Hướng dẫn của WHO về “Những cân nhắc và khuyến nghị thiết thực cho những người đứng đầu các tôn giáo và các cộng đồng có đức tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19” (Phần cuối)

14/04/2020
Những vấn đề liên quan đến vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong truyền thông, nội dung và cách để thực hiện các hoạt động với nguyên tắc đảo đảm quyền con người, loại bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử truyền thông về phòng, chống Covid19… cũng đã được WHO cân nhắc và đề cập.

Bài 3: 

Về vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong tuyên truyền giáo dục về COVID-19

Các nhà lãnh đạo tôn giáo, các tổ chứccộng đồng tín ngưỡng là một trong những nguồn thông tin, nguồn chăm sóc tinh thần, chăm sóc y tế, xã hội đáng tin cậy nhất trong đời sống xã hội. Tín đồ và những người theo đạo có thể tin tưởng và thực hiện theo các hướng dẫn về phòng chống COVID-19 từ các tổ chức tôn giáo mình đang đi theo tốt hơn là từ phía chính phủ hoặc các cơ quan y tế. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe và xã hội của các tổ chức tôn giáo cũng thường dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và cộng đồng người thiệt thòi. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có trách nhiệm đặc biệt phản bác lại các thông tin, giáo lý sai lệch hoặc tin đồn thường được lan truyền nhanh chóng và gây thiệt hại lớn. Bài giảng và thông điệp đưa ra nên căn cứ vào những thông tin chính thống, thực tế WHO hoặc các cơ quan y tế công cộng quốc gia hoặc địa phương đưa ra, phù hợp với giáo lý/giảng dạy của từng tôn giáo, tín ngưỡng.

Trao đổi những thông tin gì?

Những thông tin chính xác sẽ làm giảm nỗi sợ hãi và sự kỳ thị của mọi người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể tiếp cận các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,  diễn đạt lại những thông tin đó bằng ngôn ngữ mà các tín đồ tôn giáo của mình có thể hiểu được. Hướng dẫn của WHO đã được nhân rộng và chia sẻ trên trang web/trang thông tin của một số tôn giáo. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng nên biết về các trang web của cơ quan y tế địa phương, quốc gia và các kênh thông tin khác để tiếp cận các hướng dẫn cụ thể. Những thông tin quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể trao đổi, hướng dẫn tín đồ của mình bao gồm:

- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Tay chạm vào nhiều bề mặt và có thể dính virus, sau đó virus được đưa lên mắt, mũi, miệng và xâm nhập vào cơ thkhiến bạn bị bệnh.

- Thực hành vệ sinh hô hấp. Virus lây lan qua các giọt bắn. Bằng cách tuân thủ vệ sinh hô hấp tốt, bạn có thể bảo vệ những người xung quanh khỏi vi-rút như cúm và COVID-19. Khi ho hoặc hắt hơi, nên che miêng bằng khửu tay hoặc khăn giấy. Vứt khăn giấy đã sử dựng vào thùng rác có nắp đậy ngay sau khi dùng và rửa tay sạch sẽ. 

- Hãy nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe. Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế và nên gọi điện trước. Việc gọi điện trước sẽ giúp cơ sở y tế chuyển trường hợp của bạn đến đúng địa chỉ cần thiết Điều này cũng giúp bảo vệ bạn và ngăn ngừa sự lây lan của virus và các bệnh nhiễm trùng khác.

- Thường xuyên rửa tay thật kỹ bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn hoặc bằng xà phòng để loại bỏ virus bám trên tay bạn.

- Giữ khoảng cách ít nhất 1m giữa bạn và bất cứ ai đang ho hoặc hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi có thể làm bắn chất lỏng có chứa virus từ mũi hoặc miệng của người bị bệnh. Nếu đứng quá gần, bạn có thể hít vào những giọt bắn này và nhiễm bệnh theo.

- Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Chính quyền  các cấp sẽ thông báo đến người dân những thông tin cập nhật nhất về tình hình dịch bệnh. Họ là cơ quan đúng chức trách nhất trong việc hướng dẫn người dân phòng tránh và bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.

- Hãy cập nhật thông tin và làm theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng hoặc cơ quan sử dụng lao động về phòng chống COVID-19. Cập nhật thông tin về diễn biến mới nhất của COVID19 từ WHO và các cơ quan nhà nước.  

- Hãy cập nhật thông tin về nguy cơ. Người già và những người có bệnh lý nền có nguy cơ gây ra tình trạng bệnh trầm trọng hơn nếu nhiễm COVID- 19.

Làm thế nào để truyền đạt thông tin về bảo vệ sức khỏe

Các nhà lãnh đạo tôn giáo được khuyến khích sử dụng các kênh thông tin khác nhau của tôn giáo mình như các trang web; bản tin; email; điện thoại; các ấn phẩm tôn giáo, đài phát thanh, hoặc các phương tiện truyền thông phát sóng khác. Các công nghệ truyền thông xã hội cho phép các nhà lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức tín ngưỡng và cộng đồng đức tin sử dụng những cách khác nhau để chia sẻ các thông điệp cứu sinh. Thông điệp về COVID-19 cũng có thể được biên soạn thành các bài giảng và những lời cầu nguyện để chia sẻ với cộng đồng tín đồ. Điều quan trọng là các thành viên cộng đồng phải lắng nghe thông điệp và những thông tin cập nhật này thường xuyên trên các kênh và nền tảng thông tin khác nhau. Các nhà lãnh đạo tôn giáo là những người có tiếng nói trọng lượng trong tuyên truyền các thông tin về COVID-19 mà các cơ quan chức năng muốn truyền thông đến công chúng. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng nên được thông báo về các buổi thuyết giảng, trao đổi thông tin của các tổ chức được thực hiện trong cộng đồng tín đồ của mình (ví dụ: WHO, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ), nên cùng tham gia các buổi thuyết giảng, trao đổi đó để tiếp nhận và chứng thực các thông tin mà các tổ chức đó đưa ra.

Bảo đảm quyền con người, loại bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử

Các nhà lãnh đạo tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ và dành sự quan tâm đến nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm: người dân tộc thiểu số, người di cư, người tị nạn, tù nhân, người khuyết tật và các nhóm thiệt thòi khác bằng việc tạo ra một môi trường có tính chất hỗ trợ; vận động ủng hộ quyền lợi, quyền được tiếp cận chẩn đoán, điều trị và tiếp cận vắc xin của họ; chia sẻ các thông tin chính thống dựa trên bằng chứng; công khai chống lại các tuyên bố và các hành vi khuyến khích bạo lực và vi phạm nhân quyền đối với người dân. Các nhà lãnh đạo đức tin cần s dụng cách diễn đạt ngôn ngữ phù hợp với từng tôn giáo, truyền tải những thông điệp tích cực, đề cao nhân phẩm của tất cả mọi người, sự cần thiết phải bảo vệ và chăm sóc những người yếu thế, truyền cảm hứng, niềm hy vọng, khả năng ứng phó dịch bệnh cho những người bị ảnh hưởng hoặc dễ bị tổn thương bởi COVID- 19. Về mặt thực tiễn, các tổ chức tôn giáo có thể làm việc với các cơ quan chức năng, các tổ chức  phát triển để xác định các cơ chế nhằm tăng khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ cho các cộng đồng dễ bị tổn thương này, kể cả đối với những nhóm tổ chức nằm trong các tổ chức tôn giáo. Hơn nữa, giáo lý truyền thống của hầu hết các tôn giáo đều đặt mục tiêu phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người, không phân biệt nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc, chủng tộc, giới tính hay tôn giáo; được thúc đẩy bởi các giá trị phổ quát và các nguyên tắc đạo đức như "không làm hại," đoàn kết " và "nguyên tắc vàng".

Kết luận

Các tôn giáo khác nhau và các nhóm liên tôn giáo đã ban hành các hướng dẫn để hỗ trợ hành động và phát huy vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như các tổ chức tín ngưỡng trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Nhiều nhóm trong số đó đã đóng góp xây dựng hướng dẫn này. Quan điểm chung đều xác định, COVID-19 là một đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các chủng tộc, sắc tộc và khu vực địa lý, cần thiết phải có các ứng phó có tính toàn cầu. Sự hợp tác giữa các tôn giáo có số đông tín đồ với những tôn giáo có số ít tín đồ là vô cùng quan trọng, đặc biệt thông qua chia sẻ kiến ​​thức, nguồn lực và những mô hình thực hiện tốt có thể áp dụng. Một bản hướng dẫn đơn giản là cần thiết khi quyết định tổ chức sự kiện tôn giáo trong mùa dịch. Khi được các cơ quan chức năng cho phép tụ họp, ban tổ chức sự kiện phải đưa ra các đánh giá nguy cơ và lên kế hoạch sự kiện phù hợp với đánh giá nguy cơ đó. WHO tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, những biến đổi trên thực tế có thể tạo ra bất cập với hướng dẫn tạm thời này. Nếu có bất kỳ diễn biến mới nào, WHO sẽ đưa ra bản cập nhật tiếp theo. Nếu không, tài liệu hướng dẫn tạm thời này sẽ hết hạn sau 2 năm kể từ ngày ban hành.

(Nguồn dịch: WHO, toàn văn tiếng Anh: https://drive.google.com/open?id=1RH27MyVyLFxTn7JYg7F5HWeVsFSFqXl-

Ban Dân tộc Tôn giáo TW Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video