Hỗ trợ phụ nữ nhập cư để Hà Nội văn minh, thân thiện hơn

14/10/2015
Theo khảo sát, hiện dân số Thủ đô hơn 8 triệu người, trong đó hơn 1 triệu người nhập cư không đăng ký hộ khẩu thường trú. Những hoạt động cụ thể trợ giúp người nhập cư của các cấp Hội LHPN TP. Hà Nội đã góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc màu về văn hóa, con người Thủ đô.

Chị Nguyễn Thị Vi, quê Nam Định, vẫn còn nhớ như in những ngày đầu ra Thủ đô thuê trọ tại ngõ 77 Đê La Thành (Đống Đa – Hà Nội) cùng con trai nhặt ve chai đắp đổi qua ngày. Cậu con trai sinh năm 1987 đỗ đại học nhưng chị nghĩ đành phải để con ở nhà vì không lo được tiền học, rồi tiền xin việc cho con khi tốt nghiệp. Chị tính đành phải để con thất học. Chị em trong CLB “phụ nữ ngoại tỉnh” biết được đã ra sức động viên, phân tích cho chị hiểu. Thậm chí, mỗi người cũng góp vào một ít tiền, san sẻ bớt khó khăn cho chị. Như có thêm động lực, chị quyết chịu đựng kham khổ để con được đi học. Đến nay chị Vi đã thành công dân của Thủ đô. Con chị đã trở thành kĩ sư có việc làm, có nhà và lập gia đình với cuộc sống ổn định…

Thực tế, từ những năm 2000, người ngoại tỉnh bắt đầu về sống tập trung khá đông tại các khu nhà trọ dọc Đê La Thành (thuộc phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). Phần lớn những người phụ nữ nhập cư không đăng kí hộ khẩu thường trú. Họ mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, bốc vác, phụ quán ăn…Năm 2008, Hội LHPN phường Ô Chợ Dừa đưa ra sáng kiến thành lập câu lạc bộ “Phụ nữ ngoại tỉnh” giúp những người phụ nữ xa quê được gặp những người đồng cảnh, cùng chia sẻ những khó khăn, trợ giúp nhau trong cuộc sống, được phổ biến chính sách, pháp luật. Bản thân chị em là những người thiệt thòi, chính vì thế, mỗi dịp gặp gỡ chị em, cũng là dịp giãi bày khó khăn, những vướng mắc trong gia đình; cùng chia sẻ những câu chuyện và cách ứng xử đẹp để phụ nữ nhập cư hòa nhập vào cuộc sống chung trong cộng đồng.

Hiện nay, CLB có tới gần 100 chị em cùng sinh hoạt, chia ra 2 nhóm chính là khu Trại Nhãn và Trại Tóc (khu vực đường Đê La Thành). Cùng với quận Đống Đa, tại quận Cầu Giấy, tổ chức Hội đã thành lập 3 CLB “Phụ nữ giúp việc gia đình” ở phường Quan Hoa, Nghĩa Tân và Dịch Vọng. Dù tên gọi khác nhau nhưng thực chất vẫn là những hình thức tập hợp và trợ giúp chị em lao động ngoại tỉnh.

Bà Hoàng Thị Tơ, Chủ tịch Hội LHPN phường Ô Chợ Dừa, cho biết: Càng gần chị em nhập cư càng thấu hiểu và thương cảm với những người phụ nữ chân chất, lam lũ từ quê ra. Những chị em bán hàng rong vẫn giữ thói quen, nếp sống từ vùng quê. Họ không ngại đi ngược chiều giao thông, vượt đèn đỏ, chèo kéo khách du lịch, bắt chẹt khách…Những hành động đó tạo ra hình ảnh không đẹp của Thủ đô.

Theo bà Tơ, bản thân chị em đều có lòng tự trọng nhưng chỉ mới chú tâm làm sao có tiền cho con được ăn no, xoay sở cho cuộc sống vật chất dễ chịu hơn. Tuy nhiên, dù thế nào, người nhập cư cũng là một phần hình ảnh của Hà Nội. Vì vậy, việc quan tâm, trợ giúp, hướng dẫn bộ phận người nhập cư hòa nhập với cuộc sống đô thị văn minh là vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý đô thị. “Đôi khi chính những hành động khinh miệt, hắt hủi với người nhập cư sẽ dễ dàng đẩy những người dễ bị tổn thương đó vào bước đường cùng”, bà Hoàng Thị Tơ chia sẻ.

Xây dựng “bức tranh” đa sắc màu người Hà Nội

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai chương trình 04/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội mới đây vềphát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011-2015, lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cho biết: trong tháng 11/2015, Bộ quy tắc Ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội th

“Khi nói đến một Thủ đô, một đất nước giàu đẹp, văn minh, không phải chỉ cần có cảnh quan, môi trường, diện mạo đô thị, thiên nhiên, cảnh quan tươi đẹp mà còn phải có những con người đẹp, đẹp về văn hóa, tâm hồn, trí tuệ, đẹp về phong cách, lối sống trong ứng xử giữa người với người” -Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

anh lịch, văn minh sẽ được hoàn thiện. Dự kiến, khi áp dụng, Bộ quy tắc chuẩn mực sẽ đưa những tiêu chí, chuẩn mực, cụ thể với 6 nhóm đối tượng như bệnh viện, doanh nghiệp, trường học, cơ quan hành chính, khu dân cư trong cộng đồng… để từng bước chấn chỉnh tiêu cực, đồng thời khuyến khích nếp sống thanh lịch, giàu văn hóa tại Hà Nội. Trong số đó, hàng triệu người nhập cư đã và đang tạo ra một bức tranh đa sắc màu cho hình ảnh, con người Hà Nội trước du khách quốc tế.

Việc triển khai xây dựng Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô… Đã góp phần nâng cao nhận thức, khơi gợi niềm tự hào, điều chỉnh hành vi của người Hà Nội; những giá trị, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, truyền thống trong gia đình, họ tộc và cộng đồng dân cư được kế thừa và phát huy.

 Một số chỉ tiêu của Chương trình 04/Ctr-TU

- Từ 86% đến 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa;

- Từ 60% đến 62% làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa;

- Từ 70% đến 72% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa;

- Có 148 nghìn người được giải quyết việc làm mới hằng năm.









Theo: Báo PNVN (HM)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video