Kết quả 10 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Nghệ An

25/07/2010
Sau khi nghị quyết liên tịch 02/ NQLT 2000 của TW ban hành, ngày 02/5/2001 Hội LHPN tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp đã tổ chức ký kết NQLT số 03. Ngay sau ký kết, công tác triển khai Nghị quyết đã được 2 ngành tập trung chỉ đạo. Hội LHPN Tỉnh và NHNo& PTNT Nghệ An đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, phân công, tổ chức triển khai Nghị quyết liên tịch. Thống nhất chọn 03 đơn vị tập trung chỉ đạo điểm là huyện (Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc) để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

Trong quá trình triển khai, các cấp của 2 bên đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của một số ngành liên quan như: phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông, khuyến ngư … tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ hội viên vay vốn.

Với các biện pháp chỉ đạo tích cực của các cấp Hội phụ nữ và NHNo đã tổ chức họp dân được 424 xã, phường chiếm 90,99%/ tổng số xã, phường; 4.513 thôn, xóm, chiếm 79,34%/ tổng số thôn, xóm trong toàn Tỉnh. Các huyện tổ chức họp dân được 100% thôn, xóm là Hội PN huyện Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Cửa Lò… Sau 10 năm triển khai thực hiện doanh số cho vay lũy kế đạt709.403 triệu đồng với168.889 lượt thành viên vay vốn. Doanh số thu nợ659.954 triệu đồng. Đến 31/12/2009 có 422 tổ còn dư nợ với 4.260 thành viên, tổng dư nợ là 49,4 tỷ đồng. Số tổ vay vốn cao nhất là 1.372 tổ ( 2004) và số tiền dư nợ cao nhất là 139,6 tỷ năm 2006. Một số đơn vị có dư nợ cho vay qua tổ phụ nữ tương đối cao như: Hội LHPN huyện Yên Thành doanh số cho vay luỹ kế 10 năm là 200.402 triệu đồng, phụ nữ huyện Quỳnh Lưu 116-355 triệu đồng, phụ nữ Thanh Chương: 81.543 triệu đồng...

Không chỉ được vay vốn thuận tiện, lãi suất phù hợp, chị em phụ nữ nông thôn còn được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, lớp dạy nghề, tập huấn quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh tế gia đình do Hội và NHNo&PTNT phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức. Vì vậy, phần lớn chị em vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, đời sống của chị em hội viên ngày càng được cải thiện và đã xuất hiện mô hình làm kinh tế giỏi. Hiện nay toàn tỉnh có 9.672 mô hình làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng. Từ những kết quả trên đã tác động tích cực đến sự chuyển biến của phong trào phụ nữ, đặc biệt là các chi tổ phụ nữ, hoạt động của Hội đã có những đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, quan tâm chăm lo đến đời sống chị em phụ nữ, thu hút được đông đảo chị em tham gia sinh hoạt Hội, hội viên gắn bó với tổ chức Hội, trình độ năng lực của cán bộ Hội các cấp được nâng lên cả về tổ chức điều hành và khả năng phối hợp. Từ đó, tổ chức Hội không ngừng được củng cố và phát triển. Thông qua hoạt động tổ nhóm nâng cao được tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, chi em được chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kiến thức về sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tiết kiệm, KHKT...lồng ghép các chương trình với các hoạt động truyền thông như chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hóa gia đình, VSMT, Phòng chống TNXH... Hoạt động liên tịch giữa 2 ngành phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của địa phương và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Đây là điều kiện để các cấp Hội tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế xã hội, giúp chị em vươn lên làm giàu chính đáng. Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của tỉnh.

Việc cho vay thông qua Hội phụ nữ cũng đã tiết kiệm được thời gian, giảm một phần quá tải cho cán bộ tín dụng. Vốn vay ngân hàng được giám sát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hơn, do vậy tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh không đáng kể. Tín dụng ngân hàng ngày càng tăng trưởng có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát huy truyền thống cần cù, chịu khó, với nguyện vọng tha thiết thoát khỏi đói nghèo, chị em phụ nữ đã nỗ lực phấn đấu với phương châm: Phụ nữ không cam chịu đói nghèo. Với sự động viên khích lệ, hướng dẫn của Hội, sự hỗ trợ từ ngân hàng, chị em phụ nữ nghèo được phát huy tiềm năng, mạnh dạn đi lên từ chính bàn tay và khối óc của mình. Nhiều chị đã quyết tâm học hỏi, kiên trì tìm tòi, mạnh dạn làm ăn, không chịu lùi bước trước khó khăn, thất bại tiêu biểu như chị Lê Thị Hiệp xã Hợp Thành huyện Yên Thành vay vốn đầu tư thành lập Công ty TNHH sản xuất phân bón, thầu xây dựng tạo việc làm cho trên 100 lao động thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm; chị Nguyễn Thị Loan xã Võ Liệt Thanh Chươngvay vốn đầu tư làm dịch vụ nuôi 3 con học đại học nay đã thoát nghèo; chị Trần Thị Hoa; Chị Thủy, Chịu Hường ở xã Võ Liệt Thanh Chương vay đầu tư buôn bán dịch vụ, mở đại lý kinh doanh ở chợRộ hàng năm thu được 50-100 triệu lãi ròng…

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết và Chương trình phối hợp giữa 2 ngànhvẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là chất lượng hoạt động của một số tổ vay vốn còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả vốn vay. Cho vay qua tổ tuy có nhiều ưu điểm nhưng ít nhiều vẫn thiếu linh hoạt hơn cho vay trực tiếp nên 1 số hộ muốn vay trực tiếp Ngân hàng, không muốn vay qua tổ. Công tác kiểm tra giám sát, phối hợp giải quyết những vấn đề vướng mắc tồn tại ở cơ sở chưa kịp thời . Việc sơ tổng kết đánh giá Chương trình phối hợp chưa được thường xuyên. Để khắc phục những hạn chế và làm tốt hơn nữa công tác phối hợp trong thời gian tới 2 ngành cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ giải pháp sau:Hai ngành chủ động xây dựng chương trình phối hợp hợp cụ thể, bổ sung, chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với tinh thần của Nghị định 41/2010/NĐ-CP của chính phủ. Tập trung tuyên truyền quán triệt sâu rộng nội dung Nghị định 41 của Chính phủ và gắn với việc tuyên truyền các chính sách phát triển kinh tế của địa phương đến tận cán bộ, hội viên phụ nữ. Đồng thời tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở, cán bộ tổ về kiến thức KHKT, kinh doanh, quản lý….nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển kinh tế bền vững, phấn đấu tăng dư nợ qua tổ vay vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn. Chú trọng xây dựng các mô hình chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện NQLT ở 3 cấp, định kỳ giao ban, trao đổi thông tin để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát, sơ tổng kết đánh giá khen thưởng kịp thời.

Hoàng Thị Thanh Minh
Phó Ban Gia đình Xã hội Hội LHPN tỉnh Nghệ An

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video