Hội LHPN tỉnh Lào Cai: Tăng cường công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ

28/12/2012
Từ năm 2006 – 2012, toàn tỉnh Lào Cai có hơn 23.000 lao động nữ được đào tạo nghề và có hơn 5.000 nghìn lao động nữ được tư vấn về chính sách dạy nghề và việc làm. Riêng Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Hội LHPN tỉnh Lào Cai, mỗi năm có gần 1.300 lao động nữ được đào tạo với nhiều ngành nghề như: may dân dụng - công nghiệp, thêu may thổ cẩm, đan lát, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau an toàn, tin học văn phòng...

Trong thời gian qua,Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh Xã hội tỉnh và các ngành có liên quan triển khaituyển sinh, đào tạo nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Hội đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, trong đó tập trung các chính sách, pháp luật đối với lao động nông thôn, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật và lao động nữ kịp thời, sâu rộng đến các ngành, các cấp,huy động các nguồn lực gắn với tạo việc làm tại chỗ và việc làm trong các thành phần kinh tế. Từ năm 2006 – 2012, toàn tỉnh Lào Cai có hơn 23.000 lao động nữ được đào tạo nghề và có hơn 5.000 nghìn lao động nữ được tư vấn về chính sách dạy nghề và việc làm. Riêng Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Hội LHPN tỉnh Lào Cai, mỗi năm đào tạo nghề cho gần 1.300 lao động với nhiều ngành nghề như: may dân dụng - công nghiệp, thêu may thổ cẩm, đan lát, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau an toàn, tin học văn phòng...

Cùng vớicông tácđào tạo nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã phối hợp cùng các doanh nghiệp tậptrung đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho các dự án trọng điểm tại địa phương, trong đó những nghề phù hợp lao động nữ được ưu tiên xét tuyển để đào tạo như: tổ hợp khai thác - tuyển luyện đồng Sin Quyền, sắt Quí Sa; tổ hợp các Nhà máy sản xuất phân bón - hóa chất, đào tạo nghề cho lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ, xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu với chính quyền ưu tiên tuyển dụng nữ vào các vị trí hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, cung ứng việc làm cho phụ nữ. Trong6năm, toàn tỉnh Lào Cai đã cógần 200 giáo viên kiêm chức là nữ trên tổng số gần 430 giáo viên của tỉnh được tuyển dụng, tất cả đều đạt chuẩn từ sư phạm cấp I trở lên theo qui định.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề, Hội LHPN tỉnh đã chủ động đề xuất và phối hợp vớiSở Lao động - TBXHxây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015". Theo đó, đến năm 2015, toàn tỉnh Lào Cai phấn đấu nâng tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau đào tạo nghề tối thiểu đạt 70%; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nữ, góp phần đảm bảo quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ theo mục tiêu Chương trình và mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xoá đói giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Lào Cai là một tỉnh miền núi,biên giới, diện tích đất tự nhiên 635.708 ha. Toàn tỉnh có164 xã, phường, thị trấn, trong đó 26 xã,phường biên giới, 146 xã vùng khó khăn(95 xã và 169 thôn bản đặc biệt khó khăn). Dân số toàn tỉnh là 626,2 nghìn người,trong đó:nữ chiếm 51,36%, người dân tộc thiểu số chiếm 65,42%. Toàn tỉnh có 318,5 nghìn lao động có việc làm, trong đó lao động là nữ chỉ chiếm 33,62%. Tỷ lệ lao động nữ tham gia học nghề còn thấp so với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.Số liệu thống kê công tác đào tạo nghề qua một số năm gần đây cho thấy tỷ lệ học sinh nữ học nghề tại các cơ sở dạy nghề thuộc huyện quản lý là rất thấp, bình quân chỉ đạt 12,32% (năm 2008 là 13%, năm 2009 là 16,9%, năm 2010 chỉ đạt 10,3%).

Phạm Hồng

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video