Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hội nhập quốc tế 2002 - 2007

19/10/2004
Bước sang thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, hoạt động đối ngoại của Hội LHPN Việt Nam đã có những khởi sắc mới góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng.

Với tinh thần Phụ nữ Việt Nam muốn là bạn với tất cả phụ nữ và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, tháng 2/2002 đã thông qua Chương trình hoạt động Đối ngoại Nhân dân là một trong sáu chương trình hoạt động trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ từ 2002 đến 2007 nhằm “Phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác quốc tế của phụ nữ Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Hội LHPNVN, tham gia đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân, tăng cư­ờng hội nhập quốc tế ...”

 

Đến nay, Hội đã có quan hệ đối ngoại với trên 350 tổ chức phụ nữ, các tổ chức xã hội, nhân đạo và cá nhân ở khoảng 70 nước và vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội trên thế giới. Số lượng trên tăng hơn gấp đôi so với nhiệm kỳ 1992- 1997. Việc giao lưu, trao đổi đoàn hàng năm của Hội cũng tăng nhiều so với thập kỷ 80 và 90. Năm 2000 có 107 đoàn, năm 2001có 113 đoàn, năm 2002 có125 đoàn. Ngoài ra, Hội tiếp hàng trăm đoàn khách quốc tế do các bộ/ ngành /cơ quan hữu quan Việt nam giới thiệu và đề nghị Hội tiếp nhằm chia sẻ thông tin về công tác phát triển phụ nữ.


Hội đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của phong trào phụ nữ trên thế giới vì Bình đẳng Giới - Phát triển và Hoà bình. Hội đóng vai trò chính trong việc chuẩn bị cho các đoàn đại biểu phi chính phủ của Việt Nam tham dự các Hội nghị thế giới của LHQ về Phụ nữ năm 1975, 1980, 1985, 1995 và Khoá họp đặc biệt của Đại Hội đồng LHQ về Phụ nữ tháng 6 năm 2000 tại New York, Mỹ. Hội tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Kế hoạch Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ và Công ước quốc tế về Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW). Hội là một trong những tổ chức thành viên tham gia soạn thảo Báo cáo Quốc gia các kỳ về việc thực hiện Công ước CEDAW tại Việt
Nam.


Hội đã tham gia một số tổ chức phụ nữ quốc tế và khu vực có bề dầy hoạt động và ảnh hưởng lớn trong phong trào phụ nữ thế giới như Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế - WIDF (từ 1946), Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN - ACWO (1996), Mạng lưới lãnh đạo nữ APEC - WLN (1998), Mạng lưới tín dụng tiết kiệm cho những người nghèo khó nhất Châu á - Thái Bình Dương - CASHPOR (1994)... Bên cạnh đó, Hội duy trì và phát triển các mối quan hệ truyền thống với các tổ chức phụ nữ các nước Lào, Cuba, Trung quốc, Campuchia, Nga, Belarut, Ba lan, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, ấn Độ...

 

Từ năm 2000 đến nay, Hội đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đăng cai nhiều hội nghị, hội thảo khu vực và trong nước. Đặc biệt với tư cách đại diện cho Ban Lãnh đạo Liên đoàn PNDCQT Khu vực Châu á - Thái Bình dương, tháng 2/2002, Hội tổ chức Cuộc họp Liên đoàn PNDCQT Khu vựclần thức nhất tại Hà Nội và tháng 11/2003 đăng cai Cuộc họp Ban Lãnh đạo Liên đoàn lần 2 nhiệm kỳ 13 tại Hà nội, nhân dịp này Hội triệu tập Cuộc họp Liên đoàn Khu vực lần thứ 2.

 

Các hoạt động đoàn kết, hữu nghị và bảo vệ hoà bình ngay trong nước đã được Hội tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được sự quan tâm và tham gia của đông đảo phụ nữ Việt Nam và nước ngoài đang công tác hoặc sinh sống tại Việt nam như quyên góp tiền - vật chất hoặc lên tiếng chia sẻ nỗi đau thương mất mát do thiên tai hoặc xung đột vũ trang gây ra đối với nhân dân, phụ nữ và trẻ em ở một số nơi trên thế giới, tăng cường hợp tác với Câu lạc bộ phụ nữ quốc tế tại Hà nội, tham gia các hoạt động của Liên hiệp các các tổ chức hữu nghị Việt Nam với các nước. Đặc biệt các hoạt động đối ngoại nhân dân đã được năng động triển khai tại nhiều tỉnh thành. Một số tỉnh Hội biên giới đã tổ chức hoạt động giao lưu, đoàn kết thiết thực giữa phụ nữ Việt Nam vàphụ nữ các nước láng giềng.

 

Hợp tác quốc tế thông qua các dự án phát triển là một phần hoạt động thiết thực và quan trọng của Hội. Mặc dù nguồn tài trợ quốc tế ngày càng khan hiếm do những biến động kinh tế chính trị trên thế giới, những khó khăn về tài chính và thay đổi về chính sách của nhiều nhà tài trợ trong những năm đầu của thế kỷ 21, những Hội đã chủ động, sáng tạo và linh hoạt khai thác được trên 50 dự án phát triển với tổng trị giá hàng triệu Đô la Mỹ. Phần lớn các dự án này đều được thực hiện tại cơ sở, đáp ứng các nhu cầu giới thiết thực và chiến lược của các nhóm phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nghèo.

 

Hội đã đưa nhiều tin bài trên báo phụ nữ và tờ thông tin Phụ nữ của Hội và Uỷ ban Quốc gia VSTB PN về phong trào và các mối quan tâm của phụ nữ trong khu vực và trên thế giới. Tờ báo đối ngoại của Hội cũng đã không ngừng được cải tiến về hình thức và nâng cao về chất lượng và nội dung để trở thành cầu nối giữa phụ nữ việt Nam với phụ nữ các nước.

 

Ngoài những thành công trong hoạt động hội nhập quốc tế, những thách thức Hội còn gặp không ít thách thức về nguồn lực để thúc đẩy hơn nữa quátrình hội nhập quốc tế hiệu quả của Hội LHPN Việt Nam, nhằm nâng cao vị thế, uy tín của phụ nữ Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu Bình đẳng Giới - Phát triển - Hòa bình”. 

Ban Quan hệ Quốc tế

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video