Làm công tác thương binh đầu tiên là phụ nữ

07/08/2007
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở dân ta cũng thấy có phụ nữ tải thương, nuôi dưỡng thương binh. Hơn thế nhiều người đã gắn bó cả cuộc đời mình làm vợ những thương binh nặng bì mù cả hai mắt, bị mất cả hai tay hoặc hai chân. Có chị đã tự nguyện hy sinh chăm sóc những thương binh nặng suốt cả cuộc đời mình. Các chị thật sự tiêu biểu cho truyền thống nhân đức với tình thương yêu bao la của dân tộc mà nó kết tinh ở những người phụ nữ Việt Nam.

Tháng 6 – 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn ngày trong năm làm ngày thương binh để nhân dân ta tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh. Thực hiện Chỉ thị của Người, một Hội nghị trù bị gồm các đại biểu, các cơ quan các ngành của TW, khối và tỉnh đã họp ở Phú Minh - Đại Từ - Thái Nguyên. Ngày 17/7/1947, Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết thư thường trực gửi Ban tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc”, Người xác định: “Thương binh là những người hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu què quặt”. “Vì vậy tổ quốc, đồng bào, phải biết ơn những người con anh dũng ấy”. “Người đồng ý lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm làm ngày thương binh và người viết: “ Ngày 27/7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bắc ái, là tỏ ý yêu mến thương binh”. “ Ai là người làm công tác thương binh đầu tiên? Qua một bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy người đó là phụ nữ.

Ngày 27 tháng 7 năm 1947 đúng ngày thương binh toàn quốc lần đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư khen Ba Huy. Người viết. “Tôi nhận được báo cáo rằng bà đã hăng hái giúp đất ruộng trâu bò, thóc lúa, tiền bạc để lập một an dưỡng đường cho thương binh.

Tôi rất lấy làm vui lòng.

Anh em thương binh đã hy sinh xương máu, để giữ gìn Tổ quốc, bà đã hy sinh tiền của để giúp đỡ anh em thương binh. Như thế bà đã giúp sức vào công việc giữ gìn Tổ quốc.

Như thế bà đã làm kiểu mẫu cho đồng bào thực hiện cáikhẩu hiệu:

“Có tiền giúp tiền, có sức giúp sức

Đồng tâm hợp lực, kháng chiến thành công”

Tôi thay mặt Chính Phủ và anh em thương binh cảm ơn bà và khen ngợi bà.

Đồng thời tôi cũng cám ơn các phụ lão, các vị thân hào và toàn thể nam nữ đồng bào ở vùng đó, đã giúp công giúp của với bà, để lập nên an dưỡng đường “Bà Ba Huy”.

“Tôi mong bà cùng toàn thể đồng bào vùng đó sẽ luôn chăm nom giúp đỡ các thương binh”.

Qua bức thư trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy bà Ba Huy - một phụ nữ Việt Nam đã làm công tác thương binh đầu tiên, làm trước khi “Ngày thương binh toàn quốc” ra đời. Hơn thế bà còn biết vận động mọi người lập an dưỡng đường “Bà Ba Huy” để nuôi dưỡng thương binh.

Đất nước ta đã ra khỏi chiến tranh, nhưng vẫn còn hàng vạn người phụ nữ Việt Nam phải chịu thiệt thòi, gian khó khi các chị đã mấy chục năm nuôi chồng thương tật nay lại phải nuôi con chịu di chứng chiến tranh bị nhiễm chất độc da cam của đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ mà các chị phải chịu đựng bất hạnh, phải vượt khó vượt khổ cả cuộc đời.

Nhìn rộng ra xã hội hiện nay lại thấy khắp nơi những người phụ nữa Việt Nam còn rất khó khăn nhưng sẵn sàng mở lớp dạy chữ cho những đứa trẻ bất hạnh. Có chị trong người mang căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vẫn vượt qua đau đớn để nuôi dạy những đứa trẻ bất hạnh như mình.

Phụ nữ Việt Nam thời nào cũng là những người nhân đức nhân từ mẫu mực và luôn lập nên những kỳ tích giúp đời. Dân tộc ta tự hào có những người phụ nữ - người mẹ - người chị là những tấm gương “anh hùng - bất khuất -trung hậu -đảm đang” như Bác Hồ khen ngợi các chị.

Theo PNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video