Giúp đỡ phụ nữ thông qua tiếp cận nam giới

16/04/2010
Rajeev Narayan - Tình nguyện viên của Chương trình tình nguyện LHQ (UNV) (người cầm cuốn sổ trong ảnh, bên trái) đang trao đổi với nam giới về vấn đề Bạo lực gia đình trên cơ sở Giới và về bản tính đàn ông ở Uttar Pradesh, Ấn Độ

 Anh nói: "Công việc của tôi chủ yếu là ở chương trình Nam giới Hành động để Ngăn chặn Bạo lực đối với Phụ nữ (MASVAW), chương trình đã khởi xướng các chiến dịch kêu gọi nam giới đưa ra các vấn đề trong cộng đồng về an toàn và bạo lực đối với phụ nữ".

 

Năm 2008, chương trình phối hợp “Đi tác để phòng chống: Cùng Nam giới và nam thanhniên Phòng chống Bạo lực trên cơ sở Giới” của LHQ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được triển khai. Trên cơ sở có đội ngũ tình nguyện viên tiềm năng để hỗ trợ và tiên phong trong đấu tranh phòng chống bạo lực, đặc biệt ở cộng đồng, UNV đã nhận thấy cơ hội hiếm hoi này và tham gia vào chương trình.

UNV đã cùng UNDP, Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) Quỹ Phát triển Phụ nữ LHQ (UNIFEM) tham gia vào sáng kiến này. “Đ
i tác để phòng chống (viết tắt là P4P), phối hợp với các tình nguyện viên thông qua việc cử các TNV làm việc tại Ban thư ký P4P khu vực, và làm việc với các đối tác quốc gia hoạt động trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thông qua chia sẻ các tài liệu/văn bản và hỗ trợ các sáng kiến quốc gia.


Mỗi TNV hỗ trợ chương trình theo các cách khác nhau. Về phần mình, tôi là TNV của Mạng lưới quốc gia và là Điều phối viên đóng tại Trung tâm Y tế và Công bằng Xã hội (CHSJ) tại Ấn Độ.


Có một phong trào đang ngày càng lớn mạnh nhằm kêu gọi sự năng động của nam thanh niên và những người đàn ông nhằm giảm nhanh chóng tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ. CHSJ là trung tâm của phong trào này tại Ấn Độ. CHSJ là trung tâm chính sách nguồn về y tế, bình đẳng giới và công bằng xã hội và hiện đóng vai trò là thư ký mạng lưới của Diễn đàn thu hút nam giới (FEM), 1 mạng lưới quốc gia hoạt động cùng nam giới và
nam thanhniên nhằm loại bỏ bạo lực trên cơ sở giới.


Tôi đã và đang hoạt động trong các vấn đề về “bản tính đàn ông”, bao gồm các nội dung như là người đàn ông có ý nghĩa như thế nào, và vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong vài năm gần đây. Với tư cách là TNV của UNV, công việc đã cho tôi nhiều trải nghiệm sinh động và học được những cách làm hay khi hoạt động tại cộng đồng ở Ấn Độ. Sau đó, thông qua P4P, tôi cũng có cơ hội chia sẻ với các đối tác trong khu vực những điều thu nhận được.


Công việc của tôi tập trung vào MASVAW (Dự án Nam giới hành động ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ) - dự án đã khởi xướng các chiến dịch thúc đẩy nam giới và
nam thanhniên đưa ra các vấn đề khác nhau về an toàn và bạo lực đối với phụ nữ tại cộng đồng của họ. Điểm độc đáo của MASVAW ở chỗ, đó là 1 phong trào mang tính tự nguyện và hợp tác với các tình nguyện viên trên tinh thần tính trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như mỗi vùng trên cả nước. Chúng tôi tin tưởng vào họ và giúp họ chuẩn bị để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong tương lai.


Tôi đã rất tích cực tham gia các hoạt động của MASVAW, vận động các TNV, hỗ trợ Ban Thư ký, ghi chép các điển cứu, những thách thức và bài học để chia sẻ trong Diễn đàn Nam giới cam kết hành động. Thông qua P4P, tôi cũng làm việc với các tổ chức khác trong khu vực quan tâm và muốn xây dựng phong trào tình nguyện viên tương tự ở đất nước họ.


Nhờ biết tiếng địa phương Bhojpuri là ngôn ngữ chung ở Uttar Pradesh nên tôi có thể giao tiếp dễ dàng với người dân nơi đây.

      
Bên cạnh đó, tôi cũng tham gia xây dựng chiến dịch truyền thông xã hội thí điểm của P4P tại Ấn Độ. Chiến dịch truyền thông này nhằm nâng cao nhận thức và tính nhạy cảm cho thanh niên đối với vấn đề bạo lực và phòng chống bạo lực.


Chiến dịch sẽ đến với thanhniên qua các trang xã hội trực tuyến (như Facebook) và cũng sẽ liên kết họ với các sự kiện đang diễn ra trên thế giới cũng như các hoạt động tình nguyện nhằm thúc đẩy phòng chống bạo lực để họ tham gia một cách tích cực, hữu ích. Tôi cũng đã cùng làm việc với cán bộ của P4P và các đối tác tại Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác với các Trường ĐH và các nhóm thanh niên tình nguyện để cùng tham gia chiến dịch.


Tất cả những công việc tình nguyện của tôi đối với P4P đã giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận dựa trên cộng đồng để đưa ra các ý tưởng và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề nhạy cảm như phân biệt đối xử, phân công lao động theo giới và bạo lực trên cơ sở giới.


Những trải nghiệm từ chương trình Nam giới Hành động Ngăn chặn Bạo lực đối với Phụ nữ đã giúp tôi có được sức mạnh, sự can đảm và tự tin để đưa ra thông điệp rất rõ ràng: 'Không phải tất cả đàn ông đều hung bạo'. Ngoài ra, các hội thảo, sự kiện quốc tế và khu vực tôi có dịp tham gia đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm cũng như cơ hội chia sẻ các công việc tôi đã và đang làm ở Ấn Độ.

 

Được chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích đó, có thể nói rằng tôi cảm thấy tự hào được làm việc cùng P4P và CHSJ với tư cách là tình nguyện viên của UNV. Mỗi ngày tôi lại tin rằng sự tận tâm của mình thực sự có thể mang lại những kết quả cụ thể, vì 1 xã hội không có bạo lực./. 

 

(Ban Quốc tế biên dịch theo VNN)
Rajeev Narayan (3/2010) (New Delhi Ấn Độ)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video