Chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ

19/03/2008
Đội ngũ cán bộ nữ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Cần mạnh dạn đề bạt cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; trong đó phải xét đến tính đặc thù của giới để lựa chọn khách quan.

Từ khi thực hiện Chỉ thị số 37/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, đến nay, đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Lâm Đồng có sự trưởng thành về chất lượng và số lượng. Các cấp uỷ Đảng từtỉnh đến cơ sở thường xuyên chú trọng chỉ đạo công tác cán bộ nữ từ khâu phát triển đảng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chị em trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo quản lý của tỉnh có phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn được nâng lên. Nhiều chị đang giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh cũng như ở các cấp, các ngành. Tỷ lệ nữ trong BCH Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2005-2010) chiếm 8,16%; BCH đảng bộ huyện và tương đương 12,8%’ BCH cơ sở 12,6% đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước về sốlượng và chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 796 đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2004-2009) là nữ, chiếm tỷ lệ 18,5% trong tổng số đại biểu HĐND các cấp. Trong đó, cấp tỉnh là 16 chị, chiếm 22,5%; cấp huyện, thị, thành 78 chị (18,8%); cấp xã, phường, thị trấn 702 chị (18,4%). So với bình quân cả nước thì tỷ lệ nữ đại biểu HĐND của tỉnh còn thấp ở cả 3 cấp. Trình độ nữ đại biểu HĐND các cấp chưa đồng đều, cấp tỉnh 100% trình độ đại học, cao đẳng; cấp huyện 51% và cấp xã chỉ có 7% đạt trình độ đại học, cao đẳng. Trong các doanh nghiệp có rất nhiều phụ nữ thành đạt, tuy nhiên chưa có đánh giá cụ thể. Qua khảo sát đội ngũ cán bộ công chức từ tỉnh đến xã, phường (chưa kể số cán bộ nữ Y tế, Giáo dục) do Ban Tổ chức Tỉnh uỷ triển khai vào cuối năm 2007 cho thấy tỷ lệ cán bộ nữ toàn tỉnh chiếm 19,56% với 1155 chị. Trong đó cấp tỉnh 12%, cấp huyện 17,5% và cấp xã, phường, thị trấn gần 21%. Trình độ học vấn và chuyên môn của cán bộ nữ từng bước nâng lên đáng kể. Công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt chú ý tăng tỷ lệ cán bộ nữ ở các cấp. Cụ thể: Quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 có tỷ lệ nữ chiếm 12%, quy hoạch BCH Đảng bộ huyện, thị, thành tỷ lệ nữ 14,8% và quy hoạch BCH Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ quản lý có tỷ lệ nữ 18,1%.

Qua thực tế, công tác cán bộ nữ còn bộc lộ những hạn chế. Nhiều cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ, thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Còn tồn tại tư tưởng hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ nên ngại tuyển dụng cán bộ nữ, thiếu khách quan khi đánh giá cán bộ nữ. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ còn thiếu tính chủ động, liên tục, nhất quán nên ít khả thi,đặc biệt trong quy hoạch cán bộ nữ giữ các vị trí chủ chốtở các cấp, các ngành còn ít. Theo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ rất khó khăn. Mặt khác, trình độ của đội ngũ cán bộ nữ còn hạn chế. Bản thân nhiều chị em chưa thật sự nỗ lực phấn đấu.

Để làm tốt công tác cán bộ nữ trong thời gian tới, trước hết phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nữ cán bộ ở các cấp, các ngành.Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội, đặc biệtlà vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý – đây là một tiêu chí quan trọng để thực hiện bình đẳng giới. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý và bố trí sử dụng phù hợp. Hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, trong đó quy định tỷ lệ, cơ cấu cán bộ nữ. Thực hiện luân chuyển cán bộ để đào tạo, mạnh dạn đề bạt cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, trong đó phải xét đến tính đặc thù của giới để lựa chọn khách quan.

Theo Hồ Lan
Báo Lâm Đồng

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video