Dành sự quan tâm nhiều hơn cho phụ nữ

20/12/2010
Tương Dương, huyện miền núi Tây Nam của tỉnh nghệ An có diện tích trên 280 000 ha, dân số 69.159 người, trong đó nữ giới chiếm 47,7%, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 83,7%, tỷ lệ hộ nghèo 53,5%. Trong 10 năm qua, sau khi kiện toàn bộ máy, Ban VSTBPN huyện Tương Dương đã ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho các thành viên và thực hiện theo quy chế đề ra; xây dựng chương trình công tác, hướng dẫn hoạt động VSTBPN cho các đơn vị trực thuộc và cơ sở.

Ban đã chỉ đạo và hướng dẫn thành lập được 18 Ban ở cấp xã và 5 ban ở cơ quan, ban, ngành. Tất cả 18 Ban VSTBPN các cấp đã xây dựng được quy chế và kế hoạch hoạt động. Từ năm 2001 đến nay, Ban đã tổ chức được 19 kì sơ, tổng kết và phối hợp với Hội LHPN huyện tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm nhân kỉ niệm 8/3, 20/10 hàng năm, tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, biểu dương “ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi”. Đến nay, phụ nữ Tương Dương ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Đồng thời, trong thời gian qua việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ban VSTBPN huyện Tương Dương triển khai thực hiện hành động VSTBPN dựa trên quan điểm chỉ đạo: “Thà ít mà tốt”, với quan điểm này, BVSTBPN tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình, đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm chỉ đạo và nhân diện rộng. Với phương châm hành động là: “Bám sát cơ sở, tạo sự bền vững từ gốc” thực hiện phương châm này, chúng tôi thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sửa sai và hướng dẫn cơ sở thực hiện”.

Trên cơ sơ đó Ban VSTBPN Tương Dương đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phù hợp đặc thù của huyệnnên đã phát huy tốt hiệu quả.

Một là, ttăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới, đặc biệt tại vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số (Mông, Khơ Mú, Ơ đu, Tày Poọng), biên giới, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Để làm tốt vấn đề này, đòi hỏi Ban VSTBPN phải đổi mới và năng động trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc đổi mới phương thức chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN. Trước hết là, Đổi mới trong công tác tham mưu và hướng dẫn thực hiện: Khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, thời gian qua huyện xác định nâng cao năng lực mọi mặt cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc thiểu số là giải pháp đột phá thực hiện chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Vì vậy, để cụ thểhóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp thực hiện Chiến lược Quốc gia VSTBPN Việt Nam và kế hoạch hành động VSTBPN Nghệ An, Ban VSTBPN huyện Tương Dương đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành 18 văn bản chỉ đạo, và Ban VSTBPN huyện ban hành trên 10 văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện. Từ kế hoạch hành động tổng thể các giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 Ban VSTBPN huyện đã triển khai thành kế hoạch hàng năm, hàng quý và hàng tháng.

Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, huyện chăm lo kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ từ thôn,bản xã trở lên để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các chương trình, giải pháp khẳng định vị thế của phụ nữ nói chung và công tác đối với cán bộ nữ thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/TW, ngày 27/4/2007.

Thứ hai, đổi mới trong triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch: Sau khi có kế hoạch, Ban VSTBPN đã phân công trách nhiệm cho các thành viên của Ban VSTBPN chỉ đạo các xã, cơ quan, đơn vị và từng lĩnh vực; đồng thời bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra để chỉ đạo kiên quyết và tập trung theo phương châm “dễ trước, khó sau, làm đến đâu cùng nhau rút kinh nghiệm đến đó”, gắn hoạt động VSTBPN với các phong trào thi đua yêu nước trong toàn huyện.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế hoạch hành động VSTBPN, đề xuất các chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ; ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ: các gia đình nghèo, đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả thực hiện các quyền bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước có liên quan. Qua 10 năm thực hiện kế hoạch hành động, ở huyện Tương Dương đã có 95% chị em phụ nữ dưới 40 tuổi được xóa mù chữ, trong số 7 cán bộ được cử đi đào tạo trên đại học thì phụ nữ chiếm 3 người (đạt 37,5%); Tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học ...đạt trên 60%, có trên 90% trẻ em gái từ 11-14 tuổi vào học lớp 6, có 72% nữ giới học bậc THCS, 42% học bậc THPT. Có 65% lao động nữ được tập huấn hoặc đào tạo nghề.

Ba là, thực hiện lồng ghép có hiệu quả nội dung bình đẳng giới vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và 5 năm của huyện, các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn. Gắn việc thực hiện chiến lược VSTBPN với việc triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan, các cam kết về sự bình đẳng giới.

Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ có nhiều chuyển biến tích cực: nhận thức về chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ ngày càng được nâng cao, số lượng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày càng được tăng cường, 100% phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ y tế và 100% trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh, 95% chị em phụ nữ có thai được khám đủ 3 lần, không có bà mẹ tử vong vì lý do liên quan đến thai sản.

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội thời gian qua đã có kết quả rõ nét, nhất là với công tác cán bộ nữ. Hiện có tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010-2015 đạt bình quân 18,9% (chỉ tiêu chiến lược từ 15% trở lên); tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 33,3% (chỉ tiêu chung 28%), cấp huyện 25,7%, cấp xã 18,6%; tỷ lệ nữ tham gia ban lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền cấp huyện là 14,28%, cấp xã 30,5%, cấp trưởng phòng 12%; Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội là 70%. Đặc biệt ở Tương Dương có chị Lộc Thị Bình-Bí thư Đảng ủy xã Thạch Giám (xã xây dựng mô hình thí điểm VSTBPN và thực hiện BĐG đầu tiên của huyện) được Tỉnh ủy tặng danh hiệu Bí thư cấp ủy cơ sở giỏi. Đảng bộ xã Thạch Giám 5 năm liên tục là Đảng bộ TSVM tiêu biểu.

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình và mọi công dân trong công tác bình đẳng giới.

Ban VSTBPN huyện Tương Dương xác định việc tuyên truyền nâng cao nhận thức VSTBPN và BĐG là một trong những nội dung trọng tâm của Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Tương Dương trong suốt 10 năm qua. Vì vậy, Ban VSTBPN Tương Dương luôn bám sát từng nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch hành động này trong quá trình chỉ đạo triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, cụ thể như sau:

Trong việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực lao động - việc làm, các hoạt động nhằm tạo mới việc làm, đào tạo nghề, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm nghèo, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế... đã được đẩy mạnh và đảm bảo nhiều yêu cầu đặt ra. Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thông qua việc mở rộng khả năng tiếp cận cho phụ nữ, ưu tiên nữ giới trong đào tạo - bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhìn chung, để thực hiện tốt các quyền bình đẳng trên, đòi hỏi cán bộ và nhân dân Tương Dương phải có nhận thức đúng đắn, đúng nghĩa về VSTBPN và BĐG. Chính vì thế huyện rất chú trọng và đề cao tính hiệu quả của hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao và thay đổi nhận thức về vấn đề này. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về VSTBPN và BĐG ở Tương Dương trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Đồng thời để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền VSTBPN và BĐG, nâng cao nhận thức về vai trò giới, trong thời gian gần đây Ban VSTBPN huyện còn chú trọng đến hoạt động lồng ghép giới, bởi lồng ghép giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách được đánh giá là dòng chảy chủ đạo trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới. Từ năm 2001, Ban đã chủ động đề xuất được tham gia đóng góp ý kiến lồng ghép giới vào các chương trình, kế hoạch mang tính chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ban đã trở thành thành viên chính thức của nhiều hội đồng tư vấn, ban chỉ đạo các vấn đề có liêu quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, đến sự phát triển chung của huyện.Chỉ tính từ 2006-2010, từ xã đến huyện đã tổ chức trên 500 buổi học tập, quán triệt nghị quyết, phổ biến pháp luật...thu hút trên 60.000 lượt người tham gia, tổ chức 7 lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo và Ban VSTBPN các cấp...

Để hoạt động tuyên truyền vận động xã hội có hiệu quả ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện của cấp ủy, chính quyền, Ban VSTBPN huyện còn phải chọn thời điểm thích hợp, xây dựng kế hoạch chu đáo, chú trọng đến khâu giám sát thực hiện để có sự đánh giá kết quả sát đúng, nêu rõ mặt được, chưa được, xác định đúng đối tượng khen thưởng,phê bình;Tăng cường biên soạn nội dung tuyên truyền với hình thức đa dạng, thể loại phù hợp với từng đối tượng và từng không gian vận động, chú trọng cả chiều sâu lẫn bề nổi, thường xuyên đổi mới, cập nhật thông tin nhằm chuyển tải kiến thức VSTBPN và BĐG đến đông đảo quần chúng nhân dân một cách hiệu quả nhất.

Năm là, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác ở huyện và các xã, thị trấn trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ và các mục tiêu của Chiến lược.

Song song với quá trình này Ban VSTBPN Tương dương còn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác khác như tham gia hội thảo, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các huyện bạn và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện kế hoạch.

Sáu là, nâng cao năng lực thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về bình đẳng giới đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả thực hiện quyền bình đẳng giới và các mục tiêu của Kế hoạch.Ban VSTBPN Tương Dương coi việc nắm bắt, thu thập thông tin và xử lý nguồn thông tin về BĐG để tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo sắt đúng mục tiêu là việc làm thường xuyên, lâu dài, cho nên phải kiên trì, tận tụy và hết sức khoa học.

Bảy là, phát triển phong trào phụ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. Trước hết là việc xây dựng kế hoạch và chương trình công tác của Hội, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm; Xây dựng kế hoạch công tácphải thực sự cụ thể: làm cái gì, ai làm, thời gian nào bắt đầu, thờii gian nào kết thúc, kinh phí cần đảm bảo? Phân công trách nhiệm: ai làm cái gì, khi nào phải hoàn thành và báo cáo?Để làm tốt vấn đề này Ban VSTBPN phối hợp với Hội LHPN tập trung giải quyết các nhiệm vụ cấp bách, lâu dài:

Chấn chính việc xây dựng Quy chế và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, nguyên tăc sinh hoạt (hội họp, đi công tác, học tập, chế độ báo cáo); giữ vững các mối quan hệ trong quá trình thực hiện công tác...

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của BCH Hội LHPN và BVSTBPN cho cấp ủy, chính quyền các cấp bảo đảm khoa học, đầy đủ, chính xác, kịp thời, hiệu quả.

Tạo sự đồng thuận, cộng sự chung trong cơ quan, đơn vị, trong BCH Hội LHPN để xây dựng môi trường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tiếp tục chăm lo tốt hơn đến đời sống của phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo. Trước mắt cần tập trung giải quyết vốn vay cho các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, hướng dẫn và hỗ trợ sản xuất, tạo lập cuộc sống.

Tám là, đáp ứng yêu cầu cơ bản về kinh phí thực hiện kế hoạch, bao gồm: Nguồn ngân sách cấp thông qua dự toán hàng năm, nguồn kinh phí vận động từ các doanh nghiệp; nguồn từ các chương trình mục tiêu, các dự án phát triển kinh tế- xã hội để chủ động tạo mọi điều kiện nhằm hoạt động VSTBPN và BĐG đạt hiệu quả tốt nhất.

Chín là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát:

Ban VSTBPN Tương Dương xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động VSTBPN. Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra một lần, bảo đảm 100% số xã, thị trấn, cơ quan được kiểm tra, thông qua hoạt động kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, thay đổi nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện VSTBPN và BĐG và đưa hoạt động này đi vào nề nếp và có hiệu quả tốt hơn.

Mười là, phân công trách nhiệm rõ ràng: Trên cơ sở 9 nội dung công việc ở trên, Ban VSTBPN huyện đã phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan như: Phòng TC-KH, Công thương,Phòng Y tế, Phòng Giáo dục, Phòng thống kê, UBND các xã, MTTQ và các đoàn thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN và BĐG.

Với cách làm trên và sự nỗ lực của Ban VSTBPN huyện và cả hệ thống chính trị,vai trò, vị thế của phụ nữ ngày càng được nâng cao và được xã hội ghi nhận.

Theo Ths. Vi Thị Hợi - Báo Nghê An

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video