Mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác của Hội Phụ nữ

23/10/2014
Hiên nay, các cấp Hội LHPN đã và đang tổ chức một số mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác với những hoạt động phù hợp với phụ nữ, góp phần hỗ trợ tạo việc làm cho chị em phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Hội LHPN tỉnh Quảng Trị: Mô hình Tổ hợp tác làm bánh đa

Thực hiện đề án 295 “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2015; nhằm chia sẻ mô hình thí điểm tạo việc làm tại chỗ cho hội viên, phụ nữ sau học nghề do Hội đầu tư triển khai tại địa phương, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị sơ kết, giới thiệu mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi Thành Đạt (tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh) và mô hình Tổ hợp tác bánh đa Phương Lang (xã Hải Ba, huyện Hải Lăng). Tham dự Hội nghị có các đại biểu đại diện cho các ban, nghành đoàn thể và hơn 100 hội viên phụ nữ tham gia. Theo đó, trước đây, chị em làm nghề bánh đa thường sản xuất, quản lý theo hộ cá thể và theo nhóm hộ, chủ yếu bằng thủ công, chưa được đầu tư máy móc hỗ trợ nên sản phẩm làm ra còn ít và gặp nhiều khó khăn trong việc phơi, sấy sản phẩm nhất là vào mùa đông. Do sự liên kết còn lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc, cam kết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau và với các đối tác bên ngoài trong việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào cũng như trong quy trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nênsản phẩm chủ yếu do các hộ gia đình bán lẻ, bán buôn tại các chợ địa phương trong xã, trong huyện hoặc tỉnhnhưng do sản phẩm làm thủ công nên mức tiêu thụ chỉ ở mức trung bình (khoảng 2000-3000 sản phẩm/ ngày). Năm 2014,từ kinh phí Đề án 295 của địa phương, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ cho các thành viên tham gia học nghề chế biến món ăn trong đó tập trung nâng cao tay nghề sản xuất bánh đa. Tổ hợp tác sản xuất bánh đa Phương Lang giúp chị em tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tế tập thể, quản lý sản xuất và hạch toán kinh doanh tập trung,sản phẩm làm ra do tổ quản lý và tiêu thụ. Mô hình sản xuât bánh đa giải quyết việc làm ổn định cho 30 lao động nữ, sản xuất mang tính kết nối trong và ngoài mô hình, tạo ra chuỗi giá trị có hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần cùng với địa phươnghoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới hoạt động của tổ hợp tác này sẽ được nhân rộng trong toàn tỉnh.

Hội LHPN Thanh Hóa: xây dựng 3 mô hình điểm HTX

Từ đầu năm 2014, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch và triển khai xây dựng 03 mô hình điểm Hợp tác xã tại 3 huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành và Triệu Sơn nhằm tạo công ăn việc làm tại chỗ ổn định lâu dài, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi thành viên; thay đổi cách nghĩ, cách làm trong tiềm thức của người dân nói chung, phụ nhữ nói riêng.

Đến nay, mô hình HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Xuân Quỳnh có 31 thành viên tham gia với tổng số vốn là 328.350.000đ, mỗi hộ thành viên HTX chăn nuôi bình quân 200 con gà, ngan, chim bồ câu, ước tính mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 20.000 đến 30.000 con gia cầm, đem thu nhập bình quân 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/ tháng cho mỗi thành viên HTX. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thành Hưng có 25 chị tham gia là thành viên HTX với tổng kinh phí là 380.650.000đ, đã mua một máy cày phục vụ cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ và tập huấn KHKT cho các thành viên HTX.Hợp tác xã sản xuất chổi đót cao cấp Thọ Sơn có 30 thành viên tham gia với mức thunhập bình quân của thành viên đạt từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/ tháng. Việc xây dựng thành công 03 mô hình HTX đã góp phần đổi mới tổ chức sản xuất,phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động địa phương, đảm bảo hoạt động theo đúng luật HTX và các quy định pháp luật liên quan, hoạt động đúng hướng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Thu Hòa, Phạm Thúy

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video