Mô hình nâng cao năng lực của phụ nữ tham gia kinh tế tập thể ở Bắc Kạn

06/11/2014
Từ năm 2013, Hội LHPN Việt Nam đã xác định hỗ trợ thành lập các HTX là một trong những giải pháp để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các hình thức kinh tế tập thể, góp phần cùng địa phương xây dựng Nông thôn mới.

Là tỉnh có tỉ lệ nghèo cao trong số các tỉnh miền núi phía Bắc, Hội LHPN Bắc Kạn đã tích cực vận động hội viên phụ nữ liên kết hợp tác để SXKD nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở phát huy thế mạnh sản phẩm địa phương từ cây rong, riềng và gạo bào thai, HTX 20/10 sản xuất bún ở xã Nông Hạ, huyện Chợ Mớiđã ra đời.

Việc thay đổi nhận thức, cách làm mới đối với đồng bằng đã khó nhưng với vùng quê ngheò miền núi lại càng khó trăm bề, chính vì vậy, vừa làm vừa tháo gỡ là phương châm của Hội Phụ nữ các cấp khi hỗ trợ chị em liên kết nhau lại để thành lập HTX.

Hợp tác xã 20/10được thành lập vào ngày 15/10/2013 với 7 thành viên sáng lập trong đó có 2 thành viên thuộc hộ cận nghèo; mỗi thành viên góp vốn ban đầu là 5triệu đồngđể xây dựng nhà xưởng,mua sắmmột số vật dụng cần thiết cho việc sản xuất chế biến bún. Ban quản trị HTX đã vận động anh Chu Cập Hoan - một thành viên trong HTX cho mượn mặt bằng xây dựng nhà xưởng để lắp đặt máy móc sản xuất bún. 

Các thành viên trong HTX tranh thủ các cơ hội được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực của TW, tỉnh, huyện đã năng động xây dựng mạng lưới tiêu thụ của HTX qua các đại lý tại một số tỉnh như Điện Biên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và trưng bày tại quầy giới thiệu sản phẩm của TTDạy nghề tỉnh Hội. HTX đã giải quyết việc làm cho 7 lao động trực tiếp sản xuất, 10 lao động tham gia khâu tiêu thụ sản phẩm, 13 lao động thời vụ nhận bún tươi vềdỡ tại nhà và phơi thành phẩm giao lại cho HTX. Với bộ trang thiết bị được đầu tư từ Đề án 295 của TW Hội LHPN Việt Nam, công suất máy sản xuất của HTX đã đạt được 50 -100kg bún/ngày, sản xuất được 1,5-2 tấn/tháng và thực hiện dịch vụ ép thuê cho nhân dân trong vùng,mang lại thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng và 1- 1,5 triệu đồng /lao động thời vụ/tháng.

Để tăng nguồn thu, HTX đã mở rộng phát triển đa ngành nghề, xin hỗ trợ mô hình chăn nuôi 50 con lợn giống và 50% thức ăn từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn với số tiền 125triệu đồng đồng thời vận động Chị Nguyễn Thị Tư, thành viên HTX cho mượn 4 khoang chuồng để chăn nuôi lợn. Với sự đoàn kết, thống nhất, hợp tác của tất cả các thành viên, HTX đã dần tháo gỡ nhữngkhó khăn ban đầu và từng bước đi vào sản xuất ổn định.

Thời gian tới, HTX có kế hoạch đưa sản phẩm bún khô về Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký thương hiệu, lô gô, mã số, mã vạch, thiết kế mẫu mã bao bì đủ tiêu chuẩn, từ đó đưa sản phẩm vào siêu thị và xuất khẩu. Sản phẩm bún khô của HTX đã được nhận “Huy chương vàng Hàng Việt Nam chất lượng cao” và được công nhận là “Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng và môi trường xanh bền vững” của Liên hiệp các Hội KHCNVN và Hội KHCN lương thực, thực phẩm Việt Nam ngày 24/6/2014. Hiện HTX đang đào tạo thêm 23 lao động để có thể sản xuất bún miến tại chỗ; đồng thời có kế hoạch mở rộng sản xuất để thu hút thêm lao động.

Ban Kinh tế- TW Hội

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video