Hưng Yên: Đa dạng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển làm kinh tế

23/10/2009
Người phụ nữ ngày nay giữ vị thế quan trọng trong gia đình và xã hội, họ không chỉ thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ sinh con, nuôi dạy con khôn lớn, "tề gia nội trợ" mà họ còn phải được học tập nâng cao kiến thức xã hội và tham gia làm kinh tế, xây dựng cuộc sống gia đình, làm giầu cho xã hội, xứng đáng là người phụ nữ trong thời kỳ đất nước đổi mới. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian vừa qua Hội phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ "Hỗ trợ phụ nữ phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập", chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức các hoạt động, đa dạng hoá các hoạt động hội, hướng về cơ sở.

Về xã Đào Dương (Ân Thi) ai cũng biết chị Chu Thị Phượng ở thôn Phần Dương bởi chị vừa là chủ tịch hội phụ nữ xã, vừa là người làm kinh tế giỏi. Hiện nay chị là chủ trang trại có quy mô lớn của huyện với diện tích 2 ha. Đây là diện tích đấthoang hoá, thùng vũng mà anh chị đã mạnh dạn đấu thầu. Diện tích đất này được quy hoạch 3 mẫu đào ao thả cá giống vàtrồng 50 cây nhãn hương chi, 15 cây vải, 150 cây ổi và 200 cây bạch đàn, lát, sưa để lấy gỗ và 200 cây cảnh gồm sanh, đa, lộc vừng. Xác định kết hợp chăn nuôi cũng là một cách làm hay để góp phần phát triển kinh tế chị đã nuôi30 lợn nái siêu nạc, 120 con lợn thịt, trên 200 con gà, vịt. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, chị còntạo việc làm ổn định cho 3 - 5 lao động với mức lương 70 nghìn đồng/ngày. Khi kinh tế khá giả, chị đã giúp nhiều gia đìnhcây giống, con giống, kỹ thuật... cùng làm giầu. Từ nguồn vốn ban đầu chị đầu tư là 100 triệu đồng, đến nay tổng giá trị trang trại đã lên tới hơn 1 tỉ đồng. Nhà chịxây 2 tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Năm 2009, dự kiến trừ mọi chi phí trang trại sẽ có mức thu trên 150 triệu đồng. Có được thành công này chị Phượng cho biết, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì phải nói tới vai trò của hội phụ nữ trong việc hỗ trợ hội viên vay vốn, chuyển giao KHKT và tham quan các mô hình kinh tế.

           
Hàng năm, để hỗ trợ hội viên mạnh dạn cải tạo vườn tạp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh doanh dịch vụ...Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội đa dạng hoá các hoạt động có trọngđiểm như: giúp phụ nữ giảm nghèo bền vững, giúp có địa chỉ, giúp phụ nữ vươn lên làm giầu... Các cấp hội đặcbiệt quan tâm đến gia đình phụ nữ chính sách, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, phụ nữ đơn thân, tàn tật... Một trong những hoạt động thiết thực đó là tích cực khai thác các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách, dự án cho hội viên phụ nữ nghèo thiếu vốn sản xuất vay, chuyển giao KHKT, tham quan mô hình điểm, xây dựng mô hình điểm tại hộ gia đình, dạynghề, tạo việc làm và giới thiệu việc làm... Hội đã phối hợp mở hàng trăm lớp chuyển giao KHKT cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, Hội phụ nữ đã phối hợp với dự án Việt Bỉ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ - Sở Tài nguyên môi trường mở 26 lớp tập huấn trồng rau sạch, nuôi gà an toàn sinh học, chăn nuôi ngan Pháp, lợn sinh sản, kỹ thuật chăm sóc nhãn, dạy nghề đan hàng rào sinh thái cho 860 hội viên. Cùng với chuyển giao KHKT, các cấp hộiđã tín chấp vốn vay từ ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT và các dự án Quốc tế cho hội viên vay số dư hiện nay hội quản lý lên trên 328 tỷ đồng cho trên 45 nghìn hộ vay. Các cấp hội chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về vốn vay, chương trình việc làm và nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ công tác xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn cán bộ các cấp hội. Các cấp hội mở 720 lớp chuyển giao KHCN mới về chăn nuôi, trồng trọt, kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc thú y... hỗ trợ chị em có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức KHKT. Nhiều hoạt độnghỗ trợ doanh nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên phụ nữ phát triển kinh tế đang được đẩy mạnh như mở các lớp tập huấn kiến thức về khởi sự và quản lý doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng bán hàng; tổ chức hội thảo "Doanh nhân nữ với chính sách"; thành lập 33 CLB nữ doanh nghiệp; mở các lớp dạy nghề trồng nấm, mây giang đan, thêu ren, đan hàng rào sinh thái... Với sự hỗ trợ nỗ lực của các cấp hội, từ năm 2003 đến nay, trong số 10.030 hộ vay vốn thoát nghèo có 7.760 hộ vươn lên khá.

           
Ngoài ra, hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế cũng ngày càng phát triển sâu rộng và thiết thực. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 7.533 chị giúp 14.049 chị với tổng trị giá số tiền là 12 tỷ 458 triệu đồng. Trong đó có tiền, vàng và vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng và hàng nghìn ngày công lao động. Điển hình trong phong trào này là các huyện Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi... Cán bộ, hội viên phụ nữ toàn tỉnh đã xây dựng được 26 ngôi nhà cho phụ nữ nghèo với tổng trị giá 163 triệu đồng và 2.036 ngày công lao động... Nhờ thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hàng chục tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào giảm nghèo, phát triển kinh tế, giai đoạn 2003- 2008 đã được biểu dương.

           
Bằng sự chỉ đạo sát sao, sự thực hiện đồng bộ của các cấp hội, hy vọng các cấp hội phụ nữ trong tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu nhiệm kỳ đại hội phụ nữ đã đề ra với 80% trở lên phụ nữ nghèo được giúp đỡ; 100% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp, trong đó có 60% trở lên thoát nghèo; 90% trở lên hội viên vay vốn được tập huấn kiến thức KHCN mới; nhân rộng các mô hình CLB nữ doanh nghiệp cấp cơ sở... Để đạt được những mục tiêu trên, các cấp hội phải luôn bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam, chương trình phát triển kinh tế của tỉnh và từng địa phương, chủ động tổ chức hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, làm giầu chính đáng để thực hiện giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh hoạt động phụ nữ giúp nhau, giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, phụ nữ tàn tật, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tăng cường khai thác, quản lý hiệu quả các nguồn vốn cho hội viên phụ nữ vay phát triển sản xuất kinh doanh, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn vốn. Tiếp tụcphối hợp tổ chức các lớpchuyển giao KHKT mới, tổ chức dạy nghề tạo việc làm cho phụ nữ. Đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN mới vào sản xuất có hiệu quả và phù hợp với từng địa phương để nhân ra diện rộng. Khuyến khích phụ nữ tham gia các mô hình hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Theo báo Hưng Yên

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video