Hội nghị khu vực cấp cao Châu Á-Thái Bình dương tổng kết 15 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

01/12/2009
Từ ngày 16-18/11/2009, tại Băngkok, Thái Lan, Uỷ Ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái bình dương Liên Hiêp Quốc đã triệu tập Hội nghị cấp cao về Bình đẳng giới nhằm tổng kết 15 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh của các nước trong khu vực. Tham dự Hội nghị gồm có một số bộ trưởng và quan chức cấp cao của 40 nước trong khu vực. Trong 3 ngày, hội nghị đã tổng kết lại những tiến bộ của khu vực trong vấn đề bình đẳng giới và nhất trí thông qua Tuyên bố Băngkok về Bắc Kinh +15.

Bangkok, 15-18/11/2009


Tuyên bố Băngkok là tiếng nói đại diện cho Hội nghị cấp cao Châu Á Thái bình dương tổng kết việc thực hiện Cưwng lĩnh hành động Bắc kinh của khu vực trong 15 năm qua. Tuyên bố hướng tới và phản ánh những vấn đề và nhu cầu của khu vực. Tuyên bố khu vực cũng là tài liệu đầu vào phục vụ cho việc kiểm điểm toàn cầu việc thực hiện cương lĩnh hành động Bắc kinh tại kỳ họp lần thứ 54 của Uỷ ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc vào tháng 3/2010, cũng như là lời kêu gọi các nước hành động trong khu vực giải quyết những vấn đề quan trọng cho bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

 

Thông qua tuyên bố này, các chính phủ đã cam kết phối hợp hành động trong các lĩnh vực như thiết lập bộ máy mang tính trách nhiệm thúc đẩy những vấn đề đáp ứng giới ở cấp ra chính sách quốc gia, tăng cường năng lực thống kê về giới, hỗ trợ phụ nữ xoá đói giảm nghèo, doanh nghiệp nữ, và thông tin và công nghệ truyền thông.

 

Hội nghị cấp cao tập trung vào 5 vấn đề thảo luận chính đó là tính trách nhiệm của các chính phủ đối với vấn đề bình đẳng giới và tăng cường năng lực cho phụ nữ, quyền và sự đảm bảo về kinh tế của phụ nữ, thu hẹp khoảng cách giới trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ,thực hiện Công ước quốc tế xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và tiếp tục chiến dịch của khu vực nói không với bạo lực đối với phụ nữ.

 

Hội nghị đã tổng kết những thành tựu đạt được của các nước trong khu vc sau 14 năm thc hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh với một số tổng kết sơ bộ như sau:

- Công ước CEDAW đã được tất cả các nước trong khu vc thông qua và cụ thể hóa trong quốc gia của mình.

- Một số nước trong khu vực (như Úc, Băngladesh, Campuchia, Ấn Độ, Nepan, Philipin và Thái Lan …) đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về ngăn chặt bạo lc đối với phụ n.

- Hầu hết các nước trong khu vc đã thiết lập bộ máy trong chính phủ chuyên trách công tác bình đẳng giới/hoặc vì s tiến bộ của phụ n nhằm thúc đẩy quyền của phụ n.

- Các chính phủ ngày càng có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chính sách có nhạy cảm giới góp phần cho s phát triển kinh tế và xã hội. Một số quốc gia thậm trí còn thúc đẩy vấn đề này như là một "ngành kinh tế thông minh".

- Tháng 9 năm nay, Đại hội đồng Liên hiệp Quốc đã đồng ý thúc đẩy trọng tâm của LHQ về bình đẳng giới. Một bộ phận tổng hợp sẽ được thành lập trực tiếp dưới sự điều hành của Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Đây là một thành công lớn bởi vì cuối cùng thì vấn đề về quyền của phụ nữ đã được công nhận có cùng địa vị và tính hợp pháp như những vấn đề khác trong chương trình nghị sự của Liên hiệp quốc.

 

Bên cạnh những nỗ lực của các quốc gia thành viên, của hệ thống các tổ chức Liên hiệp quốc và của các tổ chức phi chính phủ trong việc thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh trong 15 năm qua, thì chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng việc thực hiện các mục tiêu của Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động ở một số lĩnh vực ưu tiên vẫn còn gặp nhiều hạn chế.Một trong những vấn đề hiện đang là mối quan tâm đặc biệt đó là các hình thức bạo lực đối với phụ nữ trong tất cả các xã hội đặc biệt ở những xã hội có xung đột có vũ trang và sau xung đột mà không được giải quyết. Mối quan tâm tiếp theo đó là việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ 5 về sức khoẻ bà mẹ, số liệu cho thấy cứ mỗi phút thì lại có một phụ nữ bị tử vong do bị biến chứng trong quá trình điều trị khi mang thai và sinh đẻ, hàng năm có tới hơn 500,000 phụ nữ bị tử vong liên quan đến quá trình này.

 

Sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định cũng là một bước tiến khá khiêm tốn ở hầu hết các nước trong các khu vực. Ở nhiều nước tỉ lệ phụ nữ đã tăng lên đáng kể, nhưng xét số liệu chung của thế giới thì tỉ lệ phụ nữ tham gia vào nghị viện/quốc hội chỉ đạt 18.4%. Phụ nữ tiếp tục chiếm tỉ lệ rất thấp hoặc không có mặt ở những vị trí ra quyết định chủ chốt có thể gây ảnh hưởng lớn tới việc phân bổ các nguồn lực trong cả khu vực nhà nước và tư nhân.

 

Một vấn đề mới nổi cộm gần đây cũng đã được các đại biểu đề cập tới trong hội nghị đó là vấn đề biến đổi khí hậu đối đời sống của phụ nữ. Trong tương lai vấn đề này sẽ còn có ảnh hưởng lớn tới những thách thức hiện nay của phụ nữ. Khu vực Châu Á-Thái bình dương chịu tới 97%những ảnh hưởng nguy hại của thảm hoạ thiên nhiên trên thế giới. Không còn nghi ngờ là biến đổi khí hậu tác động tới tất cả mọi người và phụ nữ là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do sự phân công lao động trên cơ sở giới truyền thống và những bất bình đẳng giới đang tồn tại.

 

Hội nghị đã ra tuyên bố kêu gọi các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên, các phong trào và tổ chức phụ nữ trong khu vực cần tăng cường tính trách nhiệm và nỗ lực hơn nữa để thực hiện cam kết của mình đã đề ra trong Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, trong Mục tiêu thiên niên kỷ vì các mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ.

 

(Tóm lược từ tài liệu Hội nghị ESCAP)

Trần Thu Thuỷ - Ban Quốc tế TW Hội

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video