Dạy trẻ kỹ năng xử lý tình huống khi cần thiết

28/11/2014
Đã bao giờ bạn dạy con mình cách xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra như khi trẻ đi lạc, khi có người lạ đến nhà trong khi trẻ ở một mình hay gặp những tình huống bất ngờ khác chưa. Tuy bạn không mong muốn những điều bất trắc này đến với con mình nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể xảy ra. Vậy ngay từ khi trẻ còn nhỏ hãy dạy con kỹ năng xử lý những tình huống cụ thể để trẻ áp dụng khi không có bố mẹ, người thân bên cạnh nhé.

Khi bị lạc

- Bạn nên tập từ từ cho trẻ ghi nhớ các thông tin về tên ông, bà, cha, mẹ, địa chỉ nhà , số điện thoại… ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ thật sự cần thiết khi trẻ không may bị lạc hay bị bắt cóc.Nhờ những thông tin này, trẻ sẽ được người khác đưa về nhà nhanh chóng hơn.

- Bạn cũng nên căn dặn con trước về cách xử lý khi đi cùng gia đình tới nơi đông người mà bị thất lạc. Hãy nói con phải dừng lại để mọi người quay lại tìm chứ không được chạy đi lung tung. Bố mẹ cũng có thể trang bị cho con 1 chiếc còi để trẻ ra hiệu nếu chẳng may bị lạc trong đám đông.

- Bạn cũng có thể lấy một mảnh giấy và ghi tên bé, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bạn và để trong túi quần , cặp sách của trẻ. Căn dặn con nếu bị đi lạc thì hãy lấy ra để người khác giúp đợ4 liên lạc được với gia đình.

Khi có người lạ đến nhà

Việc cho trẻ ở nhà một mình là không nên, tuy nhiên trong một vài trường hợp không còn cách nào khác thì bạn nên dạy trẻ cách đối phó với các tình huống này khi không có ai ở nhà.Ví dụ bạn căn dặn bé trả lời thật to để những gia đình xung quanh có thể nghe thấy, hoặc dặn bé gọi hàng xóm sang nói chuyện với vị khách kia, hoặc bạn cũng có thể dặn bé khoá kín cổng và tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà.

Các trường hợp khẩn cấp

- Giúp trẻ ghi nhớ các số điện thoại người thân, số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần, cách cung cấp thông tin qua điện thoại, và giữ liên lạc cho đến khi có người đến

- Dạy trẻ cách nhận diện đường về nhà thông qua việc nhận biết và ghi nhớ những sự vật trên đường đi

- Với trẻ từ 9 tuổi trở lên, bố mẹ nên dạy trẻ học bơi để đề phòng trường hợp không mong muốn, nhưng cần dặn trẻ tuyệt đối không lại gần các khu vực ao, hồ khi không có sự giám sát của người lớn, không nhảy xuống nước nếu thấy có người bị đuối nước mà cần nhanh chóng đi gọi người ở gần đó đến cứu

- Dạy trẻ cách phòng tránh các thiết bị có nguy cơ gây điện giật và cách xử lí khi gặp trường hợp điện giật, như chạy nhanh gọi người đến cấp cứu và đứng cách xa nguồn gây điện

- Dạy trẻ cách tự sơ cứu khi bị ngã chảy máu, luôn trang bị các dụng cụ cần thiết cho việc sơ cứu vết thương trên người trẻ.

Theo khoadep360

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video