Dạy nghề, giải pháp tích cực giúp chị em phụ nữ tìm được việc làm

07/09/2007
Chị em phụ nữ thuộc gia đình nghèo khó, không được học hành thường rất khó tìm được việc làm, họ là những đối tượng “nhắm tới” của những kẻ buôn người. Vì thế dạy nghề cho chị em phụ nữ, là giải pháp tích cực, giúp chị em phụ nữ có thể tìm được việc làm và sống được bằng chính nghề của mình. Dự án “Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới” do Tổ chức Terre Des Hommes (TDH) phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện đã rất thành công trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ.

Qua 3 năm thực hiện,dựántrên đã triển khai tại 11 xã điểm thuộc các huyện Tân Châu,Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn. Ban Quản lý dự án phối hợp các địa phương tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho gần 1.000 chị em phụ nữ, trẻ em gái thuộc các gia đình nghèo khó với tổng chí phí đào tạo nghề khoảng 400 triệu đồng, do tổ chức TDH tài trợ. Trong số này, đã có hơn 50% được giới thiệu vào làm việc tại các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty ngoài tỉnh. Thu nhập từ900.000đ đến 1.500.000đ/tháng. Số còn lại cũng tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất trong tỉnhhoặc nhận hàng làm gia công tại nhà. Đó là các lớp dạy nghề may túi xách ở xã Châu Phong (huyệnTân Châu), toàn bộ 18 học viên của lớp học đều là dân tộc Chăm. Sau khóa học đã làm việc tại Hợp tác xã may túi xách thổ cẩm thị xã Châu Đốc và nhận gia công hàngthuêxuất khẩu cho một số hợp tác xã khác. Đó là các lớp học thắt lục bình ở Chợ Mới và may công nghiệp. Thắt lục bình là nghề thủ công mỹ nghệmới hình thành,nhưng phát triển rất mạnh. Sản phẩm làm từ cây lục bình như bàn ghế sa lông, giỏ xách… đã được xuất khẩu qua một số nước. Hầu hết các địa phương triển khaidự án này đều tổ chức các lớp may công nghiệp cho chị em phụ nữvà những phụ nữcó tay nghề khá đều tìm được việc làm tại các công ty may xuất khẩu, thu nhập ổn định. Các chị không chỉ sống được mà còn phụ giúp gia đình, cha mẹ bằng chính nghề đã học. Chị Tám Giao, xã Bình Long (huyện Châu Phú)tâm sự: “Nhờ có lớp học may côngnghiệp mà hai mẹ con tui đã có thu nhập hàng tháng gần 2 triệu đồng. Trước đây, để có được số tiền này phảilàm đủ mọi nghề, từ việc cõng gạch, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa… thậm chí nhiều lúc không đủ ăn. Có nghề nghiệp đàng hoàng, tui luôn khuyên con phải chí thú làm ăn, đừng làm chuyện bậy bạ, xấu hổ với với bà con làng xóm”.

Có thể nói, các lớp dạy nghề đã tạo cơ hội rất tốt cho chị em phụ nữtiếp cận với công việc làm ăn chân chính, tránh xa các tệ nạn xã hội và không trở thành “miếng mồi” của những kẻ buôn bán thân xác phụ nữ.

Theo báo cáo của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, 6 tháng đầu năm nay, các ngành chức năng đã pháthiện2 vụ buôn bán phụ nữ qua biên giới, liên quan tới 13 người bị lừa gạt bán ra nước ngoài. Các cơ quan chức năng đã khởi tố 2 vụvà giải cứu được 11 nạn nhân. Các ngành chức năng cũng đã tiếp nhận 4 nạn nhân bị bán sang Malaysia, Campuchia hồi hương về Việt Nam do cơ quan chức năng Campuchia bàn giao dưới sự giám sát của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại cửa khẩu Mộc Bài –Tây Ninh. Các đối tượng này đều là những cô gái đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi, do hoàn cảnh quá nghèo khó, đã bị kẻ xấu lừa gạt, hứa hẹntìm việc làm có lương cao để phụ giúp gia đình. Nhưng thực tế, các cô lại bị bán cho các tổ chức mua bán dâm trá hình. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Ban quản lý Dự án Phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới cùng các tổ chức xã hội đã thăm hỏi, động viên, tư vấn, khám sức khỏe, hỗ trợ học nghề… giúp các nạn nhân vượt qua nỗi đau và những khó khăn để hòa nhập với cuộc sống bình thường…

Với những kinh nghiệm đạt được trong 3 năm qua, chắc chắn công tác phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới cũng như việc tổ chức dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ sẽ đạt những hiệu quả cao hơn trong thờigian tới.

 

Nguyễn Thủy
An Giang

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video