Cuộc đấu tranh vì nữ quyền trong thế giới hiện đại.

09/03/2007
Cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ đã diễn ra cực kỳ khó khăn trong hàng nghìn năm. Tuy nhiên, có công mài sắt có ngày nên kim. Tới thế kỷ XX, vai trò của phụ nữ trên chính trường đã có những cải thiện không nhỏ:

Năm 1916, tại Mỹ đã có người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Hạ viện, đó là bà Jeanntte Rankin, một phụ nữ nổi tiếng về tư tưởng hoà bình và là nghị sĩ duy nhất đã bỏ phiếu chống lại việc Wasinhton tham gia vào cả 2 cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Tiếp đó, vào năm 1924, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nina Beng đã trở thành người phụ nữ đầu tiên của Đan Mạch được bầu vào nội các. Còn người phụ nữthắng cử và trở thành Thủ tướng đầu tiên ở Sri Lanca vào năm 1960 là bà Sirivamo Bandaranaike và nữ Tổng thống đầu tiên được bầu ở Argentina là bà Izaben Martinez de Peron...

 

Trong số 192 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc hiện nay có 19 nước phụ nữ đang nắm quyền lãnh đạo. Có 8 quốc gia: Chile, Phần Lan, Irelan, Latvia, Liberia, Philippines, Thuỵ Sĩ và Israen, phụ nữ giữ cương vị Tổng thống và có 6 quốc gia:Đức, Jamaica, New Zealan, Mozambique, Hàn Quốc và quần đảo Antila, phụ nữ nắm quyền Thủ tướng.

 

Hiện tại chỉ cònhai quốc gia trên thế giới chưa từng có phụ nữ trong nội các, đó là Andorra và Arap Saudi.

 

Phụ nữ hiện cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong quốc hội nhiều nước. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Liên Quốc hội quốc tế, tính đến ngày 30-11-2006, phụ nữ chiếm 17,2% số ghế trong quốc hội hoặc hạ nghị viện, và chiếm 15,9% số ghế trong các thượng viện. Tỷ lệ nữ nghị sĩ cao nhất là ở vùng Bắc Âu: 40,8% trong cả hai viện. Tại Nam Mỹ là 21,7%. Ở đa phần các nước châu Âu (trừ khu vực Bắc Âu), tỷ lệ này là 17,4%, còn tại châu Phi (tính về phía Nam sa mạc Sahara) là16,6%. Tại châu Á -16,4%. Tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội ở Việt Nam cao nhất châu Á và ở vị trí thứ 18 so với toàn thế giới. Chỉ còn 11 quốc gia không có nghị sĩ nữ.

Trung tâm Thông tin - Tư liệu

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video