức về nghĩa vụ làm người có bổn phận. Đôi khi chỉ là sự bốc đồng trong chọn lựa, nông nổi thiếu căn bản. Giai đoạn tiền hôn nhân, đôi lứa đều nỗ lực để được trở nên trọn vẹn tốt đẹp hơn. Nói một cách khác, mọi người đều phấn đấu lý tưởng hoá tình yêu và cuộc sống khi yêu nhưng khi đã thuộc về nhau lại không thể tiếp tục nỗ lực để có một cuộc sống hôn nhân phù hợp với lý tưởng yêu và sống. Bên cạnh đó, các hiện tượng tệ nạn, tiêu cực ngoài xã hội, kinh tế thị trường, lối sông du nhập từ bên ngoài vào có nhiều mặt trái.Cho nên nhiều người chồng trẻ sa ngã mà và không biết nghĩ tới chiều sâu của hôn nhân và gia đình, trong khi đó phụ nữ trẻ ngày nay vẫn có một số thiếu ý thức về “tứ đức” mà lại có nhiều nhu cầu và tự ái. Mọi chuyện vấn chưa suy tính được dài lâu cho nên hai cái lý không có phẩm chất va chạm nhau dể dẫn đến sự đổ vỡ. Dù nguyên nhân nào, hiện tượng ly hôn hiện nay đã báo hiệu sự sa sút, xuống cấp của đạo đức truyền thống gia đình. Vậy đâu là giải pháp?

Lối thoát căn bản nằm trong mỗi gia đình

Li hôn, vấn đề đang được quan tâm này đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi cho gia đình và xã hội. Đã có những ý kiến đề nghị tập trung giải quyết cái vòng luẩn quẩn: Không bảo đảm cuộc sống, sa vào nhậu nhẹt, cờ bac, trai gái, BH/BLGĐ, BĐG, bằng cách trang bị kiến thức, nghề nghiệp, thu nhập ổn định, trước khi quyết định thành lập gia đình. Cần sự thống nhất, phối hợp tốt giữa ngành Toà án và các cơ quan hành chính, thành lập các tổ hoà giải cơ sở là rất cần thiết. Các bộ phận quản lý hộ tịch, khai sinh đăng ký kết hôn cần chặt và xuyên suốt không để “kẻ xấu” tìm chỗ sơ hở như người kết hôn hai ba lần tại một xã mà chính quyền địa phương không hề hay biết. Bên cạnh đó còn rất nhiều các tệ nạn, tiêu cực ngoài xã hội cần được phê phán và xử lý. Thế nhưng, theo chúng tôi cái cốt lõi nằm trong khả năng giáo dục của mỗi gia đình. Nếu như mọi gia đình có một nền giáo dục căn bản, một nền giáo dục truyền thống đạo đức thi nguy cơ đổ vỡ sẽ được ngăn chặn.

Chị Đặng Thị Oanh, Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh đã có nhiều năm xét xử, hoà giải các vụ li hôn trải lòng mình: “Li hôn phần lớn hiện nay vẫn nằm trong giới trẻ, đôi trẻ tự quyết định hôn nhân đa phần các quyết định đó dựa trên tình yêu nhưng một bộ phận trong giới trẻtư cách đạo đức, tu dưỡng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự ý thức chịu trách nhiệm về bản thân trước gia đình cũng như cuộc sống hôn nhân. Mặt khác bản thân lại chưa trang bị những kiến thức tối thiếu về hôn nhân và gia đình nên khi bước vào đời sống vợ chồng thiếu kỹ năng giải quyết những mâu thuẫn mà cuộc sống đặt ra. Điều đáng tiếc nhất,nhiều cặp vợ chồng tìm đến giải pháp li hôn khi nguyên nhân chưa đến mức nghiêm trọng, chỉ một phút nông nổi, thiếu căn bản đã vội vàng li hôn, ngay khi có thể níu kéo được”. Như vậy, bản thân mỗi cặp vợ chộng phải biết nghĩ về nhau, tôn trọng nhau, tôn trọng những giá trị của truyền thống gia đình thì mới giữ gìn bảo vệ được hạnh phúc. Phần lớn, trong các vụ li hôn chị em là nguyên đơn, giải thích cho vấn đề này cũng cho thấy, chị em đã có tự khẳng định được mình trong cuộc sống, trong xã hội, song cho thấy đức tính nhẫn nại hy sinh vì chồng vì con đã giảm dần, mọi chuyện đều không suy nghĩ dài lâu nên dẫn đến đường ai nấy đi. Không phủ nhận mặt trái của xã hội có tác động ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, tình trạng sống không hôn thú, vi phạm một vợ một chồng, BH/BLGĐ, bất BĐG dẫn đến vợ chồng mâu thuẫn, đánh đập nhau và kết quả của cuối cùng là li hôn. Chuyện sắp xếp lề ăn lối ở trong gia đình ngày nay cũng đổi khác, ở số đông gia đình, kể cả những gia đình trí thức vẫn còn nhiều gia đình quên đi căn bản của nền giáo dục gia đình. Thiết nghĩ, mỗi gia đình cần nhận thức phạm vi cuộc sống của mình để điều chỉnh lại. Mỗi gia đình trước khi dựng vợ gả chồng cho con,phải dành thời gian để hướng dẫn chỉ bảo con cái về nghĩa vụ và trách nhiệm trong gia đình. Có như thế các cặp vợ chồng mới nhận thức đúng đắn hơn là chỉ biết đến mình, chỉ biết thụ hưởng, đến khi lâm vấp thì ngỡ ngàng. Li hôn, tuy trách nhiệm do hai đương sự, nhưng những bâc sinh thành không thể khôngảnh hưởng nhưng quan trọng nhất là những đứa trẻ thơ lìa cha xa mẹ có xu hướng trở thành trẻ em lang thang, trộm cắp, không được quan tâm giáo dục để trở thành một công dân tốt. Chính vì thế những bậc làm cha, làm mẹ phải thấy rõ những nguy cơ và hướng dẫn giàn xếp cho các cặp vợ chồng ngay từ lúc tiền hôn nhân.

Đổi thay là tăng tiến và trưởng thành, là yếu tố thiết yếu cho sự thành công trong hôn nhân. Hôn nhân phải là sự sống, một thực thể không ngừng tăng trưởng. Tại điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định rõ: “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau thương yêu quý trọng chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ…”. Theo chúng tôi đó là điều căn bản quan trọng nhất, là yếu tố đầu tiên ngăn chặn hữu hiệu sự tan vỡ gia đình trước tác động của mọi hoàn cảnh.

Theo Tạp chí Văn hoá Nghệ An

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video