Không ai có quyền vi hiến

24/09/2008
Ngày 18/9, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội công bố quy hoạch kiến trúc của dự án công viên cây xanh - thư viện phòng đọc tại khu đất 42 Nhà Chung, Hà Nội. Hiện nay công việc xây dựng công viên cây xanh đang được tiến hành. Tuy nhiên, Tòa tổng giám mục đã liên tục có đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền nhằm mục đích đòi lại mảnh đất 42 Nhà Chung. Một số giáo sỹ, giáo còn thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Để làm rõ những vấn đề liên quan, sáng 20/9, UBND thành phố Hà Nội đã có cuộc làm việc với đại diện tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Tại cuộc làm việc, đại diện các sở ban ngành của Hà Nội đã đưa ra những văn bản quy định về pháp luật để khẳng định quyền sở hữu khu đất 42 Nhà Chung không còn là của Tòa Tổng giám mục Hà Nội. Cụ thể là trong thời kỳ thực hiện chính sách của nhà nước về nhà đất, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương (lúc đó là quản lý tòa tổng giám mục Hà Nội) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40A nay là số 42 Nhà Chung qua nhà nước thống nhất quản lý. Từ đó đến nay, khu đt 42 Nhà Chung do UBND quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng là trụ sở cơ quan phòng văn hóa thể thao quận, trung tâm thể dục thể thao - nhà văn hóa quận. Căn cứ vào điều 1 của Nghị quyết 23 năm 2003 của Quốc hội khóa 11 thì việc tòa Tổng giám mục Hà Nội có đơn xin giao lại đất là không có cơ sở quyết định.

Các đơn thư khiếu nại của Tòa Tổng giám mục Hà Nội về mảnh đất này được các cơ quan chức năng trả lời rõ ràng và dựa trên những quy định của luật pháp. UBND Thành phố Hà Nội cũng giới thiệu 3 khu đất có diện tích khá lớn tại 3 địa điểm ở Hà Nội cho Hội đồng giám mục Việt Nam lựachọnđể mở rộng nơi thờ tự cũng như trụ sở (như khu đất 2ha tại Trung Văn, Từ Liêm, khu đất 1ha ở thôn Cổ Nhuế, xã Cổ Nhuế Hà Nội và 1 khu đất có vị trí trong trung tâm thành phố gần 7500m2 tại số 67 phố Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội). Tuy nhiên, tòa tổng giám mục Hà Nội không quan tâm và nói rõ quan điểm là đòi đất chứ không xin đất của nhà nước nên không thực hiện việc này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, cần tiếp tục có các cuộc trao đổi đi vào cụ thể giữa đại diện tòa tổng giám mục với các sở ban ngành có liên quan của Hà Nội. Việc xây dựng công viên cây xanh và thư viện phòng đọc tại khu đất số 42 Nhà Chung là để phục vụ cho đông đảo người dân thủ đô trong đó có cả giáo dân. Những việc làm này là đúng quy định của pháp luật đồng thời hướng đến lợi ích của nhân dân thủ đô, lợi ích quốc gia, dân tộc chứ không thể vì 1 cá nhân hay 1 tổ chức nào.

*Những hành vi vi phạm pháp luật

Ngày 15/12/2007, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã tán phát lên một số trang thông tin điện tử nước ngoài bức thư có nội dung kêu gọi các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội cầu nguyện và kích động việc đòi đất tại 42 Nhà Chung. Từ ngày 18/12/2007 đến ngày 8/1/2008, dưới sự chỉ đạo tích cực, ráo riết của ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội liên tục kích động, huy động, phân công các giáo xứ trên địa bàn Thành phố tổ chức cho linh mục, giáo dân tiến hành các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp trước khu đất 42 Nhà Chung. Đặc biệt trong các ngày từ 20 đến 24/12/2007, dưới sự chỉ đạo của một số linh mục, giáo dân (trong đó có không ít phụ nữ) đã dùng xà beng, kìm cộng lực, phá tường rào, ào vào chiếm đất và đặt tượng Đức Mẹ, gắn thánh giá, dựng lều và ở lì tại khu đất này.

Ngày 9/1/2008, lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đã làm việc với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt để yêu cầu chấm dứt ngay những hành vi vi phạm pháp luật, đề nghị hợp tác với chính quyền trên tinh thần làm việc trao đổi cởi mở để cùng tháo gỡ những vấn đề liên quan khu đất 42 Nhà Chung. Tuy nhiên, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 25/1/2008, lợi dụng lễ Quan Thầy, mừng thọ 90 tuổi, 60 năm thụ phong linh mục, 45 năm thụ phong giám mục, 15 năm Hồng y của Hồng Y Phạm Đình Tụng, Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã kích động, lôi kéo khoảng 100 linh mục và hơn 1000 giáo dân tại Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh... sau buổi lễ từ Tòa Tổng giám mục Hà Nội, kéo sang khu vực 42 Nhà Chung, đẩy đổ cổng sắt, tràn vào sân, cố ý gây xô xát, đánh bị thương bảo vệ cơ quan phòng Văn hóa thông tin – thể dục thể thao và Nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm, khiến một người bị thương phải đi cấp cứu. Các giáo sỹ, giáo dân còn hùa nhau dựng 1 cây thánh giá cao 5m trước cửa trụ sở cơ quan phòng Văn hóa – thể thao và Nhà Văn hóa, xây chân trụ bằng gạch vữa xi măng. Nhiều giáo dân dưới sự chỉ đạo của các linh mục đã hung hãn dùng búa đập phá cửa các cơ quan, định tràn vào trong nhưng không được. Tiếp đó, các giáo dân đã dựng nhà bạt khung sắt và túc trực canh giữ thánh giá. Cùng một lúc với các hành động vi phạm pháp luật tại khu đất 42 Nhà Chung, dưới sự chỉ đạo của ông Ngô Quang Kiệt, trên các trang thông tin điện tử nước ngoài liên tục xuất hiện các bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền Thành phố, nói xấu chế độ, nhà nước. Tòa Tổng giám mục Hà Nội liên tục kêu gọi, kích động giáo sỹ, giáo dân các giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội và các tỉnh Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên... kéo về 42 Nhà Chung để thực hiện các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, gây sức ép đòi chính quyền trả đất.

Trước sức ép dư luận của đông đảo quần chúng trong xã hội, đặc biệt là thông tin của các cơ quan báo chí trong nước đã lên án mạnh mẽ, vạch trần những hành vi vi phạm pháp luật của giáo sỹ, giáo dân, (mà đứng đằng sau xúi giục, kích động, chỉ đạo có vai trò rất rõ của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt), được sự chỉ đạo, phối hợp giúp đỡ của các cơ quan Trung ương; UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm đã tuyên truyền vận động giáo sỹ, giáo dân giản tán, thu dọn các các lều bạt và một số đồ vật thờ tự tôn giáo đặt trái phép trong khu đất. Sau đó, các giáo dân đã thực hiện, tuy nhiên, tại khu đất họ vẫn để lại 1 tượng Đức Mẹ và 1 cây thánh giá nhỏ để lấy cớ tiếp tục sang cầu nguyện đòi đất

* Với “quyết tâm đòi đất bằng mọi giá”, từ ngày 1/8/2008 đến nay, lợi dụng việc một số giáo sỹ, giáo dân tại giáo xứ Thái Hà có những hành vi vi phạm pháp luật, phá tường rào, chiếm đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng tại 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã liên tục cho công khai tán phát bài phát biểu, thư hiệp thông, trực tiếp đến khu đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng để cùng một số giáo sỹ, giáo dân cầu nguyện trái phép. ông Ngô Quang Kiệt đã đi thăm một số gia đình giáo dân có người bị bắt vì tội đã tham gia hủy hoại tài sản, vào chiếm đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, gây rối an ninh trật tự tại đây; kích động, ủng hộ, kêu gọi giáo sỹ, giáo dân ở các địa phương khác trong cả nước tập trung đông người tại giáo xứ Thái Hà nhằm gây áp lực với chính quyền, đòi lại đất. Tòa Tổng Giám mục đã triệt để lợi dụng báo chí và các trang Web phản động do các thế lực thù địch ở nước ngoài để tuyên truyền, bóp méo sự thật, hòng khuấy động lại việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.

Ngay sau khi UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức công bố qui hoạch kiến trúc dự án vào chiều ngày 18/9/2008, sáng ngày 19/9/2008, Tòa Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội đã có đơn khiếu nại phản đối việc xây dựng công viên cây xanh tại khu đất; tiếp tục khẳng định có đầy đủ hồ sơ chứng cứ để chứng minh khu đất 42 Nhà Chung vẫn thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng giám mục!? Đồng thời, Tòa tổng Giám mục Hà Nội có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ do Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trực tiếp ký. Tuy tiêu đề văn bản là “Đơn khiếu nại khẩn cấp” nhưng nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền “phong tỏa Tòa tổng giám mục Hà Nội”, “sử dụng các lực lượng vũ trang để hỗ trợ cho việc phá hoại tài sản của chúng tôi”, tỏ thái độ coi thường pháp luật và chính quyền Nhà nước: “Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi”…

Ngay sau đó, dưới sự chỉ đạo của Ngô Quang Kiệt, Nhà thờ Lớn đã cho bố trí nhiều loa với công suất lớn, chĩa sang khu đất và địa bàn dân cư khu vực để phát thanh nội dung đơn khiếu nại và những nội dung khác thể hiện sự coi thường pháp luật, yêu cầu ngừng thi công dự án Công viên cây xanh – Thư viện, thậm chí còn đe dọa: "nếu không sẽ sử dụng mọi biện pháp để ngăn cản". Tại khu vực bên ngoài khu đất 42 Nhà Chung đã xuất hiện hàng trăm linh mục, giáo dân đứng cầu nguyện. Đã có người liều lĩnh trèo qua bức tường giáp phía Nhà thờ (40 Nhà Chung) để nhảy vào khu đất, nhưng đã bị lực lượng công an bắt giữ và đưa về trụ sở công an quận Hoàn Kiếm xử lý theo qui định.

*Từ những diễn biến cụ thể tại khu vực 42 Nhà Chung và tình hình tại giáo xứ Thái Hà trong thời gian qua có thể khẳng định: Tòa Tổng giám mục Hà Nội, mà trong đó thể hiện rất rõ vai trò cá nhân của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, chưa bao giờ từ bỏ ý định đòi những khu đất đã thuộc quyền quản lý của Nhà nước từ gần nửa thế kỷ nay; kích động, đẩy giáo dânra cầu nguyện trái phép, tạo hiệu ứng đòi đất có nguồn gốc tôn giáo trong cả nước, gây mất ổn định, an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, có một điều mà ông Ngô Quang Kiệt cần phải hiểu rằng: Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và mọi tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước không bao giờ tranh chấp đất đai với bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Không một ai được tự cho mình quyền vi phạm pháp luật, gây rối, ảnh hưởng đến cuộc sống an bình của người dân và cộng đồng. Các giá osỹ , giáo dân, học sinh, sinh viên Công giáo cần bình tĩnh, sáng suốt phân biệt đúng-sai, không để bị kích động , lôi kéo vào những hoạt động tôn giáo trái phép hay có những hành vi quá khích vi phạm pháp luật ./.

 Gửi ông không muốn làm người Việt

Sáng 20/9, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, bằng thái độ trịnh thượng, ông Ngô Quang Kiệt thẳng thừng tuyên bố: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam" (!). Tuyên bố phơi bày lòng dạ của vị Tổng Giám mục này thực sựkhiến nhiều người “choáng” bởi nó xúc phạm nghiêm trọng đến niềm tự hào dân tộc của hàng chục triệu người Việt, trong đó có hàng triệu giáo dân. Trang Web Hội LHPN Việt Nam xin trích đăng ý kiến của độc giả Trần Chí Hiển xung quanh vấn đề này.

Người Việt nói: "Chim có tổ, người có tông". Ví dụ như tôi, có tên, có họ của người Việt. Xung quanh tôi, mỗi người có tên khác, họ khác cũng vẫn là tên họ Việt. Chúng tôi tự hào là người Việt. Tự hào thuộc về dân tộc Việt - dân tộc bao ngàn năm nay không luỵ ai, không sợ ai, không bao giờ xúc phạm đến ai; Dân tộc đời này sang đời khác nhắn nhủ nhau: "Bầu ơi thương lấy bí cùng"; Dân tộc này, đàn bà lúc gian khó nhất sống theo nguyên tắc: "Chồng ta áo rách, ta thương", đàn ông phút tử sinh nói rằng: "Ta thà làm quỷ nước Nam!". Thấy tên ông cũng là những âm sắc tiếng Việt, mà sao ông có thể mở miệng nói rằng: Ra nước ngoài, ông xấu hổ là người Việt.

Ông đã nói vậy, chẳng có ai ép ông làm người Việt đâu. Hôm nay, người Việt ra nước ngoài được cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay là do cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do. Có độc lập, tự do mới có công dân Việt, mới có hộ chiếu Việt. Máu xương ấy dẫu nhiều, nhiều lắm, cũng không có để cho ông lạm hưởng. Tục ngữ Việt Nam có câu "Thóc đâu mà đãi gà rừng".

Dĩ nhiên, ông có thể có những hộ chiếu khác. Vì những lí do rất khác với tư tưởng của Chúa, ai đó có thể cho ông hộ chiếu của xứ khác. Nhưng ông cũng nên biết: Ở những xứ ấy- ở phương Tây- người ta cũng có câu châm ngôn: "Con chim làm bẩn tổ của mình là con chim đáng kinh tởm".
Trần Chí Hiển


-Hoà Bình-

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video