Hội LHPN Việt Nam thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, ba sạch"; phát triển tổ chức Hội và tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước

29/09/2014
Tại Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, UV BCH TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã có bài tham luận "Hội LHPN Việt Nam thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, ba sạch"; phát triển tổ chức Hội và tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước". Website TW Hội xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận này:

NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT

1. Triển khai Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. (không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ)

Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam nhận thức các vấn đề của phụ nữ luôn gắn với các vấn đề về gia đình, do vậy, trong nhiều nhiệm kỳ, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc đều xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm làhỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúcgắn với thực hiện phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Từ năm 2010, từ tình hình thực tế một số vấn đề xã hội tác động tiêu cực đến gia đình, Hội đã vận động hội viên, phụ nữ xây dựnggia đình 5 không, 3 sạch. Hưởng ứng phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Hội nghiên cứu kỹ 19 tiêu chí nông thôn mới và nhận thấy tuy không có tiêu chí nào cụ thể về gia đình nhưng có nhiều nội dung liên quan đến gia đình. Xây dựng gia đình vừa có tác động đến xây dựng nông thôn mới vừa phát huy được vai trò chủ thể của người phụ nữ, đáp ứng đúng nguyện vọng chính đáng của phụ nữ và thực hiện đúng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "Nhiều gia đình tốt thì xã hội sẽ tốt”. Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch của Hội là cuộc vận động lớn, có tính toàn diện, góp phần thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cư” và 9/19 tiêu chí nông thôn mới, đồng thời thực hiện được chủ trương của Đảng, Nhà nước về quan tâm, phát huy vai trò hộ gia đình, trong đó phụ nữ là nòng cốt. Với tính phù hợp, thiết thực, Cuộc vận động đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ XI (2012) để vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện, thể hiện sự quyết tâm cao của Hội và phụ nữ cả nước.

Để thực hiện Cuộc vận động, Hội đã thành lập Ban Chỉ đạo, dành ngân sách thường xuyên (tuy không nhiều) để tập trung triển khai các hoạt động; lồng ghép các nhiệm vụ công tác Hội, xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, đề án để hỗ trợ các gia đình thực hiện các tiêu chí 5 không, 3 sạch. Công tác tuyên truyền về Cuộc vận động được đầu tư, tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân đối với Cuộc vận động, từ đó làm cho phụ nữ và các thành viên trong gia đình hiểu nội dung Cuộc vận động và tự giác thực hiện. Năm 2014, Ban Chấp hành TW Hội đã xác định đẩy mạnh Cuộc vận động là nhiệm vụ trọng tâm của năm, chỉ đạo các cấp Hội tập trung thực hiện; TW Hội xây dựng tài liệu, tập huấn cán bộ, đặc biệt là Chủ tịch Hội cấp cơ sở và Chi hội trưởng về cách thức, kỹ năng thực hiện Cuộc vận động. Với quyết tâm trong 3 năm, 100% chi hội sẽ có tài liệu tuyên truyền về cuộc vận động, năm 2014, Hội đã phát hành trên60.000cuốn sách lật về Cuộc vận động, trong đó 55.000 cuốn dành cho cấp cơ sở và chi Hội.

Điểm nổi bật trong cách triển khai của Hội là luôn quán triệt quan điểm phát huy nội lực của phụ nữ trong xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch. Để giải quyết được khâu khó nhất là đánh giá kết quả Cuộc vận động, Hội đã nghiên cứu, tìm phương pháp vừa huy động được sự tham gia chủ động của hội viên, phụ nữ, vừa có cơ sở đánh giá kết quả, Hội chỉ đạo việc phát phiếu để phụ nữ tự đánh giá việc đạt các tiêu chí của gia đình, cơ sở Hội tổng hợp kết quả, có kế hoạch phân công giúp đỡ các gia đình khó khăn nhất và động viên các gia đình khác tự phấn đấu và giúp đỡ nhau. Đến nay, cơ bản các hộ gia đình đã đánh giá được mức độ đạt tiêu chí, các cơ sở Hội đã xây dựng được kế hoạch và phân công giúp đỡ các gia đình khó khăn.

Với những chỉ đạo sát sao và quyết tâm cao của Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam, cho tới nay Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch đã có những kết quả tích cực, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả trong thực hiện CVĐ và tham gia xây dựng nông thôn mới được hình thành, duy trì và nhân rộng phù hợp với tình hình địa phương.Một số kết quả cụ thể thực hiện các tiêu chí 5 không, 3 sạch:

Đối với tiêu chí "Không đói nghèo”,các cấp Hội đã thực hiện nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực: Khai thác các nguồn vốn cho phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh, chỉ riêng nguồn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay có dư nợ là50.695tỷ đồng, chiếm trên40%tổng số dư nợ ủy thác qua các đoàn thể chính trị xã hội, tỷ lệ hoàn trả cao (tỷ lệ nợ quá hạn chỉ 0,45%, thấp hơn mức trung bình cả nước). Cách thức cho vay của Hội là gắn vay vốn với tiết kiệm (đến tháng 6/2014, đã có8,2 triệuphụ nữ tham gia tại các loại hình tiết kiệm với số dư trên3.499tỷ) và xây dựng các mô hình kinh tế tập thể để tạo việc làm, tập huấn cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật cho phụ nữ. Thực hiện đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”, các cấp Hội đã đào tạo nghề cho trên150 ngànphụ nữ, giới thiệu việc làm cho trên128 ngànchị. Với các phong trào"Phụ nữ giúp nhau phát triểnkinh tế”; "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, hàng năm các cấp Hội giúp trên 1 triệu hộ nghèo; vận động ủng hộ "Ngày vì người nghèo”, xây dựngMái ấm tình thương (chỉ tính riêng từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội đã vận động ủng hộ xây dựng7.154mái ấm);vận động, ủng hộ học bổng cho học sinh nghèo dưới nhiều hình thức, điển hình là công trình thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ XI (năm 2012) với12.379suất học bổng trị giá 2 triệu đồng/suất.

Đối với tiêu chí "Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”, "Không có bạo lực gia đình”:Các cấp Hội duy trì các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, phụ nữ như về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật An toàn giao thông đường bộ... ; tập huấn, cung cấp các kiến thức phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình cho hội viên, phụ nữ, tập trung vào dịp hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; duy trì phổ biến, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; phối hợp với Bộ Công an thực hiện Nghị quyết liên tịch về quản lý, giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động"Phụ nữ tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông vì hạnh phúc của mỗi gia đình”giai đoạn 2013-2015. Nhiều địa phương có hoạt động thiết thực như giúp các gia đình có người mắc tệ nạn xã hội vay vốn và có kiến thức để sản xuất, kinh doanh. Hội chú trọng thành lập các mô hình hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như mô hình Ngôi nhà Bình yên, ngôi nhà tạm lánh,thành lập21.071địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

Đối với các tiêu chí "Không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học”, "Không sinh con thứ 3 trở lên”:Hội đã thực hiện Đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹnuôi dạy con tốt giai đoạn 2010-2015” và triển khai 02 Đề án mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án 404 "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”;Đề án "Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020”);tuyêntruyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình…

Đối với tiêu chí"Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”, Hội LHPN các tỉnh/thành triển khaigắn vớichương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch - Vệ sinh môitrường;Tuần lễ Quốc gia NS-VSMT và Ngày Môi trường thế giới,Tháng hành động vệ sinh an toàn thựcphẩm; tuyên truyền,nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của phụ nữ trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và thực hiện vệ sinhan toàn thực phẩm, vệ sinhcá nhân;khai thác các dự án quốc tế để hỗ trợ phụ nữ xây dựng nhà vệ sinh;duy trì và nhân rộng các mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản, dòng sông tự quản, mô hình phân loại rác thải tại nhà, không sử dụng túi ni lông…

2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thu hút, tập hợp hội viên.

Hội LHPN Việt Nam đã ban hành Chương trình hành độngthực hiệnKết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trịvề tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hộiđếnnăm 2020; tập trung đổi mới nội dung, phương thức để tập hợp hội viên, thực hiện tốt hơn chức năng đại diện của tổ chức Hội.Các cấp Hội đã có nhiều đổi mới, sáng tạotrong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác Hội:lựa chọn 3 khâu đột phá để chỉ đạo trong cả nhiệm kỳ, hàng năm đều chọn chủ đề hoạt động (năm 2014 chủ đề làNâng cao chất lượng tổ chức Hội cơ sở, phát huy tiềm năng của phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh); đốivới việc lớn,việcmới, việc khó Ban Chấp hành ra Nghị quyết chuyên đề(Nghị quyết chuyên đề về Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; về công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ có đạo…),phát động đợt thi đua đặc biệt(năm 2013: đợt thi đua Làm theo lời bác, thực hành tiết kiệm giảm nghèo bền vững; năm 2014: thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội);các hoạt động đều có chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm để nhân diện rộng.

Đặc biệt, Hội đã đẩy mạnhcác hoạt độngvề cơ sở,nângcao năng lực đội ngũ cán bộ Hội và chất lượng cơ sở Hộinhư thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp, năm 2014 rà soát thực trạng cơ sở Hội, xây dựng tài liệu và tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ Chủ tịch Hội cơ sở và Chi hội trưởng. Coitrọng phát huy nội lực và vận động xã hội để chăm lo, hỗ trợ cho phụ nữ, giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ,tăng cường công tác phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện các nhiệm vụ; đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo cho các cấp Hội.

Công tác phát triển tổ chức Hội, tập hợp, vận động các tầng lớp phụ nữ được đổi mới theo hướng xây dựng các mô hình tập hợp phù hợp với từng đối tượng phụ nữ, đặc biệt là 3 đối tượng: nữ trí thức (đã thành lập được Hội Nữ trí thức Việt Nam năm 2011), nữ doanh nhân(chuẩn bị thành lập Hiệp Hội Nữ doanh nhân Việt Nam vào dịp 20/10/2014), nữ công nhân lao động (CLB nữ chủ nhà trọ, CLB nữ công nhân)...Hội LHPN các địa phương, đơn vị tăng cường công tác quản lý hội viên, đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên,đến tháng 6/2014, tổng số hội viên của Hội là14.735.031,đạt73,2%so với tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.

3. Các cấp Hội có nhiều nỗ lực trong tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước

Về tham gia xây dựng Đảng: Các cấp Hội đã tích cực đóng góp ý kiến xây dựng văn kiện Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Cán bộ, hội viên là đảng viên chủ động, tích cực nghiên cứu và thực hiện Nghị quyết TW 4 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nghiêm túc kiểm điểm vàthực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém. Cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực thực hiện Chỉ thị 03 về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể như thực hiện quy chế nêu gương, cải tiến lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm...

Hội tích cực tham mưu thực hiện Nghị quyết 11/NQ-BCT về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcKết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư (khoá XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW. Chú trọng tham mưu cho Đảng về công tác cán bộ nữ:chủ động bồi dưỡng, nâng cao năng lực, giới thiệu kết nạp đảng viên nữ; tham mưu đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ nữ, đặc biệt là nhân sự nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.Năm 2014,Hội đã tiến hành rà soát, thống kê tình hình cán bộ nữ làm lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành làm cơ sở đề nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị quan tâm, tạo điều kiện để Hội thực hiện hiệu quả giải pháp chuẩn bịchonhân sự nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội và HĐND các cấp; phối hợp với Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng dự thảo Chương trình phối hợp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Về tham gia xây dựng Nhà nước: các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ và vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng các văn bản luật pháp, chính sách, điển hình là tham gia ý kiến vào Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), các cấp Hội đã tổ chức120.137cuộc lấy ý kiến với tổng số trên10 triệungười tham gia, có trên1,2 triệuý kiến tham gia vào các điều về MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, về bình đẳng giới và về gia đình.Một số ý kiến của các tầng lớp phụ nữ và các cấp Hội đã được Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp nghiên cứu, tiếp thu

Bên cạnh đó, Hội chủ động tham mưu, đề xuất nhiều chính sách liên quan đến phụ nữ và tổ chức Hội, từ 2009 đến nay, đã có367chính sách được sửa đổi, bổ sung, ban hành sau khi có đề xuất của các cấp Hội, đặc biệt là chính sách về tuổi nghỉ hưu của một số đối tượng cán bộ nữ;chính sách trợ cán bộ nữ đi đào tạo, chế độ phụ cấp cho chi Hội trưởng, chính sách hỗ trợ phụ nữ vùng có đạo, vùng biển…

Các cấp Hội, các đơn vị đã thể hiện rõ hơn vai trò trong giám sát việc thực hiện chính sách, tập trung vào những vấn đề thiết thực liên quan trực tiếp đến phụ nữ[1], đã phát hiện nhiều vấn đề, phản ánh tình hình và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề liên quan, một số vấn đề đã được giải quyết có kết quả.Năm 2014, Hội đã tích cực triển khai Quyết định số 217 của Bộ Chính trị vềQuy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội;Quyết định218 của Bộ Chính trị vềQuy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền. Đến nay, cán bộ Hội đã hiểu được nội dung của Quy định và Quy chế, đặc biệt là cách thức, quy trình thực hiện giám sát và phản biện xã hội, bước đầu áp dụng thực hiện.

Hội cũng chú trọng tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên, phụ nữ về truyền thống và tinh thần yêu nước, tổ chức các hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền tổ quốc phù hợp với tình hình đất nước. Năm 2014, Hội đãtuyên truyền, vận động phụ nữ hướng về biển đảo bằng nhiều việc làm cụ thể: ban hànhtài liệu tuyên truyền,chỉ đạotổ chức đợt sinh hoạt hội viêntại 100% chi hội; vận động ủng hộ hướng về biển đảo với kết quả được trên18,4 tỷđồng, dự kiến sẽ tặng các tàu, xuồng cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để vận dụng, cụ thể hóa sát với đặc điểm tình hình của hội viên phụ nữ. Chú trọng xây dựng các chương trình hành động, các đề án để triển khai thực hiện đạt kết quả cụ thể.

2. Phát động các phong trào thi đua, cuộc vận động theo tinh thần đổi mới, phát huy truyền thống, nội lực và vai trò chủ thể của phụ nữ. Trong chỉ đạo và triển khai thực hiện phong trào thi đua cần lựa chọn trọng tâm, trọng điểm của từng nhiệm kỳ, từng năm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và nhu cầu, nguyện vọng của hội viên.

3. Tập trung xây dựng tổ chức Hội, coi trọng và phát huy vị trí nền tảng của tổ chức Hội; đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và sát cơ sở, nắm được tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ.

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Mặt trận Tổ quốc tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo sức mạnh đồng bộ, nâng cao vị thế, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân và xây dựng Đảng, Nhà nước; nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội; thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

2. Với đặc thù của phụ nữ chiếm trên 50% dân số, các đoàn viên, hội viên các đoàn thể đều có phụ nữ, trong khi đó việc thực hiện bình đẳng giới đang còn nhiều khó khăn. Do vậy, đề nghị trong Chương trình phối hợp hành động của Mặt trận Tổ quốc cần quan tâm đến đối tượng phụ nữ để có các chính sách thực hiện bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Đối với cán bộ nữ, năm 2014 là năm chuẩn bị bầu cử đại hội Đảng các cấp, tuy nhiên, với tình hình thực tế về quy hoạch nữ cấp ủy nhiệm kỳ tới, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy khó đạt được chỉ tiêu Nghị quyết 11 và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giớiề nghị MTTQ quan tâm đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ có giải pháp nâng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia hệ thống chính trị các cấp đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra.

Đối với phụ nữ nghèo, mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nhưng chưa có những chính sách riêng đặc thù cho phụ nữ nghèo, đề nghị MTTQ quan tâm đề xuất với Nhà nước giải quyết những chính sách đặc thù cho phụ nữ như chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo sinh con đúng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc đề xuất với Đảng, Chính phủ có các chương trình, cơ chế để Hội LHPN Việt Nam thực hiện tốt hơn Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần nhiều hơn vào việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video