LHQ thúc đẩy các chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

15/12/2009
Báo cáo xác định những hậu quả của việc phân bổ không công bằng các nguồn lực kinh tế và tài chính giữa phụ nữ và nam giới

(LHQ, New York, 26 /10) – Sự thay đổi trật tự căn bản về vị trí của phụ nữ trong giới kinh tế đã từ lâu là điều cần thiết và trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay, LHQ phản ánh vấn đề này trong “Khảo sát thế giới về vai trò của phụ nữ trong phát triển”, được Ban các Vấn đề Kinh tế & Xã hội của LHQ ấn hành 5 năm một lần.

 

Khảo sát năm 2009 về chủ đề “Sự kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn lực kinh tế và tiếp cận đối với các nguồn lực tài chính, bao gồm cả tài chính vi mô” đưa ra luận cứ rằng tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các nguồn lực tạo nên những tác động mạnh mẽ gấp bội đối với một loạt các mục tiêu phát triển, bao gồm xóa đói giảm nghèo, phúc lợi trẻ em và tăng trưởng kinh tế.

 

“Những phản ứng thích hợp đối với sự phân biệt đối xử về giới sẽ tạo điều kiện đạt được bình đẳng giới và tạo quyền năng cho phụ nữ đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng lâu dài”, Phó Tổng Thư ký các Vấn đề kinh tế Sha Zukang nói.

 

Những bất bình đẳng kéo dài trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế và tài chính đã đặt phụ nữ ở vị trí bất lợi so với nam giới trong phát triển kinh tế. Mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động tăng lên, nhưng phụ nữ luôn có đại diện một cách không tương xứng trong khu vực không chính thức với công việc thường bấp bênh, không ổn định, được trả lương ít, và không được bảo vệ bởi luật pháp về lao động hoặc bảo trợ xã hội. Lương của phụ nữ, theo Liên đoàn Lao động Quốc tế, ít hơn nam giới 16,5%. Sự bất bình đẳng dai dẳng trong chia sẻ công việc không được trả công giữa nam và nữ, bao gồm cả công việc chăm sóc, gây ảnh hưởng tới những lựa chọn của phụ nữ trên thị trường lao động.

 

Tiếp cận với các dịch vụ tài chính cần thiết

 

Phụ nữ cũng đòi hỏi sự tiếp cận đối với hàng loạt các dịch vụ tài chính – bao gồm tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển tiền, tín dụng – nhằm cho phép họ được hưởng lợi đầy đủ từ các cơ hội kinh tế. Nhiều phụ nữ bị loại ra khỏi khu vực tài chính chính thức, do yêu cầu về thế chấp và những rủi ro liên quan đến việc vay tiền. Các tổ chức tài chính vi mô, hoạt động nổi lên để ứng phó với sự thất bại của hệ thống tài chính chính thức trong việc tiếp cận với người nghèo. Họ đã thành công trong việc tiếp cận tới đối tượng phụ nữ, đặc biệt bởi vì các tổ chức này đã giải quyết cụ thể được những vướng mắc mà phụ nữ gặp phải. Mặc dù vậy, khảo sát này cho thấy không có sự đồng thuận về tác động của tài chính vi mô đối với việc tạo quyền năng cho phụ nữ. Tài chính vi mô đã thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nữ trong tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Khảo sát này cũng chỉ ra những rủi ro ngày càng nhiều đối với sự tiếp cận của phụ nữ với tài chính trong thương mại hóa tài chính vi mô tăng lên.

 

Chiến lược sinh kế của phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới đòi hỏi sự tiếp cận với hàng loạt các nguồn lực sản xuất. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong tiếp cận với đất đai, nhà ở và sở hữu cũng như trong cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và công nghệ cần thiết tạo điều kiện cho họ sử dụng hiệu quả các nguồn lực này. Và việc thiếu tiếp cận với các nguồn lực tài chính có được qua bảo trợ xã hội, nhiều phụ nữ trên thế giới không có khả năng bảo hiểm cho họ khỏi những phát sinh do tuổi già, sức khỏe yếu, sự tàn tật, thất nghiệp và các khủng hoảng khác trong cuộc sống.

 

Khảo sát nhấn mạnh rằng, thậm chí khi các quyền kinh tế cho phụ nữ có tồn tại thì các quyền đó có thể không được thực thi hoặc phụ nữ khó có thể đòi hỏi các quyền đó do những chuẩn mực và thông lệ về văn hóa – xã hội. Cần có những nỗ lực để hệ thống tòa án dễ tiếp cận hơn và đáp ứng tốt hơn với phụ nữ và cần có hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ muốn đòi quyền của họ.

 

Những phân tích kinh tế vĩ mô đã không giải quyết đầy đủ những cản trở mang tính cơ cấu đối với việc tạo quyền năng kinh tế cho phụ nữ và đã thất bại trong việc xây dựng và phát huy vốn con người của phụ nữ. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế. Khảo sát nêu mối lo ngại về sự sao lãng của các chính sách kinh tế vĩ mô trong việc phân bổ không công bằng giữa nam và nữ về công việc được trả công và không được trả công.

 

Khảo sát nhấn mạnh tới nhu cầu phải có các chiến lược tăng trưởng tập trung vào xúc tiến việc làm có trách nhiệm giới, dựa trên cơ sở tính phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển kinh tế và xã hội, và sự công nhận rằng lao động được ‘tạo ra’ chủ yếu bởi công việc không được trả công của phụ nữ, những người được mong đợi chịu trách nhiệm trước hết việc nuôi dưỡng và duy trì lực lượng lao động. Các chiến lược tăng trưởng kinh tế nên chú ý tới nền kinh tế thực chất, xem xét tổng khối lượng hoạt động kinh tế – sản xuất và tái sản xuất, được trả công và không được trả công, chính thức và phi chính thức và bao hàm cả các mục tiêu xã hội cũng như kinh tế.

 

Phụ nữ thiếu vắng trong khâu ra quyết định

 

Khảo sát chỉ ra mối lo ngại rằng sự vắng mặt của phụ nữ trong các cơ quan ra quyết định chủ chốt ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực cả trong khu vực công và tư, mặc dù có bằng chứng về những tác động tích cực của đại diện phụ nữ trong việc ra quyết định. Cần thúc đẩy hơn nữa sự đại diện bình đẳng của phụ nữ ở vị trí ra quyết định trong mọi lĩnh vực gồm cả ở cấp cao nhất trong các bộ của chính phủ, các tổ chức quốc tế, hội đồng quản trị các công ty và khu vực ngân hàng.

 

Việc xem xét lại các chiến lược tăng trưởng kinh tế và tăng cường sự chú ý tới việc tạo quyền năng kinh tế cho phụ nữ thậm chí trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay. Tác động của khủng hoảng có thể làm cho những thách thức mà phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới gặp phải trầm trọng thêm và làm giảm các nguồn lực cho bình đẳng giới. Các gói kích cầu nên hướng tới các cơ hội bình đẳng về việc làm và tới cơ sở hạ tầng cả về xã hội và vật chất. Lập kế hoạch ngân sách có trách nhiệm giới được đòi hỏi là đảm bảo mức độ kinh phí tài trợ phù hợp đủ cho bình đẳng giới và tạo quyền năng cho phụ nữ nhằm đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng.

 

(Nguồn: Liên Hợp Quốc)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video