Lào Cai: đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ

07/12/2011
Hội LHPN đã chủ động phối hợp, liên kết với sở LĐ-TBXH và các ngành liên quan tuyển sinh đào tạo nghề các cấp trình độ; huy động các nguồn lực gắn với tạo việc làm tại chỗ và việc làm trong các thành phần kinh tế.

Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, diện tích đất tự nhiên 635.708 ha. Toàn tỉnh có 8 huyện, 1 thành phố với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó 26 xã, phường biên giới, 146 xã vùng khó khăn (95 xã và 169 thôn bản đặc biệt khó khăn). Dân số toàn tỉnh là 626,2 nghìn người, trong đó: nữ chiếm 51,36%, người dân tộc thiểu số chiếm 65,42%. Nữ trong độ tuổi lao động là 181,7 nghìn người (chiếm 53,85%); lao động đang có việc làm là 318,5 nghìn người, nữ chiếm 33,62%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở Lào Cai còn thấp, năm 2010 mới đạt 27,8%, chủ yếu là đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên, tỷ lệ lao động nữ tham gia học nghề còn thấp so với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.Số liệu thống kê công tác đào tạo nghề qua một số năm gần đây cho thấy tỷ lệ học sinh nữ học nghề tại các cơ sở dạy nghề thuộc huyện quản lý là rất thấp, bình quân chỉ đạt 12,32% (năm 2008 là 13%, năm 2009 là 16,9%, năm 2010 chỉ đạt 10,3%).

Trước thực tế đó, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho người lao động tỉnh. Trên cơ sở đó, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - TBXH triển khai công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.

Về công tác tuyên truyền, Hội đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, trong đó tập trung các chính sách, pháp luật đối với lao động nông thôn, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật và lao động nữ kịp thời, sâu rộng đến các ngành, các cấp, nhất là cấp Hội và các doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn thu hút nhiều lao động. Qua đó, đã tạo ra những chuyển biến tích cực, chủ động hơn từ khâu khảo sát, đánh giá, lập kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp trong công tác dạy nghề, thu hút lao động nữ.

Hội LHPN đã chủ động phối hợp, liên kết với sở LĐ-TBXH và các ngành liên quan tuyển sinh đào tạo nghề các cấp trình độ; huy động các nguồn lực gắn với tạo việc làm tại chỗ và việc làm trong các thành phần kinh tế. Từ 2006 - 2011 toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 63.690 lao động, trong đó 23.389 lao động nữ (chiếm 36,72%); tư vấn cho 10.757 lao động về chính sách dạy nghề và việc làm với tỷ lệ 51% là nữ. Tính riêng năm 2011 toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 10.460 lao động, trong đó có 5.020 lao động nữ (chiếm 48%). Riêng Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm Hội LHPN tỉnh, mỗi năm đào tạo nghề cho gần 1.000 lao động với nhiều ngành nghề như: may dân dụng - công nghiệp, thêu may thổ cẩm, đan lát, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau an toàn, tin học văn phòng.... 5 năm qua, Trung tâm đã đào tạo cho 5.049 lao động, trong đó 3.327 là nữ (chiếm 66%), trong đó có 21 lao động nữ là người tàn tật; bồi dưỡng định hướng cho 250 lao động nữ đi xuất khẩu lao động.

Cùng với tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn (nơi chiếm 53,85% lực lượng lao động toàn tỉnh), Hội đã phối hợp cùng các doanh nghiệp tập chung đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho các dự án trọng điểm tại địa phương như: tổ hợp khai thác - tuyển luyện đồng Sin Quyền, sắt Quí Sa; tổ hợp các Nhà máy sản xuất phân bón - hóa chất, các công trình thủy điện và đào tạo nghề cho lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ, xuất khẩu lao động, trong đó những nghề phù hợp lao động nữ được ưu tiên xét tuyển để đào tạo.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề cũng được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng, trong đó nữ ưu tiên tuyển dụng nữ vào các vị trí hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, cung ứng việc làm cho phụ nữ. Trong 5 năm đã có gần 200 giáo viên kiêm chức là nữ trên tổng số gần 430 giáo viên của tỉnh, tất cả đều đạt chuẩn từ sư phạm cấp I trở lên theo qui định.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề, Hội LHPN đã chủ động đề xuất và phối hợp với sở Lao động - TBXH xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015" nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ, tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm và có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Đề án hướng tới các mục tiêu sau:

Một, đào tạo, dạy nghề mới cho 63.950 người (trung bình 12.790 người/năm), trong đó: đào tạo nghề trình độ sơ cấp và thường xuyên cho 52.970 lao động(trung bình 10.594 người/năm) với 47 ¸ 50% lao động nữ; trình độ cao đẳng và trung cấp nghề cho 10.980 người (trung bình 2.196 người/năm). Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 27,8% (năm 2010) lên42,9%(năm 2015), bình quân tăng 3,02% năm. Phấn đấu tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau đào tạo nghề tối thiểu đạt 70%. Giải quyết việc làm cho 54.000 lao động (bình quân 10.800 lao động/ năm). Trong đó: giải quyết việc làm sau đào nghề cho 44.236 lao động (bình quân 8.847 lao động/ năm), tạo việc làm từ vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho 5.764 lao động (bình quân 1183 lao động/năm), xuất khẩu lao động cho 4.000 người (năm 2011 là 500 người, đến năm năm 2015 là 1085 người).

Hai, tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nữ, góp phần đảm bảo quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ theo mục tiêu Chương trình và mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xoá đói giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế.

Công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ của tỉnh Lao Cai được xác định thực hiện theo các giải pháp: Một,đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm cho phụ nữ trong tỉnh: Hàng năm Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm cho đối tượng nữ; vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ; khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia học nghề... Các nội dung tuyên truyền được đăng tải rộng rãi trên các kênh thông tin đại chúng và phải đến được với người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hai, tăng cường sự tham gia của các cấp Hội phụ nữ trong xây dựng các chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ: Hội LHPN tỉnh là cơ quan đầu mối, thường xuyên tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụ nữ. Cùng với đó phải tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của phụ nữ; vận động thu hút phụ nữ tham gia học nghề, đảm bảo đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách hiện hành về học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tiễn. Ba là đẩy mạnh các hoạt động hỗ phụ nữ học nghề, tạo việc làm: Tăng quy mô và phát triển dạy nghề, các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào tạo các nghề mới thu hút nhiều lao động nữ như chăm sóc gia đình, điều dưỡng viên, chăm sóc thẩm mỹ... Đa dạng hoá phương thức đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; mở rộng liên kết, thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Chủ động và phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… đặc biệt là Hội doanh nghiệp tỉnh và Câu lạc bộ doanh nhân nữ tạo việc làm mới cho phụ nữ gắn với tổ chức cung ứng lao động nữ. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên và các tổ chức tín dụng để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động nữ. Tổ chức và hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm từ các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video