Hiệu quả hoạt động dạy nghề trên địa bàn Thủ đô

29/11/2011
Hội LHPN TP. Hà Nội luôn xác định công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa to lớn, mang lại quyền lợi thiết thực cho phụ nữ. Những năm gần đây, các cấp Hội LHPN Thủ đô đào tạo, tạo việc làm, giúp hàng ngàn phụ nữ có tay nghề, việc làm, thu nhập ổn định.

Để làm tốt công tác dạy nghề, tạo việc làm Hội LHPN TP. Hà Nội đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu liên kết đào tạo nghề và nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại 150 doanh nghiệp và 60 đơn vị tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đã xác định rõ nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội khoảng 12.200 lao động với các ngành nghề kỹ thuật nấu ăn, may công nghiệp, làm hàng thủ công mỹ nghệ mây tre giang đan, thêu tay xuất khẩu, bán hàng siêu thị, pha chế đồ uống, dệt len xuất khẩu và các nghề khác…

Một trong những mô hình điểm thực hiện dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô là mô hình “3 trong 1”. Ngay từ khi triển khai, mô hình đã thu hút nhiều đối tượng tham gia như: các ban ngành Trung ương, các sở ngành Thành phố Hà Nội, các ngân hàng, khối doanh nghiệp, đại diện các làng nghề, cơ sở dạy nghề thuộc Hội LHPN các tỉnh/thành, nhà khoa học, nghệ nhân. Trong dịp này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp ký đã cam kếtphối hợp đào tạo và sử dụng lao động. Việc triển khai mô hình đã tạo sự chuyển biến rõ hơn trong nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và người lao động về tầm quan trọng của công tác dạy nghề, giải quýết việc làm cho người lao động nhất là lao động nữ ở các huyện ngoại thành; tạo sự thống nhất cao về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của mô hình dạy nghề gắn với giải quyêt việc làm cho phụ nữ; củng cố chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa các “nhà’’; nhiều đơn vịquận huyện đã cơ cấu Hội LHPN tham gia Ban chỉ đạo thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Năm 2011 này, Trung tâm DVVl 20 – 10 đã liên kết, phối hợp với sở Lao động – TBXH TP. tổ chức 43 lớp học nghề cho 1.300 lao động nông thôn gồm kỹ thuật chế biến món ăn, nghề may công nghiệp, lớp cắt tóc làm đầu, lớp cắm tỉa hoa; giới thiệu việc làm cho 510 lao động.

Cùng với đó, Trung tâm đã thực hiện được 10 hội nghị thảo luận, tư vấn học nghề và lập nghiệp cho phụ nữ tại cộng đồng cho 10 xã thuộc các huyện Ứng Hoà, Thanh Oai, Chương Mỹ, Từ Liêm, Thạch Thất, thu hút 500 người tham gia. Qua đó, nhận thức về học nghề của người lao động tại các địa phương đã có những thay đổi rõ rệt. Số người đăng ký học nghề đông hơn trước. Tiêu biểu là huyện Từ liêm đạt 309,8% kế hoạch dạy nghề và GTVL cho phụ nữ; Hội LHPN huyện ỨngHoà đã khai thác được 17 lớp dạy nghề cho 528 phụ nữ bằng.

Không chỉ phối hợp, hỗ trợ công tác dạy nghề, Trung tâm còn là đơn vị đầu mối của Hội LHPN TP. tổ chức triển khai Đề án đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bản TP. Năm qua, Trung tâm đã tổ chức được 6 lớp học nghề cho 180 học viên. Gồm 2 lớp nghề may công nghiệp cho 60 học viên của các xã Canh Nậu và Dị Nậu huyện Thạch Thất; 4 lớp nấu ăn cho 120 học viên xã Phú Nghĩa và Trung Hoà (huyện Chương Mỹ), xã Liên Mạc, Đông Ngạc (huyện Từ Liêm). Sau đào tạo nghề, 60 lao động đã được nhận vào làm may gia công cho Công ty TNHH Hồng Hà với thu nhập ổn định hàng tháng từ 1,8 - 3 triệu đồng; có 35 chị được vào làm việc tại các khách sạn, nhà hàng ăn uống; số còn lại làm việc tại địa phương với các hình thức: thành lập các nhóm làm cỗ phục vụ đám cưới, lễ hội, dịch vụ ăn uống.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video