Mối nguy rác thải nhựa

09/12/2020
Chưa bao giờ các vùng ven biển lại đứng trước nhiều đe dọa, thách thức như lúc này. Không chỉ là những đợt đe dọa của mưa lũ, bão lớn, triều cường… mà còn cả vấn đề các thảm họa môi trường tác động trực tiếp đến sự sinh tồn của hàng triệu cư dân ven biển.
Nghề trồng và sản xuất chè mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình xã Tân Cương

Một nghiên cứu mới được công bố tháng 7/2020 cho biết, nếu các công ty và Chính phủ không giảm mạnh sản xuất nhựa, lượng rác thải nhựa chảy vào đại dương và giết chết sinh vật biển có thể tăng gấp 3 trong 20 năm tới.

Những cảnh báo đó thực ra không mới bởi trước đó, nhận thức được vai trò trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu; trong đó, một vấn đề nhức nhối lâu nay đang được nhiều quốc gia lên tiếng là rác thải nhựa đại dương. Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm của LHQ, đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương.

Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường LHQ của Chương trình Môi trường LHQ về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Canada, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển.

Tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa biển đến năm 2030. Trong đó, đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương và thu gom 100% dụng cụ đánh bắt bị thất lạc hoặc thải bỏ và xóa bỏ tình trạng xả thải trực tiếp các dụng cụ đánh bắt ra biển.

Nhiều địa phương cũng đã có các chương trình thiết thực cùng Chính phủ thực hiện quyết tâm giảm rác thải nhựa. Quảng Ngãi có Kế hoạch quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 70% Khu bảo tồn biển Lý Sơn không còn rác thải nhựa…

Các số liệu nghiên cứu cho thấy, hơn 50% dân số sinh sống ở khu vực ven biển sẽ chịu tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu nói chung và nước biển dâng nói riêng. Ở Việt Nam, hơn 400 đô thị vùng duyên hải sẽ chịu ảnh hưởng, trong đó hơn 100 đô thị sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa lâu dài này. Với những gì đang diễn ra tại khu vực các tỉnh miền Trung cho thấy, ngoài những tác động của thiên nhiên, còn rất nhiều mối lo khác do chính con người gây ra trong phát triển khu vực này - trong đó, ô nhiễm rác thải đại dương là mối nguy lớn nhất.

Biển đem lại tôm cá, là nơi sinh kế cho bao thế hệ người dân miền biển. Mỗi một hành động giữ sạch biển, dưỡng biển hôm nay, chính là cách thiết thực để trả ơn thiên nhiên, để con người và biển cả luôn sống trong mối giao hòa, gần gũi.

Với nhận thức như thế, chúng ta cần cùng hành động ngay từ bây giờ để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa lớn lao nhằm đảm bảo các thế hệ người dân Việt Nam và toàn cầu sẽ được hưởng môi trường sống trong lành, an toàn và bền vững; để từng thước đất của Tổ quốc, mỗi ki-lô-mét vuông bờ biển, đại dương của toàn nhân loại không còn bóng dáng của rác thải nhựa, để cảnh quan sinh thái được bảo vệ trường tồn...

moitruong24h

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video