Mô hình hoạt động Hội

13/12/2017
- Kon Tum: Tổ Phụ nữ liên kết nuôi, thu mua cá
- Phú Yên: Mô hình “Cho đi là còn mãi”

Kon Tum: Tổ Phụ nữ liên kết nuôi, thu mua cá

Trên cơ sở nhóm phụ nữ nuôi, thu mua cá ở thôn 5, xã Hà Mòn hình thành từ năm 2015, Hội LHPN huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã hỗ trợ các chị em trong nhóm thành lập thành Tổ Liên kết nuôi, thu mua cá. Tổ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2017, bước đầu hình thức sản xuất này đã mang lại hiệu quả, tạo công việc ổn định, giúp chị em trong tổ cải thiện kinh tế gia đình.

Tham gia mô hình này, chị em trong tổ tự nuôi cá và đến kì thu hoạch, tổ trưởng sẽ đứng ra thu mua cá của chị em và thu mua thêm cá bên ngoài về chia lại cho thành viên trong tổ mang ra chợ bán. Ban đầu tổ  chỉ có 3 chị em tham gia với ý tưởng làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình. Chị Nguyễn Thị Hương, tổ trưởng tổ liên kết chia sẻ: Lúc đầu chị em chưa hiểu về cách làm cũng như không có vốn nên e ngại, không tham gia. Được sự tuyên truyền của Hội Phụ nữ và khi thấy chị em trong tổ làm ăn có hiệu quả, dần dần chị em đã mạnh dạn tham gia mô hình. Hiện, tổ liên kết đã có 11 hội viên, trong đó có 5 chị tự nuôi, bán và cũng ra chợ bán luôn”.

Chị em trong tổ thường xuyên hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm với nhau trong quá trình chọn giống, mua thức ăn, nuôi và chăm sóc cá để đảm bảo cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn. Đồng thời, các thành viên trong tổ cùng nhau giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Điều này đã giúp giá của sản phẩm giữ vững và thống nhất nên chị em không bị lo lắng sợ người bán đắt, người bán rẻ, đồng thời hiệu quả kinh tế cũng cao hơn. Bà Nguyễn Thị Thúy, thành viên trong tổ phấn khởi: “Tham gia tổ liên kết, chị em chúng tôi được học hỏi lẫn nhau, đúc rút ra những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi. Khi tham gia mô hình này, kinh tế của chúng tôi được cải thiện rõ rệt, chị em rất yên tâm và hào hứng”.

Ngoài thu nhập từ việc nuôi cá, bình quân mỗi thành viên tham gia tổ liên kết thu nhập thêm khoảng 200.000đ một ngày từ việc bán cá. Với hiệu quả kinh tế bước đầu, chị em trong tổ mong muốn phát triển mô hình với quy mô lớn hơn, hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả hơn để giúp thêm nhiều chị em phụ nữ cải thiện kinh tế gia đình. Bà Đỗ Thị Thúy Hường nói, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đăk Hà cho biết: Hội sẽ tiếp tục tổ chức lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, khoa học kỹ thuật cho chị em trong tổ; đồng thời bổi dưỡng nghiệp vụ về quản lý tổ liên kết cho chị em để có thể nâng lên một bước nữa thành hợp tác xã.

Phú Yên: Mô hình “Cho đi là còn mãi”

Chi hội phụ nữ Triêm Đức 2, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên có 335 phụ nữ từ 18 trở lên, trong đó có 201 hội viên. Là chi hội thuộc xã thuần nông, đời sống của bà con nhân dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 55 %,trong đó nhiều hộ nghèo do già yếu neo đơn, bệnh tật rất cần sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng.

Mô hình “Cho đi là còn mãi” được Chi hội phụ nữ Triêm Đức 2 thành lập từ tháng 3/2017 với mong muốn khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong hội viên, phụ nữ nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những hộ phụ nữ nghèo, già yếu, neo đơn, bệnh tật trên địa bàn thôn để động viên, chia sẻ giúp họ vơi bớt những khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.

Lúc mới ra mắt mô hình có 20 thành viên, đến nay đã thu hút 35 thành viên tham gia, ngoài ra còn 

 Ảnh minh họa

 Mô hình "Cho đi là còn mãi"

 thu hút nhiều người tham gia đóng góp ủng hộ. Định kỳ, cứ vào ngày 12 hàng tháng, chị em tham gia mô hình tập trung tại nhà văn hóa thôn tổ chức sinh hoạt Hội, đồng thời tự nguyện đóng góp, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn trong thôn, với hình thức là ai có thứ gì góp thứ ấy, mỗi chị một ít như trao tặng tiền, gạo, quần áo, sách vở, đồ dùng trong nhà mà mình không dùng. Đến nay đã có 09 hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài thôn được giúp với tổng số tiền, quà trị giá 6.850.000 đồng.

Bà Bùi Thị Hằng 33 tuổi, thôn Triêm Đức 2 chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, bản thân thường xuyên đau ốm, được chi hội phụ nữ tặng 3.600.000đ, tôi có điều kiện để điều trị bệnh, cố gắng làm ăn dần ổn định cuộc sống.

Hay bà Huỳnh Thị Canh, già yếu đơn thân không có người nuôi dưỡng bị tai nạn, chị em trong mô hình “Cho đi là còn mãi” đã đến thăm, chăm sóc, giúp đỡ bà. Đến nay mô hình đã giúp cho bà300.000đ và 35 kg gạo để động viên, an ủi bà trong cuộc sống.

Chị Mạnh Thị Xuân Sang, chi hội trưởng thôn Triêm Đức 2 tâm sự: “Việc trao tặng những món quà mặc dù nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này sẽ phần nào sẻ chia nỗi bất hạnh, giúp những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Kon Tum, Hội PN X Quang 2

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video