Mô hình phát triển kinh tế hiệu quả

04/10/2017
- Lâm Đồng: Phát triển kinh tế từ cây dâu, con tằm
- Bình Định: Trồng rau ngót sạch cho thu nhập khá

Lâm Đồng: Phát triển kinh tế từ cây dâu, con tằm

Nghề trồng dâu nuôi tằm không nhàn nhưng mang lại thu nhập cao cho người lao động, trong đó chủ yếu là phụ nữ. Chính vì vậy, Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng đã chủ động thành lập nhiều tổ phụ nữ nuôi tằm để tập hợp, liên kết,hỗ trợ chị em duy trì, phát triển nghề truyền thống, cải thiện nâng cao thu nhập đồng thời qua đó vận động chị em tham gia tổ chức Hội. Thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà tuy chỉ có 17 hộ gia đình nuôi tằm nhưng diện tích trồng dâu đạt 45 ha. Các thành viên tham gia mô hình tổ hợp tác nuôi tằm đã được trang bịkỹ thuật để nâng cao sản lượng và chất lượng kén, giảm công chăm sóc. Bên cạnh đó, các chị cũng được hỗ trợ về vốn, giúp nhau đổi công để tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất. Sau khi tham gia mô hình tổ nuôi tằm, thu nhập của chị em đã tăng từ 3 triệu lên 4 đến 5 triệu đồng/tháng… Tổ nuôi tằm ở tổ dân phố 15 thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy chỉ mới hoạt động được 2 năm nhưng tổ đã phát huy được vai trò của các thành viên trong việc đổi công, hùn vốn mua phân bón, thuốc trừ sâu;giúp nhau trao đổi ngày công lao động hỗ trợ nhau làm cỏ, hái dâu, phun thuốc... mang lại thu nhập tăng rõ rệt cho chị em, được chị em đồng tình, hưởng ứng. Được biết, từi những mô hình thiết thực mang lại hiệu quả cao, Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng đã thu hút trên 163 ngàn hội viên tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế hộ gia đình, nuôi dạy con tốt, phòng chống tệ nạn xã hội góp phần cùngđịa phương hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Bình Định: Trồng rau ngót sạch cho thu nhập khá

Mô hình trồng rau ngót sạch của chị Nguyễn Thị Hoa, hội viên phụ nữ thôn Hưng Nghĩa, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những mô hình trồng rau an toàn cho thu nhập khá, tiêu biểu trên địa bàn xã Phước Nghĩa hiện nay. Chị Hoa cho biết: trước đây,mảnh vườn nhà chị thường trồng các loại bí, bầu, tía tô, rau muống, … nhưng đều không đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Kinh tế gia đình chịkhó khăn, cả nhà chỉ dựa vào mấy sào ruộng và thu nhập ít ỏi từ bán rau lẻ ngoài chợ. Học hỏi được từ sách báo, tivi về những triệu phú làm giàu từ trồng rau ngót, vợ chồng chị bàn bạc nhau chuyển đổi cây trồng.Năm 2015, được sự hỗ trợ của Hội LHPN xã, vợ chồng chị Hoa đã chuyển toàn bộ diện tích hơn 2.000m2 đất vườn sang trồng cây rau ngót. Anh chị cũng tìm hiểu kỹ và chọn mua loại giống rau ngótbản lá dày, xanh đậm ăn có vị ngon, giòn.Chị Hoa cho biết: rau ngót là loại cây dễ trồng, thu hoạch quanh năm, ít khi bị sâu bệnh, hầu như không phải phun thuốc trừ sâu nên là loại rau xanh rất an toàn đối với người tiêu dùng; giá bán cũng ổn định, mà người dân rất ưa chuộng bởi rau tính lành, mát và được canh tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ khi chuyển sang trồng rau ngót, nhà chị thu hoạch đều đặn mỗi ngày trên 300 bó, với giá bán từ 1.400-2.000đồng/bó, bình quân mỗi ngày chị kiếm được từ 300.000 - 450.000 đồng.Rau ngót sau khi cắt khoảng 1 tháng là cho thu hoạch lại, nên hiện giờ vườn nhà chị lúc nào cũng có rau bán, không những thế thương lái còn đến tận vườn thu mua rau, nhiều hộ dân ở xã cũng đến học hỏi kinh nghiệm.Bên cạnh thu nhập từ vườn rau ngót, chị Hoa còn nuôi thêm bò, heo, gà và buôn bán nhỏ ngoài chợ để nâng cao thu nhập, bình quân mỗi năm sau khi trừ hết các khoản chi phí, gia đình chị thu được trên 60 triệu đồng. Giờ đây, không chỉ xây được nhà ở kiên cố khang trang, nuôi con đang học đại học và mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt mà vợ chồng chị còn có của ăn của để.Bà Lê Thị Loan, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, mô hình nàylà một cách làm thiết thực, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa phát huy vai trò của phụ nữ trong cung cấp, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Trong thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ phát triển mô hình nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên, góp phần vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. 

Diệu Thuần - Thu Hằng (Tuy Phước)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video