Hiệu quả từ mô hình nuôi dê sinh sản

27/04/2007
Tháng 6/2005, chị Đinh Thị Anh - phụ nữ dân tộc Cor xã miền núi Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi được vay vố từ Dự án chăn nuôi dê sinh sản của Hội LHPN tỉnh đầu tư.

Với số tiền 5 triệu đồng, chị đã mua 1 dê mẹ và 1 dê con giống lai Bách thảo 4,7 triệu đồng, còn lại 300.000đ làm chuồng trại. Để gây giống cho đàn dê, Dự án đã hỗ trợ cho chị nuôi 1 dê đực giống. Bên cạnh điều kiện thuận lợi của một xã miền núi với nguồn thức ăn tự nhiên từ cây lá rừng dồi dào và sự hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của Trung tâm khuyến nông còn rất nhiều khó khăn. Đây là mô hình chăn nuôi mới, từ việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, đảm bảo các yêu cầu về chuồng trại trong việc nuôi nhốt chuồng, đến điều kiện phong thổ còn lạ đối với đàn dê được mua từ các vùng khác, và nhiều khi thời tiết trái gió trở trời... làm cho dê bị bệnh...

 

Để khắc phục khó khăn và phát triển đàn dê không chỉ là sức lao động, sự cần cù, chăm chỉ của cả gia đình mà còn là những ngày, những đêm thức trắng lo âu, vất vả chăm sóc, chạy chữa dê bị ốm đau, dê sinh đẻ ... Chị đã tận tụy nghiên cứu các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi dê nên đàn dê phát triển tốt. Đến nay, sau hơn 20 tháng chăn nuôi, đàn dê của chị đã trở thành nguồn lợi của gia đình, từ 02 con dê ban đầu, gia đình chị đã có một đàn dê cái 14 con và một số dê sắp đẻ. Chị cho biết, giá dê sinh sản hiện nay giảm nhiều so với thời điểm đầu tư; nên hiệu quả không được cao như dự kiến ban đầu, nhưng đó cũng là những kết quả rất khả quan với gia đình chị. Gia đình chị đã phân công 1 người thường xuyên chăm sóc đàn dê, dê đực sẽ vỗ béo để bán, dê cái sẽ chăm sóc để sinh sản. Nhìn đàn dê sinh sôi nảy nở, chị Anh lại tâm sự về kế hoạch tương lai, chị sẽ phát triển chăn nuôi gia đình thành trang trại chăn nuôi bò, dê ...

 

 

 

Phương Duy - Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video